TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Ngày 27/11/2015, Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự. (Luật số 100/2015/QH13) Có hiệu lực ngày 01-01-2018.

  • Bộ luật Lao động ra đời năm 1994 với mục đích tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ lao động, góp phần thể chế hóa nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để bám sát với nhu cầu thực tiễn, Bộ luật Lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007.

    Ngày 18/6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật sửa đổi gồm 17 chương, 242 điều. So với Bộ luật cũ năm 2007, Bộ luật Lao động mới tăng 51 điều trong đó có 90 điều mới, 103 điều sửa đổi, 82 điều giữ như hiện hành. 

    Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2013 và thay thế Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 35/2002/QH10, số 74/2006/QH11 và số 84/2007/QH1. Bộ luật Lao động số 84/2007/QH1 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

    Xem chi tiết toàn văn Bộ luật Lao động tại đây

  • Ngày 27/11/2015, Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng  hình sự. (Luật số 100/2015/QH13). (Luậtsố 101/2015/QH13) Có hiệu lực ngày 01-01-2018.

    Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

    Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

    Xem chi tiết Bộ Luật tố tụng hình sự (tại đây)

  • Đây là những Bộ Luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    STT BỘ LUẬT
    1 Bộ luật Lao động (1994)
    2 Bộ luật Hình sự (2015)
     3 Bộ luật Tố tụng Hình sự (2015)

     

  • Đây là những văn bản Luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (đã cập nhật những văn bản Luật ban hành năm 2018).

    STT LUẬT
    1 Luật Giáo dục (2005)
    2 Luật Giáo dục Đại học (2012)
    3 Luật Viên chức (2010)
    4 Luật Công đoàn (2012)
    5 Luật Thanh niên (2005)
    6 Luật Giao thông (1992)
    7 Luật Bảo hiểm Xã hội (1992)
    8 Luật Hôn nhân - Gia đình (1992)
    9 Luật Thuế thu nhập cá nhân (2012)
    10 Luật Phòng chống ma túy (2008)
     11 Luật Phòng chống tham nhũng (2005)
    12 Luật Sở hữu trí tuệ (2009)
    13 Luật Biên giới Quốc gia (2001)
    14 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (2015)
    15 Luật Xuất bản (2001)
    16 Luật Bảo hiểm y tế (2008)
    17 Luật Thi đua khen thưởng (2001)
    18 Luật Phòng cháy chữa cháy (1992)
    19 Luật Khoa học công nghệ (1992)
     20 Luật Tín ngưỡng tôn giáo (2016)
     21 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017)
     22 Luật Quản lý ngoại thương (2017)
    23 Luật Đường sắt (2017)
    24 Luật Chuyển giao công nghệ (2017)
    25 Luật Thủy lợi (2017)
    26 Luật Du lịch (2017)
    27 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (2017)
    28 Luật Trợ giúp pháp lý (2017)
    29 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (2017)
    30 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (2017)
    31 Luật Sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật các tổ chức tín dụng (2017)
    32 Luật Tiếp cận thông tin (2017)
    33 Luật Cảnh vệ (2017)
    34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (2017)
    35 Luật Sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài. (2017)
    36 Luật Quản lý nợ công (2017)
    37 Luật Thi hành tạm giữ tạm giam (2017)
    38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (2017)

     

     

  • Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về bảo hiểm xã hội.  

    Xem chi tiết toàn văn Luật Bảo hiểm xã hội tại đây.

  • Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình bảo hiểm y tế xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

    Ngày 14 tháng 11 năm 2008 tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Bảo hiểm y tế. Đây là một đạo luật quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác bảo hiểm y tế trong giai đoạn tới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Bảo hiểm y tế tại đây. 

  • Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

    Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng;

    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về biên giới quốc gia.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Biên giới quốc gia tại đây.

     

  • Luật Công đoàn được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 20 tháng 6 năm 2012. Ngày 02/7/2012, Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 10/2012/L-CTN công bố Luật Công đoàn. Luật Công đoàn có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    Luật Công đoàn 2012 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn 1990, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trên cơ sở đó, bảo đảm và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của Công đoàn trong thời kỳ mới, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước.

    Luật Công đoàn sửa đổi được kết cấu gồm 6 chương, 33 điều; trong đó, giữ bốn chương của Luật Công đoàn hiện hành, bổ sung thêm 2 chương mới và tăng 14 điều Luật.
     
    Xem chi tiết toàn văn Luật Công đoàn tại đây.
  • Ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, Luật Giáo dục được thông qua. 

    Ngày 25/11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII; căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11.

    Luật Giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Giáo dục (số 38/2005/QH11)  và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục(số 44/2009/QH12)

  • Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. Ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch Nước đã ký Lệnh số 06/2012/L-CTN công bố Luật và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013. 

    Luật Giáo dục đại học gồm 12 chương, 73 điều, nhằm mục tiêu thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuẩn bị nhân lực cho phát triển nền kinh tế tri thức.

    Để đạt được mục tiêu trên, Luật giáo dục đại học quy định nhiều nội dung mới, trong đó có quy định về: phân tầng đại học, xã hội hóa giáo dục đại học, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và vấn đề kiểm soát chất lượng đào tạo. 

     Xem chi tiết toàn văn Luật Giáo dục đại học tại đây

     

  • Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ.

    Luật Giao thông đường bộ được QH thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009, thay thế Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Giao thông tại đây

  • Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.

    Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong  tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và  gia đình Việt Nam; kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam; căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.
     
    Xem chi tiết toàn văn Luật Hôn nhân và gia đình tại đây
  • Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

    Luật này quy định về tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Khoa học và Công nghệ tại đây. 
     
     
  • Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

    Luật này quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật tại đây.

  • Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội...

  • Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

    Để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;  Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống ma túy.

    Ngày 3/6/2008, trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10. Luật này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Phòng, chống ma túy (số 23/2000/QH10) 
    và Luatsuadoi_Luatphongchong_ma_tuy.pdf (số 16/2008/QH12).

  • Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội Khoá XI, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006 và đã được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII.
     
    Ngày 23/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/2/2013. Nhiều nội dung đã sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy Nhà nước.
     
  • Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.

    Ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

    Xem chí tiết toàn vănLuật Sở hữu trí tuệ (số 50/2005/QH11) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (số 36/2009/QH12).

  • Luật Thanh niên được Chủ tịch nước ban hành ngày 22/12/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các chính sách, cơ chế liên quan tới thanh niên.
     
    Luật Thanh niên “nhằm thể chế hoá quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên, cụ thể hoá Hiến pháp nhằm tăng cường chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên, bảo vệ thanh niên trước tác động của những hiện tượng tiêu cực... ”; và đề cao trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các chính sách, cơ chế bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
     
    Xem chi tiết toàn văn Luật Thanh niên tại đây
  • Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

    Luật này quy định về thi đua, khen thưởng.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Thi đua và khen thưởng tại đây. 

     

  • Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết s 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân s 04/2007/QH12.

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013, nhằm khắc phục một số điểm bất cập của Luật Thuế TNCN hiện hành, đảm bảo đơn giản hoá chính sách, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế.

     
     
  • Luật Viên chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2012.

    Luật Viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp và xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực phục vụ nhân dân, góp phần thực hiện cải cách khu vực dịch vụ công phù hợp và đồng bộ với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, với cơ chế thị trường, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

     Luật gồm 6 chương và 62 điều.

     Xem chi tiết toàn văn Luật Viên chức Luật Viên chức

  • Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Quốc hội ban hành Luật Xuất bản.

    Xem chi tiết toàn văn Luật Xuất bản tại đây.

     

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag