TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • GS Ngô Bảo Châu là 1 trong 15 nhà khoa học của nhiều quốc gia được bầu làm viện sĩ liên kết tại của Viện Hàn lâm khoa học Pháp.

    Buổi ra mắt 15 thành viên mới được Viện hàn lâm khoa học Pháp tổ chức vào ngày 20/6 vừa qua.

    GS Ngô Bảo Châu trở thành viện sĩ liên kết của Viện Hàn lâm khoa học Pháp trong cuộc bầu chọn từ năm 2015. Đến tháng 3/2016, kết quả bầu chọn này được Chính phủ Pháp thông qua.

    gs ngo bao chauGS Ngô Bảo Châu trong buổi ra mắt lúc 15h (theo giờ Pháp) ngày 20/6 tại các thành viên viện sĩ liên kết mới của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

    Trên website chính thức của Viện Pháp, GS Ngô Bảo Châu được ghi là thành viên của viện này từ 17/11/2015.

    Vào năm 2012, GS Ngô Bảo Châu cũng được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ.

    Thông cáo báo chí của sự kiện ra mắt 15 thành viên mới đăng trên website của viện cho biết, theo quy định, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp có tối đa 150 thành viên là viện sĩ liên kết được chọn từ những học giả nước ngoài nổi bật.

    Các viện sĩ liên kết được mời sẽ được mời tham gia các nhiệm vụ nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

    Hiện tại, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp có 258 viện sĩ, 128 viện sĩ liên kết và 83 viện sĩ thông tấn.

    Viện Hàn lâm Khoa học Pháp được thành lập năm 1666 là một trong những viên hàn lâm khoa học lâu đời nhất của nước Pháp.

    Vào năm 1995, cố GS Bùi Huy Đường là viện sĩ người Việt đầu tiên trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp nhờ những thành tích vượt bậc trong ngành cơ học chất rắn.

    Hiện nay, GS Ngô Bảo Châu là thành viên gốc Việt duy nhất của viện.

    Trích diễn từ của GS Ngô Bảo Châu tại Viện hàn lâm khoa học Pháp
    "Đối với tôi hình như từ thời xa xưa cho tới nay, nhà toán học luôn đi tìm mối quan hệ khi thì chắc chắn và sáng sủa, khi thì mong manh và bí ẩn giữa thế giới các con số và thế giới hình thể. Hai thế giới này không ngừng tỏa sáng và đồng thời khai sáng chúng ta" - GS Ngô Bảo Châu
    Theo Thanh Niên

     Lê Văn (Theo Vietnamnet)

  • poster

    Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM (ITP) cùng Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ chức khóa đào tạo “Digital Marketing cho Startups - Chuyên đề Growth Hacking 101” tại Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp Thành phố thuộc Sở Công Thương Tp.HCM.

    Với kinh nghiệm từ Workshop “Essentials for Marketing Your Mobile App”, ITP và BSA quyết định tổ chức khóa đào tạo này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tham dự nói riêng và cộng đồng khởi nghiệp nói chung.

    Khóa đào tạo với chuyên đề về Growth Hacking 101 thuộc chuỗi chuyên đề đào tạo về “Digital Marketing cho Startups” hoàn toàn phù hợp cho các công ty Khởi nghiệp chuyên về sản phẩm công nghệ và quan tâm đến việc chi phí thấp trong Marketing. Qua đó, học viên sẽ chủ động trau dồi kiến thức nền tảng thiết yếu về Marketing và những bí quyết tận dụng sức mạnh kĩ thuật số (digital) cho các hoạt động Marketing của mình, tạo ra sự tăng trưởng bền vững và ổn định cho công ty thông qua việc phân tích cũng như nắm bắt rõ thị hiếu cũng như tâm lý khách hàng. Đây cũng chính là mục tiêu xây dựng và thiết kế nên Khóa đào tạo “Digital Marketing cho Startups”.  

    Khoá đào tạo luôn đảm bảo các tiêu chí:
    • Kiến thức thiết yếu tạo nền tảng Marketing cho Khởi nghiệp
    • Các Case Studies Việt Nam luôn được đưa vào bài học
    • Làm bài tập và hướng dẫn trực tiếp trên các trường hợp của công ty Khởi nghiệp

    Thời gian tổ chức: 08g30 - 16g30, ngày 15/7/2017 (Thứ 7)

    Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp Thành phố của Sở Công Thương Tp.HCM (156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1)

    Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

    Tài liệu và nội dung trình bày: Tiếng Việt và Tiếng Anh

    Học phí tham gia: 1.000.000 đ (Một triệu đồng)

    Link đăng ký: https://goo.gl/dd9aRv

    Thanh toán học phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản:

    • Số tài khoản: 112000008506
    • Đơn vị thụ hưởng: Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    • Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài gòn  

    Chính sách ưu đãi cho học viên:

    • Giảm 50% trên giá chính thức (Áp dụng cho thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp của ITP, CLB Sáng tạo Khởi nghiệp (SKC) của BSA và cộng đồng doanh nghiệp của CSED).
    • Giảm 30% trên giá chính thức (Áp dụng cho tất cả đối tượng đăng ký sớm trong khoảng 14 ngày trước diễn ra buổi học).
    • Giảm 10% trên giá chính thức (Áp dụng cho đối tượng khác).
    • Ø Nội dung đào tạo Chuyên đề “Growth Hacking 101”(bao gồm 70% thời lượng lý thuyết và 30% thời lượng thảo luận nhóm và bài tập)

    Chủ đề chính

    Nội dung chi tiết

    The Concept

    • Growth Hacking Definition & Mindset
    • Terminologies

    Growth Hacking Fundamentals

    • Growth Hacking Funnels
    • Ideas & Tactics for every steps of funnels
    • How to make product viral?

    The Website & Campaign

    • Writing selling message
    • Landing page & Lead Generations
    • Paid Media: Facebook & Google

    Process, Testing & Tools

    • A/B Testing
    • Conversion Optimization
    • Analytics & Tracking tools

     Thông tin người liên hệ:

    • Ms. Nguyễn Ngọc Vân Thanh - Phó Trưởng phòng Kinh doanh ITP
    • Điện thoại: 093 408 2303
    • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Với điểm IELTS đạt 8.5 và SAT đạt 1410/1600, Thảo Nguyên trúng tuyển 9 đại học quốc tế, trong đó có 7 trường Mỹ cấp học bổng.

    Nửa đầu năm 2017, Nguyễn Thảo Nguyên, cựu học sinh trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) liên tục nhận thư báo trúng tuyển từ 8 đại học của Mỹ, trong đó có 7 trường cấp học bổng từ 14.000 đến 35.000 USD/năm, như Đại học Northeastern, Massachusetts Amherst hay Beloit; và trường top 2 của Canada - Đại học British Columbia.

    Nuôi ý định du học từ năm lớp 9, Thảo Nguyên xây dựng chiến lược học tập cùng lịch trình tham gia hoạt động ngoại khóa dày đặc. Em sớm đạt 8.5 IELTS với điểm tuyệt đối phần Nghe, Đọc; hoàn thành bài thi SAT với số điểm 1410/1600 và hàng loạt thành tích ngoại khóa, trong đó có giải nhì cuộc thi về ý tưởng Startup toàn cầu tổ chức tại Đức năm 2016.

    nguyen thao nguyen 001Nguyễn Thảo Nguyên trúng tuyển 9 đại học quốc tế. Ảnh: NVCC

    Xuất phát điểm là học sinh không quá nổi trội, không có bất kỳ môn học thế mạnh nào, Thảo Nguyên đặt mục tiêu nâng dần điểm số theo từng học kỳ. "Sẽ không có gì đặc biệt nếu học sinh chỉ dừng lại ở việc duy trì một mức điểm cao nhất định. Bảng điểm tăng dần là cách em thể hiện sự cố gắng", Nguyên nói và nhận định điều này đã giúp em gây ấn tượng với các đại học quốc tế.

    Trong hoạt động ngoại khóa, cô gái sinh năm 1999 cũng không chấp nhận việc mãi mãi là thành viên trong câu lạc bộ nào đó mà muốn ở vị trí cao hơn, có nhiều hoạt động, dự án cá nhân hơn. Chiến thuật này đem lại cho Nguyên nhiều thành tích và vốn sống, nhưng ngược lại cũng là khó khăn trong quá trình nộp hồ sơ xét tuyển đại học của em.

    Đọc phần giới thiệu bản thân dài dằng dặc thành tích, hoạt động từng tham gia, Nguyên tự cảm thấy không có gì nổi bật để được lựa chọn. "Một cô giáo từng nói rằng em làm tốt mọi thứ nhưng không xuất sắc ở bất kỳ lĩnh vực nào. Câu nói thực sự đúng và là bài học quý giá mà em không bao giờ quên", Nguyên kể.

    nguyen thao nguyen 002Với Thảo Nguyên, gia đình là điểm tựa vững chắc giúp em hoàn thành tốt việc học tập. Ảnh: NVCC

    Xác định được điểm yếu đó, Thảo Nguyên rất cân nhắc khi chọn trường. "Việc chọn một số trường trong khoảng 3.000 đại học Mỹ khiến em khủng hoảng. Mặc dù không đặt nặng vấn đề phải vào trường danh giá nhưng em cần nghiên cứu sâu để tìm trường phù hợp với năng lực, nhu cầu học tập của bản thân", Nguyên nói.

    Nữ sinh Hà Nội may mắn khi luôn nhận được sự ủng hộ từ gia đình. "Bố mẹ không bao giờ tạo áp lực cho em, không thúc ép phải chọn một đại học danh giá hay bỏ sở thích cá nhân để vùi đầu vào học", Nguyên chia sẻ.

    Chị Lại Thị Phúc, chuyên viên trường phổ thông liên cấp Olympia, cho biết Nguyên rất hòa đồng, luôn hăng hái trong mọi hoạt động và là học sinh đứng trong top xuất sắc của trường. Nguyên trúng tuyển và giành nhiều học bổng quốc tế nhất của trường trong năm học này.

    Giành học bổng 7 trường của Mỹ nhưng Thảo Nguyên quyết định lựa chọn theo học ngành Kinh doanh (Business) của Đại học British Columbia. Mặc dù không nhận được hỗ trợ tài chính từ đại học này nhưng Nguyên cho rằng em có nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ của mình tại đây.

    "British Columbia có chương trình cho sinh viên từ một kỳ đến một năm đi làm để tốt nghiệp với sẵn một năm kinh nghiệm; có mạng lưới nhà tuyển dụng tiềm năng trên toàn thế giới và rất nhiều cơ hội đi học trao đổi", Nguyên nói.

    Ngoài ngành học trúng tuyển, Nguyên dự định học thêm ngành Giáo dục (Education) để được làm trong lĩnh vực quản lý giáo dục. 

    Dương Tâm (theo Vnexpress.net/)

  • Nếu giới trẻ Sài thành lắng mình trong giọt café đắng, sinh viên thành Vinh mơ màng trong hương vị chè xanh, thì sinh viên Hà thành lại nhâm nhi thời gian bên ly trà đá, trà nóng với 1001 chuyện thường ngày.

    1000 đồng cho một kho tàng chuyện

    Kí túc xá Mễ Trì đêm cuối tuần đông nghịt người. Cả không gian vườn rộng hơn 20m2 được xếp ngay ngắn bởi những dãy bàn ghế nhỏ xinh.

    Không ăn mặc sang trọng, sành điệu như ở các quán cafe wifi. Không lung linh huyền ảo như ở những quán đèn mờ khác. Không dành cho thiếu gia lắm tiền ưa quậy hay các cặp uyên ương ngồi thủ thỉ bên nhau. Họ đến đây mang theo một tâm trạng chung: giải stress cuối tuần.

    Câu chuyện của họ được khơi nguồn từ cốc trà đá (mùa hè) hoặc ly trà nóng (mùa đông) với giá 1000 đồng, sang trọng hơn một chút là có đĩa hạt dưa 3000 đồng. Ba canteen, với gần 100 bộ bàn ghế.

    Chiều tối nào cũng đông người ngồi uống trà. Ngày thường chủ yếu là sinh viên Nhân văn và Tự nhiên. Ngày cuối tuần có thêm sinh viên các trường bạn đến đây tụ họp.

    tra da 001Một quán trà đá vỉa hè trên phố Hàng Vải, Hà Nội.Ảnh: Quang Anh

    Tâm sự chuyện công việc, tình bạn, tình yêu. Bàn luận chuyện tình hình xã hội và thế giới… Tổng hợp “thời sự” trong mọi lĩnh vực của đời sống được “đóng khung” trong ly trà 1000đ.

    Có những sinh viên đã ra trường đang lang thang tìm việc, đến sinh nhật không có tiền tổ chức, lũ bạn kéo nhau góp mỗi người 5000 đồng đến đây uống trà để hát bài Happy Birthday. Sinh nhật không hoa, không quà, chỉ có trà đá, hạt dưa và những câu chuyện được thi nhau kể cười đến vỡ bụng.

    Có người khách lạ sau 20 năm quay lại thăm kí túc xá, đi chiếc xe láng cóng, gọi một cốc trà đá ngồi uống chỉ để ôn lại kỉ niệm xưa. Thấy lũ sinh viên bây giờ vui và mộc mạc quá, anh nhờ chủ quán mời dùm họ một đĩa dưa hấu, nhưng rút cuộc đĩa dưa vẫn nguyên vẹn cho đến khi anh nói lời “nỉ hảo”. Anh bảo: 20 năm qua, đêm nay anh mới được tận hưởng phút giây "thả lỏng tinh thần” bên câu chuyên cười của các em.

    Thế mà, canteen Mễ Trì vẫn không địch được với các quán cóc ở trường ĐH Nông nghiệp I. Các chủ quán ở đây thi nhau mở quán chỉ để bán trà đá (nóng) và nhân trần, có thêm một số loại kẹo để làm mồi và cái điếu cày cho hợp với mác trường Nông nghiệp.

    Ở đây, một cốc trà chỉ giá 500 đồng, trưa cũng như chiều, lúc nào cũng đông khách. “Ngoại thành ít quán cafe, trà đá nhiều và rẻ, lại thoải mái nói chuyện, đọc truyện và làm việc, lại đậm chất sinh viên. Buồn ra ngồi uống trà là lý tưởng nhất”, Nguyễn Văn Tình, sinh viên khoa Môi trường bộc bạch.

    Bà Nguyễn Thị Hiền, một chủ quán nước cho hay: “Một ngày tính ra có đến gần 100 người đến. Tất cả đều là sinh viên. Ngày lễ làm không kịp trở tay. Ngồi đây vừa bán nước vừa nghe sinh viên nói chuyện cũng vui và cũng biết được khối chuyện”.

    Trên địa bàn trường Nông Nghiệp I, tìm đến mỏi cả mắt mới có lấy một quán cafe nhưng chỉ bước chân ra ngõ là cả một dãy quán trà đá (nóng) hiện ra. Đây cũng là nơi lý tưởng cho một số sinh viên ngồi học bài và đọc sách.

    Lang thang đến các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, tất cả đều được đón chào bởi những dãy trà đá bán dọc hai bên vỉa hè.

    Không có bàn chỉ có ghế, nhưng được sinh viên tận hưởng một cách sảng khoái và nhiệt tình. Bạn bè đến kéo nhau ra trà đá ngồi nói chuyện. Nghe tin quê nhà mưa bão ra ngồi trà đá để hoài niệm về dư vị quê hương... Ở đó cũng là một kênh trao đổi thông tin mà bất cứ ai cũng có thể tham gia.

    Chuyện tình bên ly trà đá

    Người ta yêu nhau hẹn cuối tuần vào quán cafe ngồi cho có không gian riêng, còn với Tuấn (ĐH Giao thông vận tải) và Nga (ĐHKHXH&NV) lại hẹn nhau ở canteen Mễ Trì với 2 cốc trà đá và một đĩa hạt dưa.

    2 kẻ ngồi đối diện nhau, cùng cắn hạt dưa và nhìn bọn trẻ con chạy thể dục theo mẹ. Thỉnh thoảng liếc mắt nhìn nhau cùng cười, thấy hạnh phúc chạy dài trong ánh điện phản chiếu. Yêu nhau từ thời cấp 2, nhưng mỗi khi nhìn hai người ở canteen, bạn bè thường tếu: “Hai đứa đang trong quá trình tìm hiểu”.

    tra da via he 3 768x512rà đá vỉa hè- một thức uống rất đỗi quen thuộc, là nét văn hóa bình dị và cổ xưa nhất. Nhưng không phải bất cứ ai cũng nhận ra và cảm nhận được. (flynow.vn)

    Có những đôi đến đây uống trà để thư giãn bằng cách thi nhau ai có nhiều chuyện cười hay nhất và ai cười sảng khoái nhất. Bạn bè đi ngang thấy vậy sà vào cùng góp vui. Tưởng anh chị sẽ xịu mặt xuống vì mất không gian riêng, nhưng lại lấy điện thoại “gọi thêm ít đứa nữa, hôm nay đủ tiền bao trà đá 5 đứa, xem bọn chúng công việc thế nào rồi”.

    Còn anh Nguyễn Văn Cường (cựu SV ĐH Kiến Trúc Hà Nội) và chị Bùi Nguyên Thủy (cựu SV ĐH Kinh tế) dù đã thành vợ chồng nhưng cuối tuần vẫn “xe đạp ơi” tạt vào quán cóc vỉa hè làm một cốc trà đá. Anh bảo: “Thói quen thời sinh viên rồi, không bỏ được. Với lại ngồi đây không gian thoáng, thoải mái lắm. Lại được giải stress với 1001 câu truyện cười của sinh viên”.

    Cũng chẳng biết nên buồn hay nên vui khi ngày lễ 20/10 lại có nhiều đôi yêu nhau hẹn vào quán cóc ngồi uống trà đá đến thế. Thậm chí có nhiều nhóm “nữ quái” hội tụ nhau ở đây cùng tổ chức kỷ niệm “ngày lễ của chúng mình”. Cũng chạm ly chan chát, cũng đánh ực một cái, chỉ khác là rượu cay, trà đắng, và không có tiếng đánh “keng” khi chạm cốc.

    “Ngồi trà đá thoải mái, không phải lo thiếu tiền, chẳng ai nợ ai và nhất là cũng chẳng sợ mình bị chọc quê nếu lỡ may áo mình dính chút… nhọ nồi”, Hiền, Cao đẳng Sư phạm nhạc họa Trung ương cười nói.

    Một chiều ngồi quán cóc uống trà đá, chứng kiến những cặp đôi “không làm gì được nhau” bên ly trà, được nghe vô vàn câu chuyện tình của họ, mới hay rằng: tình yêu bên những cốc trà đá mộc mạc và chân thành, vô tư chân chất như chính ở những làng quê mà họ đã sinh ra.

    Chợt nghiệm ra một điều rằng: sinh viên Hà thành gắn liền với trà đá, vui buồn bên ly trà đá. Ở đó không phân biệt đẳng cấp giàu nghèo và cũng không nơi đâu bán chạy trà đá ( trà nóng) bằng Hà Nội City.

      Theo VietNamNet

  • Nếu việc phát hiện ra Sơn Đoòng cho thế giới có thêm một báu vật tuyệt vời của thiên nhiên thì rất nhiều người dân nơi này đã nhờ đó mà thoát cơn bĩ cực

    Không dự án rầm rộ, không xây dựng lòe loẹt nhưng khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng hiện đã cho cộng đồng dân cư các xã Sơn Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm… (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) nhiều đổi thay ý nghĩa.

    Tự hào vì không phá rừng

    Anh Nguyễn Châu Á, một người con của làng Phong Nha (xã Sơn Trạch), từng rời quê vào TP HCM trầy trật làm ăn. Nhân cơ hội Sơn Đoòng được công bố là hang động lớn nhất thế giới, anh Á về quê lập Công ty Oxalis với mục đích tạo cơ hội cho bạn bè "lâm tặc" của mình thoát cảnh đời phá rừng. Hiện ở quanh Sơn Đoòng có hơn 300 trường hợp như anh Á nói quyết chí bỏ các nghề cũ liên qan đến rừng để phục vụ du khách đến các hang động như Sơn Đoòng, Én, Tú Làn…

    son doong 001Bỏ đời “lâm tặc”, những người dân nghèo này trở thành porter phục vụ du khách Ảnh: HOÀNG LONG

    Ông Hồ Bằng Nguyên, ngụ làng Phong Nha, kể: "Hồi trước, Sơn Trạch là trung tâm "lâm tặc", nói trại ra là thợ sơn tràng. Cha truyền con nối, đói thì phải vào rừng kiếm gì cho vợ con chứ. Từ ngày chú Á về làng, đưa anh em sơn tràng vào đội hình porter gùi thồ hàng hóa cho du khách được trả lương tháng, có nằm mơ cũng không nghĩ rồi có cái nghề như thế. Trước làm "lâm tặc", ra đường gặp cán bộ xấu hổ lắm. Nay có nghề rồi, tự hào vì mình không còn tàn sát rừng núi".

    Ông Nguyên là một trong hơn 300 người được lựa chọn vào làm nghề porter cho Công ty Oxalis. Từng là "lâm tặc" như ông Nguyên thì rất nhiều. Để bỏ nghề là cả một thời gian dài nhưng nói như ông Nguyên thì: "Ai cũng muốn hoàn lương chứ chui mãi trong rừng, vi phạm pháp luật, đi đâu cũng sợ, mất tự tin. Chừ làm porter tuy là khuân vác nhưng được tôn trọng, du khách hỏi han, động viên, được nhận đồng tiền bằng chính công sức của mình thì già trẻ chi cũng thấy hạnh phúc".

    Oxalis vận hành như một công ty đại chúng. Đội ngũ porter được coi trọng bởi ngoài mang vác thuê còn biết kể các câu chuyện bản địa cho du khách. Ở góc độ nào đó, họ như nhà kiến thức học bản địa và du khách luôn thích nghe họ kể chuyện. Chính vì thế, anh Á đặt nhiều hy vọng thu hút các porter địa phương, trả lương đàng hoàng, tuyển dụng và đào tạo bài bản.

    Công ty của anh Á có 4 nhóm trưởng, mỗi người nhận lương không dưới 10 triệu đồng. Porter khuân vác được trả mỗi tháng 6-7 triệu đồng. Những người như ông Nguyên không phải đi phá rừng và chính núi rừng quê hương họ cũng từ đó có cơ hội để "lên hương". Quy tụ những người như ông Nguyên quay về với việc yêu mến rừng quả là một thành công ngoài mong đợi của anh Á.

    Hồi sinh cả gia đình

    Tú Làn ở xã Tân Hóa, một địa danh chỉ mới được biết nhiều gần đây của huyện miền núi Minh Hóa. Tú Làn từng hoàn toàn vô danh trước mọi tìm kiếm, không phải di tích, không phải điểm đến nhưng đó là kỳ quan mới mà Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh vừa khám phá vào những năm đầu thế kỷ XXI. Khu vực Tú Làn có khoảng 23 hang động và Oxalis đang khai thác thử nghiệm 8 hang động. Khoảng 6 năm có mặt ở đây, Oxalis đã đưa đến nhiều đổi thay cho xã rẻo cao Tân Hóa.

    Ông Cao Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hóa, phấn khởi: "Á đã đưa Tú Làn lên báo chí thế giới nên khách quốc tế về đây ngày một đông. Năm 2016, tổng thu ngân sách toàn xã hơn 500 triệu đồng thì phí dịch vụ từ du lịch đã chiếm 500 triệu đồng, hơn 90% nguồn lực thu vào. Nếu làm tốt nữa thì không chỉ ngân sách xã mà người dân còn hưởng lợi thật nhiều".

    son doong 002Những porter đang phục vụ một đoàn du khách Ảnh: HOÀNG LONG

    Tân Hóa là xã rẻo cao, mưa lũ thì lụt tận nóc, mùa nắng thì hạn cháy khét. Chưa bao giờ lãnh đạo địa phương dám nghĩ đến một ngày tài nguyên trơ khấc đá vôi, hang động vô tri mà đưa lại nguồn thu cả nửa tỉ đồng/năm. Nhưng nay, trong quyết sách phát triển, lãnh đạo địa phương xem phát triển du lịch là cơ hội để phá cảnh nghèo khó - một hướng đi từ cánh cửa Oxalis mở ra.

    Anh Trương Xuân Trung (SN 1990, ngụ xã Tân Hóa) từng nuôi ước mơ thoát nghèo để vợ con đỡ khổ. Tính vào miền Nam làm thuê nhưng khi có cơ hội làm porter, anh Trung đã tận tình phục vụ. Nhận thấy du khách thường phải mang bánh mì từ thị trấn Quy Đạt hoặc dưới Phong Nha lên là quá xa, anh Trung tích cóp lương rồi mở lò sản xuất bánh mì ở xã Tân Hóa để cung cấp nguồn hàng nóng ấm lại đỡ chi phí vận chuyển. Lò bánh mì của anh Trung đã tạo việc làm cho cả gia đình. Từ sự chu đáo và ham mê học hỏi, anh được tuyển làm đầu bếp cho khách đi tham quan hang động ở Tú Làn.

    "Cuộc sống thật sự khác trước nhiều. Ở đây anh em không còn đi phá rừng. Tôi cũng thoát khỏi cảnh như thế. Một nơi thật sự vô danh, xa thế giới nhưng du khách vẫn ghé mỗi ngày là cơ hội việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân" - anh Trung nói. Tân Hóa thật sự đang chuyển mình.

    Porter đầu tiên ở xứ này có lẽ là người dẫn đường số 1 thế giới Hồ Khanh. Anh cũng chính là người tìm ra Sơn Đoòng và nhiều hang động khác. Lương của anh Khanh được trả ở mức độ quản lý cũng như thương hiệu, không dưới 20 triệu đồng/tháng. Còn ông Hồ Bằng Nguyêncó 7 người con, nhờ nghề porter mà thoát cảnh khó khăn. Năm người con lớn của ông Nguyên đã trưởng thành, 2 đứa nhỏ còn học.

    "Với tôi, nghề porter đưa lại sự hồi sinh cả gia đình. Không chỉ tôi mà các con cũng làm. Nghề porter đã xóa đói giảm nghèo cực kỳ hiệu quả với gia đình tôi" - ông Nguyên bộc bạch. Chỉ căn nhà 2 tầng vừa hoàn thiện, ông Nguyên cho biết tiền công thợ là từ gùi thồ tích cóp mấy năm nay. Mỗi khi có đoàn khách về, con gái ông đảm nhận giặt các đôi tất, giày dép, ba lô… với giá tiền công 1,5 triệu đồng, có khi 2 triệu đồng/đoàn. Nếu không có các dịch vụ này thì rất khó kiếm tiền ở nơi hẻo lánh như thế.

    Cộng sự đặc biệt
    Anh Nguyễn Châu Á nói: "Chúng tôi tự hào đã tập hợp 300 porter phục vụ cho các tour như Sơn Đoòng, hang Én, hang Va, Tú Làn. Ngoài ra, còn hơn 150 nhân viên là cư dân địa phương đang làm việc cho cả Oxalis và Chày Lập Farmstay. Nhóm porter là một phần không thể thiếu trong các tour, họ là những cộng sự đặc biệt, là đối tác và cũng là nhân tố góp phần tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách".

    Hoàng Long - Lâm An (Theo Người Lao Động)

  • Ngày 04/04/2022, Chi bộ 8 thuộc Đảng bộ Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới cho hai quần chúng ưu tú là cô Nguyễn Thị Quỳnh và thầy Nguyễn Ngọc Điệp. Buổi lễ được tổ chức trang trọng, chu đáo và đúng quy định, với sự có mặt của đ/c Võ Văn Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng thường trực và đ/c Trần Thị Thu Thủy – Chủ tịch Công đoàn Trường.

  • Ngày 16/6/2017, tại Trụ sở Trường ĐH Văn Lang, Chi bộ 2 thuộc Đảng bộ Trường ĐH Văn Lang đã tổ chức kết nạp Đảng cho đồng chí Huỳnh Thị Phương Thúy – giảng viên Khoa Khoa học cơ bản.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag