TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Hội thảo: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp

(P.TS&TT- Văn Lang, 20/03/2021) - Ngày 20/03/2021, tại phòng A11.04 – Đại học Văn Lang (CS3) đã diễn ra buổi tọa đàm về chủ đề "Kĩ năng quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp".

Buổi tọa đàm diễn ra thành công tốt đẹp với chia sẻ cởi mở từ anh Minh Đức về tầm quan trọng của tài chính cá nhân trong cuộc sống hiện nay cũng như những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, tích lũy tài sản.

vlu ky nangpquan li tai chinh aTọa đàm về chủ đề "Kĩ năng quản lý tài chính cá nhân và khởi nghiệp" với  sự góp mặt của anh Minh Đức – trainer của Học viện tài chính BEE và anh Trọng Tiễn – CEO của chuỗi cà phê Coffee Bike

“Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?” – đây là một câu hỏi lớn của các bạn trẻ ở thời điểm hiện tại.

“Việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ giảm thiểu được áp lực tài chính trong cuộc sống” – Anh Minh Đức giải đáp.

“Vậy làm sao để có thể chi tiêu hợp lí và có phần tiết kiệm cho riêng mình?” – ở phần này anh Đức đã chia sẻ về nguyên tắc 50/20/30.

  • 50% sẽ dùng cho các chi phí thiết yếu (chi phí ăn, ở, đi lại,…)

Nói một cách rõ ràng, chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.

“Hãy cố gắng để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% số tiền bạn có hàng tháng” – là lời khuyên của anh Đức dành cho các bạn sinh viên.

  • 20% sẽ dùng cho mục tiêu tài chính.

Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã ổn định và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.

Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu.

  • 30% sẽ dùng cho chi tiêu cá nhân (du lịch, mua sắm, giải trí,…)

Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu.

Tuy nhiên quy tắc 50/20/30 này không thể áp dụng một cách hoàn hảo cho mọi người trong mọi trường hợp mà chúng chỉ hướng dẫn để bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt cho quỹ ngân sách của mình.

Bên cạnh đó, anh Đức cũng đã chia sẻ về các kênh đầu tư an toàn và hiệu quả hiện nay như Forex ở sàn Windsor Brokers, hoặc các mã chứng khoán uy tín,…

Khởi nghiệp cũng là một đề tài chưa bao giờ hết sốt. “Làm sao để khởi nghiệp?”, “Vốn lấy từ đâu?”, “Làm sao để huy động vốn?”,…

Kết hợp giữa quản lí tài chính cá nhân, anh Hoàng Tiễn đã nhấn mạnh: “Nếu bạn không quản lí tốt tài chính cá nhân, bạn sẽ không thể quản lí tốt dòng tiền của doanh nghiệp”. Từ đây anh khái quát về khái niệm Khởi nghiệp, định nghĩa đúng của Khởi nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong dự án cá nhân và đã hướng dẫn nhiều bạn sinh viên thành công trong các lĩnh vực. Anh Tiễn chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên, anh liên tục giao lưu với các bạn sinh viên, tìm hiểu về mong muốn và đưa ra rất nhiều lời khuyên bổ ích cho các bạn.

Một bạn sinh viên đã đặt câu hỏi về ý tưởng khởi nghiệp của bạn: “Thị trường cà phê Việt Nam đang dần trở nên bão hoà, các xe cà phê ngày càng nhiều, chất lượng cà phê ngày càng biến đổi, vậy em là một người con gốc Tây Nguyên, em muốn tương lai sẽ có một thương hiệu cà phê riêng cho mình, vậy em nên làm gì để có thể có điểm sáng cho riêng mình? Nếu em làm về cà phê, là một thứ đã có sẵn, thì có gọi là khởi nghiệp không ạ?”.

“Khởi nghiệp là gì? Chúng ta bắt đầu từ định nghĩa của “startup” - là một cái gì đó mới trong thị trường chưa hề tồn tại và bạn nhận thấy được nó sẽ rất có tiềm năng ở tương lai. Đó là “startup”, về đến Việt Nam, mọi người gọi là khởi nghiệp, lâu dần, mọi người định nghĩa thành cái gì được bắt đầu do chính bạn là khởi nghiệp. Đúng, không hề sai. Vậy nên em có thể gọi dự án của em là “lập nghiệp” cho dễ hình dung. Còn về em làm gì để có “Điểm bán hàng độc nhất” (USP – Unique Selling Point) đó là ở bản thân em, em muốn làm về gì, em cũng phải hiểu về nó, em phải tìm hiểu xem thị trường hiện tại đang thiếu gì, hoặc điểm gì mà các đối thủ của em không có, và em phải nghĩ xem giá trị em muốn mang lại cho khách hàng là gì – đó sẽ là điểm sang của em.” – Hoàng Tiễn. Anh Tiễn còn động viên sinh viên: “Anh cũng khởi nghiệp bằng cà phê, biết đâu sau này em với anh lại là đối thủ cạnh tranh. Cố lên em nhé!” 

Những chia sẻ đầy thú vị và cách truyền tải gần gũi đã giúp các bạn sinh viên có thêm rất nhiều kiến thức về quản lí tài chính cá nhân và khởi nghiệp.

vlu ky nangpquan li tai chinh b


Bài và hình: Yến Nhi
Sinh viên năm tư Khoa Thương mại


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag