TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Hai chủ đề "nóng" của giáo dục đại học Việt Nam đã được bàn thảo và chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo Xếp hạng và Quản trị đại học sáng 26/10, với sự phối hợp tổ chức của Đại sứ quán Australia, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và ĐH Deakin.

  • Đôi khi chúng ta khó khăn khi không biết bắt đầu mọi thứ từ đâu hoặc chúng ta bị áp lực quá lớn từ những mục tiêu to tát mình đề ra. Bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi với chính lịch trình và kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu. Và đương nhiên khi bản thân cảm thấy không vui, không thấy thoải mái thì khó có thể hoàn thành mọi việc. Đó là lý do tại sao trong vài tuần đầu tiên ở trường đại học, điều quan trọng là phải sống từng ngày, thư giãn và cảm thấy được thoải mái trong thời gian khởi đầu mới thú vị này.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Bạn bỏ lỡ hai, ba bữa tiệc sinh nhật của các thành viên trong gia đình, cũng chẳng tham gia các hoạt động của trường lớp, không hẹn hò cùng đám bạn thân... đã đến lúc nên xem xét lại các ưu tiên của bạn. Dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm khiến cuộc sống cá nhân của bạn trở nên "nghèo nàn".

  • Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

  • Đối với những tân binh chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhân tố đầu tiên để nhà tuyển dụng xem xét chính là bằng cấp của trường đại học, trường dạy nghề, tổ chức, cơ quan mà bạn từng theo học.

  • Việc trốn học, cúp tiết là việc không hiếm với sinh viên đại học, nhưng những việc này không chỉ ảnh hưởng tới học tập mà còn khiến bạn không thể xây dựng được mối quan hệ thân thiết với nhiều bạn bè. Nên "kim chỉ nam" dành cho bạn là hãy tự giác, đi học đầy đủ. Không những thu nạp được kiến thức mà bạn còn có thêm cho mình rất nhiều điều, những cuộc vui chơi, "chém gió" bên bạn bè chẳng hạn!

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Tự học tưởng dễ nhưng lại là thử thách của không ít người. Bằng chứng là rất nhiều người đã bỏ cuộc sau thời gian dài vật vã tự học một mình, tại nhà hoặc tại những quán cafe. 

  • Những điều này có thể là nguyên nhân khiến việc học của bạn không đạt hiệu quả như mong đợi! 

  • Từ làm nhân viên kinh doanh hay việc bán thời gian tại quán cà phê... tất cả kinh nghiệm làm việc đều có giá trị ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn.

  • Bạn đã là người thắng cuộc khi vượt qua hàng ngàn thí sinh khác trong cuộc chiến “chạy đua vào cổng trường Đại học”, nhưng chớ vội ngủ quên trên chiến thắng bởi cuộc sống tân sinh viên có muôn vàn cám dỗ.

  • Như đứa trẻ tập đi, bạn hãy đi từng bước nhỏ một trước khi bắt tay vào những mục tiêu lớn. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ một lúc, việc này sẽ khiến bạn dễ nản chí và bỏ cuộc.

  • Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 08-NQ/TW (ngày 16-1-2017) của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì việc xây dựng lực lượng lao động có chất lượng được coi là giải pháp mang tính chiến lược. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá khách quan những bất cập trong công tác đào tạo hiện nay, chúng ta cần có lộ trình cụ thể để từng bước tháo gỡ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

    Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có tính xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc. Đây là lĩnh vực có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực trạng đào tạo nhân lực du lịch nước ta vẫn còn nhiều bất cập.

    Nguồn nhân lực thiếu và yếu

    Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn xác định: Đến năm 2020, ngành du lịch sẽ đóng góp hơn 10% GDP, tạo ra bốn triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Nhưng theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, tính đến hết năm 2015, ngành du lịch mới có khoảng hơn 2,2 triệu lao động với hơn 600.000 lao động trực tiếp. Điều này một mặt khẳng định còn khá nhiều tiềm năng để phát triển ngành này, nhưng mặt khác cũng bộc lộ lỗ hổng lớn về nhân lực của ngành.

    Giờ thực tập của sinh viên du lịch Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh. Ảnh: BẢO HÂN

    Theo thống kê của Tổng cục Du lịch mỗi năm, toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động; nhưng chỉ có khoảng 20.000 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, trong số đó chỉ có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, còn lại là học sinh trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới ba tháng. Các con số này cho thấy, nguồn nhân lực không những thiếu về số lượng mà còn thiếu trầm trọng đội ngũ được đào tạo bài bản.

    Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là nguồn nhân lực quản lý. Ngay cả khi tuyển đúng người học ngành du lịch, các doanh nghiệp vẫn mất thời gian, công sức đào tạo lại. Trong quá trình này, doanh nghiệp cũng vướng phải không ít khó khăn, khi mà người quản lý kiêm vai trò đào tạo giỏi không nhiều, thường hướng dẫn theo kinh nghiệm là chủ yếu, thiếu kỹ năng, kiến thức cụ thể. Ngoại ngữ, tin học được coi là chìa khóa để hội nhập, song đây lại là điểm yếu lớn của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

    GS, TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam cho biết: Hiện có khoảng 60% lực lượng lao động của ngành biết ngoại ngữ nhưng chủ yếu là tiếng Anh (42%), tỷ lệ biết tiếng Trung Quốc chỉ 5%, tiếng Pháp 4%... Trong đó, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ 15%, và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn. Về trình độ công nghệ thông tin, có khoảng hơn 60% lao động biết sử dụng máy tính, nhưng phần lớn chỉ đáp ứng những công việc đơn giản. Cùng với những yếu kém trên thì thực tế cho thấy, kỹ năng mềm, khả năng ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động du lịch cũng chưa được trang bị đầy đủ. Thực trạng này cho thấy số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện tại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển của du lịch trong giai đoạn mới.

    Bất cập trong đào tạo

    Theo thống kê của Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tính đến năm 2016, cả nước có 156 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có: 48 trường đại học; 43 trường cao đẳng và cao đẳng nghề. Tuy nhiên, chương trình đào tạo du lịch đến nay vẫn chưa được thống nhất. TS Mai Hà Phương, Trưởng Khoa Du lịch, Trường đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh chỉ ra tình trạng kết cấu khung chương trình đào tạo giữa các cơ sở rất khác nhau về tỷ lệ giữa khối kiến thức đại cương và chuyên ngành. Có cơ sở quá thiên về trang bị kỹ năng mà không quan tâm đến trau dồi kiến thức nền, do đó chỉ tạo đội ngũ “thợ” chứ không thể tạo ra những người quản lý giỏi. Ngược lại, có cơ sở tỷ lệ dạy thực hành rất thấp, dẫn đến kỹ năng nghề của sinh viên yếu kém.

    Thêm nữa, còn thiếu hệ thống giáo trình cốt lõi; tài liệu tham khảo khá phong phú nhưng chất lượng hạn chế. Trong khi đó, không thể sử dụng giáo trình nước ngoài để giảng dạy chính thức vì nội dung, tên môn học, hệ số tín chỉ… có sự khác biệt lớn, nhiều lĩnh vực lại chưa phù hợp điều kiện phát triển và đặc điểm của nước ta. Thời gian qua, các trường đào tạo nhân lực du lịch cũng gặp nhiều khó khăn khi có tới ba bộ tiêu chuẩn nghề du lịch cùng tồn tại. Đó là bộ tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành với tám nghề; bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) do Dự án EU hỗ trợ thực hiện với mười nghề; và bộ tiêu chuẩn nghề tham khảo của ASEAN với sáu nghề. Sự không nhất quán trong chương trình, nội dung đào tạo khiến chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các cơ sở đào tạo rất khác nhau. Đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp lúng túng khi căn cứ vào bằng cấp để tuyển nhân sự.

    Bên cạnh đó, trình độ sư phạm, chuyên môn của đội ngũ giảng viên cũng là điều đáng bàn. Hiện cả nước có khoảng 5.000 người tham gia đào tạo về du lịch, trong đó có 2.000 giảng viên, giáo viên, 2.580 đào tạo viên và 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp. Tuy nhiên, theo nhận định của GS, TS Nguyễn Văn Đính thì về số lượng, đội ngũ nêu trên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đội ngũ này cũng chưa có trình độ chuyên sâu về du lịch. Nhiều giảng viên chuyển từ ngành khác sang giảng dạy cho nên thiếu sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế. Trong 2.000 giảng viên và giáo viên như đã thống kê, chỉ có 259 người có trình độ thạc sĩ trở lên (chiếm 13%). So với những ngành đào tạo khác, đây là tỷ lệ rất thấp. Đồng thời, lực lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ sở phần lớn còn yếu về năng lực chuyên môn, phương pháp quản lý.

    Ngoài ra, vấn đề “đầu ra” với các sinh viên, học sinh khi theo học tại các cơ sở đào tạo du lịch cũng chưa được bảo đảm, dẫn tới sức hút đối với người có năng lực tốt theo học chưa nhiều. Ngay từ khâu tuyển sinh, sinh viên đã thiếu sự tư vấn về nghề, dẫn đến thiếu định hướng, lựa chọn công việc không phù hợp năng lực bản thân. Theo Phó Hiệu trưởng Trường đại học Hạ Long (Quảng Ninh) Trần Trung Vỹ, hầu hết các cơ sở đào tạo chưa có chiến lược liên kết với các doanh nghiệp du lịch, cho nên dẫn đến tình trạng trường đào tạo một đằng, doanh nghiệp sử dụng cần một nẻo. Doanh nghiệp là bộ phận bảo đảm đầu ra chủ yếu cho sinh viên nhưng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn chưa rõ ràng về lợi ích, dẫn đến việc phần lớn doanh nghiệp kết hợp với cơ sở đào tạo mang tính chất quan hệ cá nhân…

    Với thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, vẫn còn khoảng cách khá xa về chất lượng so với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đây sẽ là thách thức đối với lao động du lịch Việt Nam nếu không có trình độ, chất lượng tương đồng. Do đó, ít nhất là để không bị thua ngay trên sân nhà, ngành du lịch cần nhanh chóng có những giải pháp, chiến lược bài bản trong đào tạo nguồn nhân lực.

    TRANG ANH (Theo báo Nhân Dân)

  • Tại hội nghị tổng kết năm học giáo dục đại học và các trường sư phạm sáng ngày 11/8, Bộ GD&ĐT cho biết, chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ giảng viên không tham gia NCKH, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.

  • Ngày 29-7, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ KH-CN tổ chức hội nghị “Phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) giai đoạn 2017-2025”. 

    Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng KH-CN Chu Ngọc Anh đồng chủ trì hội nghị.Với hơn 300 đại biểu là đại diện các bộ ngành, nhà khoa học, giảng viên của  các cơ sở giáo dục ĐH, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp quan tâm tới nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên cả nước, hội nghị được coi như một “hội nghị Bình Than” nhằm mục đích hiến kế, tìm các giải pháp khả thi để phát triển KH-CN trong các cơ sở ĐH.

    Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, chuyển giao KH-CN phải dựa trên nền tảng khoa học cơ bản. Hiện thời gian, sức lực của các trường ĐH đang dành cho đào tạo, nên dù biết vai trò của KH-CN nhưng các trường vẫn chưa quan tâm. Đây là thực trạng đáng báo động.

    “Nếu các trường không quan tâm nghiên cứu khoa học thì không thể tự chủ, không thể phát triển bền vững. Đầu tư cho KH-CN tuy tốn kém nhưng mới tạo được thương hiệu của nhà trường, mới thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.Sự thật, nếu không đầu tư cho KH-CN thì đến một thời điểm nào đó, trường sẽ đi xuống. Không có một trường ĐH nào phát triển bền vững nếu không quan tâm nghiên cứu khoa học.“Trường ĐH không thể chỉ đầu tư các phòng thí nghiệm hoành tráng, mà phải nghiên cứu KH. Không phải cứ phải chờ có trung tâm nghiên cứu, nhiều nhà khoa học giỏi mới tổ chức nghiên cứu khoa học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu quan điểm.Thực tế, trước khi hội nghị này diễn ra, một nhóm nghiên cứu độc lập do PGS-TS Vũ Văn Tích - Trưởng ban KH-CN của Đại học Quốc gia Hà Nội làm trưởng nhóm đã thực hiện một cuộc khảo sát, đánh giá hoạt động KH-CN trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011 – 2016.“Qua khảo sát cho thấy, nghiên cứu khoa học ở các trường còn quá èo uột. Vì vậy, Bộ GD-ĐT thống nhất với Bộ KH-CN cần phải có một hội nghị để các trường ĐH hiến kế cho vấn đề này. Những vấn đề gì mà bộ có thể giải quyết ngay thì giải quyết, còn không thì báo cáo lên Quốc hội, Chính phủ để có chính sách kích hoạt phát triển KH-CN Việt Nam nói chung, KH-CN ở các trường đại học nói riêng”, ông Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

    bo truong phung xuan nhaBộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị

    Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, mục tiêu của chúng ta là làm sao để ĐH Việt Nam phải tiếp cận được thị trường, tiếp cận được thế giới.  Muốn thế, bản thân các trường, nhất là lãnh đạo trường phải thực sự quan tâm đến nghiên cứu khoa học, phải tháo gỡ những nút thắt ngay chính trong nội bộ của mình.

    “Chính sách để phát triển KH-CN rất mênh mang, nhưng dường như lãnh đạo các trường chưa cập nhật, chứ đừng nói đến triển khai. Có những vấn đề thuộc về chính bản thân nhà trường chứ không phải là vấn đề môi trường. Chỉ 20% giảng viên ĐH có trình độ tiến sĩ, vậy thì làm khoa học thế nào được khi mà đội ngũ như vậy? Đầu tư cho KH-CN đại học quá thấp, muốn được cá to thì phải có cần câu tốt. Các trường không thể ra đại dương nếu chỉ nhìn vào ngân sách nhà nước. Trên thế giới, không có một ĐH nào thành công về KH-CN nếu chỉ nhìn vào tiền đầu tư của nhà nước. Vậy trách nhiệm của các trường ĐH ở đâu? Đó là điều phải làm rõ”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

    Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, điểm yếu hiện nay không phải là cơ chế chính sách mà là tư duy của các trường.

    “Trường ĐH không nên sợ chuyển sang nghiên cứu mà là song song, cần một quá trình, vừa đào tạo vừa nghiên cứu. Vấn đề hiện nay là thay đổi tư duy của các trường, của lãnh đạo các trường. Trường ĐH không thể suốt ngày chỉ lo tuyển sinh, quy chế đào tạo, mà phải là nghiên cứu khoa học”, Bộ trưởng thẳng thắn.

    Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ KH-CN và GD-ĐT giai đoạn 2017-2025. Mục tiêu là đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nâng cao năng lực KC-KH, phát triển và chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực KH-CN thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở giáp dục ĐH, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp. Một trong nội dung hợp tác đáng chú ý nhất là tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KH-CN cho các cơ sở giáo dục ĐH; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Hình thành một số cơ sở giáo dục ĐH định hướng nghiên cứu có thứ hạng cao trong khu vực…

    PHAN THẢO (Theo SGGP)

  • Ngoài việc giảm mạnh chỉ tiêu sư phạm, về lâu dài Bộ Giáo dục sẽ quy hoạch mạng lưới, lựa chọn 8-10 trường chất lượng cao đào tạo giáo viên. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trao đổi với VnExpress xung quanh việc điểm chuẩn trường sư phạm thấp và giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên. 

  • Triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên đến trường – tháng 9/2017”, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đẩy mạnh giáo dục về An toàn giao thông.

  • Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, kết quả xếp hạng chỉ là thông tin tham khảo nhưng nếu làm không thận trọng sẽ mang lại tác dụng ngược, ảnh hưởng tới uy tín các trường, nhiễu thông tin, thậm chí có thể bị lợi dụng để trục lợi.

  • Việc quẩn quanh trong vùng an toàn cho cảm giác bình yên, nhàn hạ, dễ dàng. Nhưng bước ra vòng tròn đó, bạn mới thực sự biết giới hạn khả năng mình đến đâu.

  • Thực tế cho thấy, nhiều bạn cảm thấy cô đơn trong năm học đầu tiên. Vậy nên, nếu sắp xếp được thời gian hãy tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, nó giúp bạn tự tin hòa nhập vào môi trường sống mới, trở nên năng động hơn và có thêm những kĩ năng mềm cần thiết.

  • Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo đại học du lịch phối hợp với doanh nghiệp du lịch tổ chức đào tạo văn bằng thứ hai về du lịch.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.
    Cách ôn bài hữu hiệu nhất là phải được thực hiện liên tục và quan trọng là bắt đầu từ sớm nhất có thể. Việc ôn bài theo phương pháp chia nội dung thành từng mục nhỏ sẽ tốt hơn là học gấp rút vào những phút cuối cùng trước kỳ thi. Bạn có thể soạn nội dung ôn tập vào những mẩu giấy nhỏ (flashcard) và mang theo trong túi sách để ôn luyện mọi lúc mọi nơi.
  • Tất cả chúng ta đều mơ ước được làm công việc mà ta yêu thích. Denise Dudley, tiến sĩ ngành tâm lý học và CEO của SkillPath Seminars đã làm được điều đó nhờ vào những bí quyết sau.

  • Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vướng mắc về sở hữu chính là nút thắt tạo ra những bất cập về quan niệm, chính sách, cơ chế, dẫn đến nhận thức chưa đúng, quy định chưa hợp lý về ĐH NCL trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

  • Trong những đề xuất nhằm thay đổi "bức tranh" ngành sư phạm hiện tại, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh cùng với việc xây dựng lại chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các trường sư phạm cần có sự thay đổi quyết liệt trong nội tại, mạnh dạn cải tổ, cũng như có phương án để liên thông giữa các hệ thống, các cơ sở sư phạm trên cả nước.

  • Làm thế nào để bạn có thể hoàn toàn tập trung khi học? Điều này quả thật khó để giải quyết một cách triệt để tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khắc phục nó và tránh bị phân tâm bởi những thứ nhỏ nhặt. 

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo sự thay đổi của rất nhiều ngành nghề, tư duy làm việc cũng như sắp xếp lao động. Thế nhưng theo các chuyên gia, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ vẫn chiếm lĩnh vị trí đầu.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo sự thay đổi của rất nhiều ngành nghề, tư duy làm việc cũng như sắp xếp lao động. Thế nhưng theo các chuyên gia, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ vẫn chiếm lĩnh vị trí đầu.

  • Là phương pháp tiếp cận giáo dục phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, học cùng cộng đồng vẫn là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo quốc tế “Giới thiệu mô hình học cùng cộng đồng vào chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” diễn ra tại Hà Nội.

  • Chiều 28/8/2018, tại Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung đã có buổi nói chuyện tại Trường Đại học Văn Lang về “Triết lý giáo dục và Quản trị đại học”.

  • Liberal Arts Education (tạm dịch là giáo dục khai phóng) là mô hình giáo dục bậc đại học hiện đang được áp dụng rộng rãi tại tại Hoa Kỳ, các quốc gia tiên tiến có nền giáo dục phát triển tại châu Âu, châu Á với đặc trưng là đào tạo linh hoạt, chú trọng cả chiều rộng và chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng cường khả năng lựa chọn cho sinh viên. Vậy liệu hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận mô hình giáo dục khai phóng hay chưa?

  • Các trường đại học của Vương quốc Anh rất nổi tiếng về các chương trình đào tạo cử nhân, với hàng nghìn khóa học tuyệt vời và bằng cấp được công nhận trên khắp thế giới bởi các nhà tuyển dụng cũng như các học giả. Đó là lý do rất nhiều bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới đều mong muốn được học tập để trải nghiệm nền giáo dục của quốc gia châu Âu này như một sự khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp tương lai của mình.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Ngày 20.1, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố chương trình học bổng của Chính phủ Hungary dành cho sinh viên Việt Nam theo hiệp định hợp tác giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Nguồn nhân lực của nước này.

  • Ngày 18/10, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.

  • Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do các trường đại học nước ngoài cấp bằng được triển khai tại Việt Nam nói chung, tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có từ cuối những năm 1990. Hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở các trường đại học ngày càng “nở rộ”.

  • Những năm gần đây, mặc dù còn khó khăn về ngân sách nhưng Chính phủ đã dành sự đầu tư đáng kể cho nghiên cứu khoa học cơ bản. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, ngoài việc cải thiện môi trường nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ các định chế tài chính cũng như sự đầu tư không chỉ từ phía Nhà nước.

    Mục tiêu cụ thể cho khoa học cơ bản

    Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Chu Ngọc Anh, khoa học cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra kiến thức nền tảng cho sự phát triển và duy trì môi trường nghiên cứu, môi trường đào tạo chất lượng cao. Đây cũng là yếu tố sống còn để hình thành lực lượng nghiên cứu khoa học phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… 

    Chủ động xây dựng các nhóm nghiên cứu trẻ trong trường đại học là yếu tố quan trọng để phát triển khoa học cơ bản. Ảnh: Tuệ Anh
    Cách đây 2 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020. Gần đây nhất, tháng 4-2017, Thủ tướng ban hành Quyết định số 562/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 - 2025. Mục tiêu cụ thể của chương trình là xây dựng được đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, đồng thời phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ trong trường đại học, góp phần hình thành các trường đại học nghiên cứu. Chương trình đưa ra mục tiêu đến năm 2025 mỗi lĩnh vực hình thành 15 - 20 nhóm nghiên cứu mạnh, một số ngành đứng thứ 3 - 4 trong khối các nước ASEAN, tăng số lượng công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, trung bình hằng năm từ 20 đến 25%, đối với ngành Khoa học biển từ 10 đến 15%.

    Mặc dù các thống kê cho thấy số lượng các công bố quốc tế của Việt Nam hiện nay đã tăng lên đáng kể so với những năm trước, chỉ số mức độ ảnh hưởng của các bài báo cũng ở nhóm dẫn đầu trong khu vực ASEAN, song chất lượng nghiên cứu khoa học cơ bản trong nước còn có khoảng cách khá xa so với các nghiên cứu được thực hiện tại nước ngoài. Môi trường học thuật cũng còn nhiều rào cản.

    GS.TS Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, đã phát biểu khi được nhận Giải thưởng KH-CN Tạ Quang Bửu năm 2017 cho công trình thuộc lĩnh vực hóa học: “Năm 2006, sau khi hoàn thành khóa thực tập sinh sau tiến sĩ tại Hoa Kỳ trở lại công tác tại trường, tôi thật sự chán nản khi triển khai nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam. Phải mất gần 4 năm, nhờ có sự ra đời của Quỹ Phát triển KH-CN quốc gia (Nafosted) cùng sự đầu tư, ưu tiên kinh phí cho hoạt động nghiên cứu cơ bản mang tầm quốc tế của nhà trường và Sở KH-CN TP Hồ Chí Minh, tôi mới có cơ hội tiếp tục sống lại niềm đam mê của mình”.

    Cần cơ chế tài chính gọn nhẹ

    Các chương trình tài trợ của Quỹ Phát triển KH-CN quốc gia mà GS.TS Phan Thanh Sơn Nam đề cập ở trên, từ khi thành lập (năm 2008) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu khoa học cơ bản. Cùng với Giải thưởng KH-CN Tạ Quang Bửu, quỹ đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách phát triển KH-CN. Nhờ vậy, số lượng các kết quả hình thành từ các tài trợ nghiên cứu của quỹ đã tăng lên đáng kể. 

    “Hơn 10 năm vất vả với các quy định tài chính, tôi rất mong muốn Việt Nam sớm có một cơ chế tài chính thật gọn nhẹ, hiệu quả, để các nhà khoa học có thể toàn tâm dành trọn thời gian cho các hoạt động chuyên môn”, GS. TS Phan Thanh Sơn Nam chia sẻ. 

    Cũng liên quan tới vấn đề tài chính, GS.TS Đặng Hùng Thắng (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng: Kết quả nghiên cứu cơ bản khó thương mại hóa, khó bán ra thị trường nên chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí từ các đề tài. Do vậy, trường đại học cần tăng kinh phí cho các đề tài, đổi mới cơ chế xét duyệt và nghiệm thu, thanh quyết toán đề tài. Việc xét duyệt và cấp kinh phí đề tài cần nghiêm túc, minh bạch và được tiến hành bởi các hội đồng khoa học thực sự bảo đảm về chất lượng chuyên môn cũng như tính khách quan trong đánh giá. Việc nghiệm thu, thanh quyết toán nên theo cơ chế khoán sản phẩm, như vậy sẽ lược bớt khâu trung gian, thủ tục hành chính, giúp các giảng viên tiết kiệm thời gian để tập trung cho công tác nghiên cứu.

    Cải thiện môi trường nghiên cứu khoa học cũng chính là yếu tố thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản. Theo GS.TS Đặng Hùng Thắng: "Việc nghiên cứu được tổ chức theo nhóm là xu thế chủ đạo hiện nay. Mà để hình thành nên nhóm nghiên cứu, điều kiện tiên quyết là phải có nhà khoa học có năng lực, uy tín, vạch ra hướng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu rồi mới tập hợp đồng nghiệp".

    Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học cho rằng, ngoài sự hỗ trợ của các định chế tài chính hay các động thái từ phía cơ quan quản lý nhà nước, hiện nay nghiên cứu khoa học cơ bản đang rất cần sự đầu tư từ nhiều phía. Như GS.TS Đào Tiến Khoa, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân chia sẻ: "Hy vọng rằng cũng sẽ đến lúc khoa học cơ bản của Việt Nam có được sự hỗ trợ và đầu tư kinh phí thích đáng không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn từ các đối tượng xã hội khác nhau, đặc biệt từ phía các doanh nghiệp tư nhân lớn".

    Khánh Vũ (theo Hà nội mới)

  • Nhiều chuyên gia dự báo nguồn nhân lực, công ty “săn đầu người” và các trung tâm giới thiệu việc làm đều đưa ra nhận định: việc làm ngành công nghệ thông tin (IT) và chăm sóc sức khỏe thời gian tới vẫn chiếm hàng đầu trong tuyển dụng.

  • Nhiều tháng nay, Công ty cổ phần TCE VINA DENIM đã thông báo tuyển dụng nhiều nhân viên là thông dịch và biên dịch viên tiếng Hàn Quốc mà tới nay vẫn chưa tuyển được. Đây là công ty chuyên về lĩnh vực may mặc có nhà máy tại khu công nghiệp Hòa Xá, Nam Định.

  • TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT, có bài viết phân tích về những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trong nghiên cứu khoa học tại các trường đại học. Bên cạnh đó là những đề xuất để cải thiện chất lượng, hiệu quả của công tác này.

  • Trước khi bắt đầu thực tập, hãy thể hiện sự chủ động ​​bằng cách liên hệ với đơn vị thực tập của bạn và hỏi bất cứ điều gì bạn có thể làm để chuẩn bị cho ngày đầu tiên của bạn. Cũng đừng quên chuẩn bị kiến thức cũng như những kĩ năng cần thiết để phục vụ công việc. Điều này cho thấy bạn tiếp cận công việc một cách nghiêm túc và sẵn sàng đi xa hơn là một kì thực tập!

  • Nắm bắt xu thế hội nhập toàn cầu, nhiều lao động trẻ có trong tay vốn ngoại ngữ hiếm của một số quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Nhật Bản… đã nhanh chóng phát huy lợi thế, tìm được cơ hội việc làm thu nhập tốt.

  • Khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ cơ bản sinh viên nào cũng cần thì việc có thêm ngoại ngữ thứ hai sẽ càng nâng cao cơ hội tìm việc sau khi ra trường.

    Khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ cơ bản sinh viên nào cũng cần thì việc có thêm ngoại ngữ thứ hai sẽ càng nâng cao cơ hội tìm việc sau khi ra trường.

  • Đây là câu hỏi được đặt ra tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục ĐH do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17-7.

    Khẳng định sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục ĐH vì nhiều bất cập đã bộc lộ rõ sau năm năm triển khai. Tuy nhiên, không ít chuyên gia giáo dục cho rằng không nên sửa đổi qua loa, chiếu lệ một vài điều của luật mà bỏ qua nhiều bức xúc có trong Luật giáo dục ĐH hiện hành.

    Sửa 8-10 điều hay 
vài chục điều?

    sach luat giao ducGS Trần Hồng Quân - chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam - cho rằng xét chung về kết cấu và nội dung, Luật giáo dục ĐH hiện hành vẫn nghiêng theo hướng là một luật về các cơ sở giáo dục ĐH.

    Trong luật, những nội dung rất quan trọng như về hệ thống giáo dục ĐH, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với giáo dục ĐH hầu như không được thể hiện rõ. Mặt khác, nhiều nội dung đưa vào lại quá chi li, không xứng tầm một luật về giáo dục ĐH. 

    Ông Trần Quang Huy - phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội - cho biết Bộ GD-ĐT đang đưa ra phương án sửa 8-10 điều trong Luật giáo dục ĐH. Nhưng việc sửa luật một cách chừng mực như vậy “liệu có được thông qua?”.

    “Nếu sửa 8-10 điều nghĩa là chỉ sửa những cái chính yếu, còn bao nhiêu bức xúc khác không sửa được. Theo tôi, cần sửa sâu để đạt hiệu quả điều chỉnh pháp luật” - ông Huy nhấn mạnh. Theo ông Huy, hiện tại bộ đang giao Trường ĐH Luật TP.HCM chuẩn bị phương án sửa đổi bổ sung Luật giáo dục ĐH 2012.

    Dù bộ “đặt hàng” sửa trong phạm vi 8-10 điều, nhưng từ góc tiếp cận của những người làm luật, Trường ĐH Luật TP.HCM đã phải chuẩn bị cả phương án sửa đến 38-40 điều trong hơn 70 điều Luật giáo dục ĐH 
hiện hành.

    Trong khi đó, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân - đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI - khẳng định những vội vã khi ban hành Luật giáo dục ĐH năm 2012 “mà chúng ta đang gánh hậu quả” cần phải tránh lặp lại, khi xây dựng Luật giáo dục ĐH sửa đổi, bổ sung lần này.

    Ông Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cũng cho rằng việc “sửa đến đâu” Luật giáo dục ĐH là vấn đề cần bàn thêm với Chính phủ: chỉ sửa 8-10 điều hay nhiều hơn, hay thậm chí phải xây dựng hẳn luật sửa đổi?

    Ông Bình khẳng định để sửa đổi, bổ sung, bộ phải thực hiện tổng kết nghiêm túc về Luật giáo dục ĐH hiện hành, “cái gì được, cái gì chưa được”.

    Hội đồng trường 
hình thức, tự chủ trong... ràng buộc

    Khi đề cập đến hội đồng trường, các chuyên gia đều chung nhận định: hoạt động của hội đồng trường còn rất mờ nhạt, về hình thức thì được trao quyền rất lớn, nhưng thực tế lại không có thực quyền.

    Ở vị trí hiệu trưởng đương nhiệm Trường ĐH Ngoại thương, lại từng ở cương vị vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH trong thời gian xây dựng Luật giáo dục ĐH, nhưng PGS.TS Bùi Anh Tuấn cũng thừa nhận: hội đồng trường “chưa thực sự được coi trọng” cả trên thực tế và trong những “quy định thành văn”.

    Theo ông Tuấn, trong tất cả văn bản điều hành của hệ thống giáo dục ĐH vẫn hiển hiện một thực tế: hội đồng trường chưa thực sự được coi trọng.

    Trong các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng trường “như hiệu trưởng”, hệ số của chủ tịch hội đồng trường “như hiệu trưởng”, nhiệm kỳ chủ tịch hội đồng trường “theo nhiệm kỳ hiệu trưởng”...

    “Chủ tịch hội đồng trường chưa được coi trọng thì làm sao nói vị trí ấy phát huy được quyền lực?” - ông Tuấn nói.

    Còn theo GS Trần Hồng Quân, hiệu trưởng phải do hội đồng trường cử ra thì mới tạo “chìa khóa” để nâng cao vai trò của hội đồng trường - với tư cách là tổ chức quyền lực cao nhất trong nhà trường. Ông Quân cũng thẳng thắn cho rằng luật cần tạo cơ chế giải phóng các ràng buộc trong quản lý, “triệt tiêu tệ nạn xin - cho đang phổ biến hiện nay trong cơ chế quản lý giáo dục ĐH”.

    Dẫn chứng điều 32 của Luật giáo dục ĐH về quyền tự chủ các trường ĐH, GS Quân chỉ ra việc thực hiện quyền tự chủ lại bị ràng buộc với các quy định của Bộ GD-ĐT, làm cho các trường ĐH “hầu như mất hết quyền tự chủ”.

    Theo kế hoạch, ngày 20-7, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ có buổi làm việc với Bộ GD-ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục ĐH.

    Nhiều đề xuất sửa đổi trong Luật giáo dục ĐH Bộ GD-ĐT đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều
    Luật giáo dục ĐH 2012 trong báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về giáo dục ĐH trình Thủ tướng Chính phủ.

    Cụ thể, dự kiến sẽ sửa đổi quy định về phân tầng, xếp hạng trường ĐH (theo Luật giáo dục ĐH 2012, tiêu chuẩn phân tầng ĐH do Chính phủ quy định.

    Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn công nhận xếp hạng đối với các trường ĐH, bộ trưởng Bộ GD-ĐT công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng). Trong khi kinh nghiệm quốc tế về việc công nhận xếp hạng trường ĐH thường được các tổ chức độc lập thực hiện, để đảm bảo tính khách quan.

    Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh đến việc mở rộng và quy định cụ thể hơn về quyền tự chủ ĐH, mở rộng tự chủ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.

    Ngoài ra, bộ cũng dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục ĐH; quy định nguồn tài chính của cơ sở giáo dục, lệ phí thi, tuyển sinh; quy định về cơ cấu tổ chức, hội đồng trường, hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phân hiệu trường ĐH…

    NGỌC HÀ - (Theo Tuổi trẻ)

  • Đào tạo trực tuyến là xu hướng tương lai, mang lại nhiều lợi ích song các chuyên gia cũng thừa nhận việc phát triển hình thức đào tạo này còn gặp nhiều khó khăn tại VN do thiếu quy định pháp lý mang tính hướng dẫn. Nếu còn chần chừ, VN sẽ chậm nhịp so với thế giới.

  • Sinh viên năm nhất - bạn cho rằng mình còn vô số thời gian phía sau, nên cứ từ từ học tập chẳng việc gì phải vội vàng cả. Đây là tâm lý chung thường gặp của tân sinh viên, và cũng trở thành lý do "chính đáng" cho sự lười học. 

  • Bộ GD-ĐT vừa ra quyết định về kế hoạch triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021.

  • Đừng chỉ mãi than phiền về những điều bạn chưa vừa ý, về sự khó tính của sếp hay thái độ của đồng nghiệp. Tốt hay xấu nhiều khi còn do góc nhìn, cách đánh giá của bạn. Quan trọng là hãy tìm ra những điều khiến bạn cảm thấy có hứng thú và động lực với công việc hiện tại.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Chính xác là bạn phải học cả đời. Thế nên, nếu có chán nản, hãy coi như đó là giờ nghỉ giải lao, tạm dừng một chút để lấy lại tinh thần cho những ngày sắp tới nhé! 

  • Nếu bạn chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình phát triển sự nghiệp của bản thân, những dự báo thú vị liên quan đến những ngành nghề mới nổi cùng phong trào khởi nghiệp và kinh doanh, sự kết nối và tiếp cận của con người là một phần quan trọng trong việc hình thành các nghề nghiệp trong tương lai.

  • Nhận biết được tầm quan trong của tiếng Anh, nhiều người trẻ chủ động bằng mọi cách để học tốt môn này. Thế nhưng, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người trẻ ngại học. Vậy lý do là gì?

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag