TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Bước ra từ khoa Luật của Trường Đại học Văn Lang, khao khát tự chủ kinh doanh và hoạt động xã hội, ba sinh viên năm cuối ngành Luật Kinh tế đã cùng nhau thành lập Công ty TNHH Đào tạo, Đầu tư và Tư vấn Luật Văn Lang (gọi tắt là Luật Văn Lang) đặt trụ sở tại 271/7 Chu Văn An, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

  • Tiếp nối thành công từ chương trình gặp gỡ sinh viên các khóa 2017, 2018 trước đó, vào chiều ngày 28/10/2019 vừa qua, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức Lễ hội truyền thống lần đầu tiên kết hợp Chào đón sinh viên Khóa 25 với chủ đề: FIRE – Thắp lửa đón tân sinh viên.

  • Ngày 15/7/2020, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp Khoa với chủ đề “Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế”.

  • Sáng ngày 01/7/2021, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức buổi họp Hội đồng Khoa mở rộng, đóng góp ý kiến và thông qua chương trình đào tạo hai ngành Luật và Luật Kinh tế Khóa 27.

  • khoa luat

    GIỚI THIỆU

    Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang đang tổ chức đào tạo bậc cử nhân 2 ngành: LuậtLuật Kinh tế cho tổng số gần 1.400 sinh viên của 4 khóa. Năm 2021, Khoa Luật tổ chức đào tạo khóa Thạc sĩ Luật Kinh tế đầu tiên.

    Với Khóa 26 (năm học 2020-2021), chương trình đào tạo cử nhân Luật và Luật Kinh tế của Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang được xây dựng gồm 132 tín chỉ, theo hướng có tính ứng dụng cao. Chương trình đảm bảo trang bị cho các sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực: Pháp luật về Doanh nghiệp, Thương mại, Dịch vụ; Pháp luật Cạnh tranh, Đầu tư trong nước; Pháp luật quốc tế; Pháp luật về Đầu tư nước ngoài; Pháp luật về Tài chính, Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, Thị trường Chứng khoán; Pháp luật vê Sở hữu trí tuệ, Chống bán phá giá; Pháp luật về Gia đình, Người chưa thành niên, về Lao động, Đất đai, Môi trường, Pháp luật Hình sự, Dân sự;..., là những lĩnh vực rất cần những chuyên gia pháp lý trong điều kiện nền kinh tế - xã hội nước ta đang phát triển và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay.

    Đặc biệt, sinh viên Luật được học nhiều về kỹ năng “mềm” với những Luật sư nổi tiếng, Kiểm sát viên, Thẩm phán kỳ cựu, Doanh nhân thành công, liên quan đến các khía cạnh tương tác trong cuộc sống và tương tác nghề nghiệp, rất cần thiết cho cử nhân Luật khi ra trường có thể làm việc hiệu quả ngay.

    Chương trình đào tạo đặc biệt cử nhân Luật Kinh tế được xây dựng theo hướng đào tạo công dân toàn cầu.

    Các chương trình đào tạo chú trọng việc giảng dạy nâng cao trình độ tiếng Anh và kỹ thuật tin học cho sinh viên, với sứ mệnh giúp các cử nhân Luật của trường, khi tốt nghiệp, nhận Bằng, có những phẩm chất tốt đẹp, có chuyên môn sâu, có kỹ năng, phương pháp tác nghiệp thuần thục, sử dụng được tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu làm việc trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp các thành phần kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội.

    Cử nhân Luật Kinh tế và Cử nhân Luật của Đại học Văn Lang có thể làm việc trong hệ thống các cơ quan Tư pháp, Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án; Cơ quan quản lý Nhà nước; Tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; có thể học tập trở thành Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại, làm việc trong tổ chức Thẩm định giá, đấu giá; làm Chuyên viên pháp lý, hành chính trong các công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước, khu vực FDI, khu vực kinh tế tư nhân trong phạm vi cả nước.

     

    NGÀNH ĐÀO TẠO

    BẬC ĐẠI HỌC

    01. Ngành Luật

    • Thời gian đào tạo: 4 năm
    • Văn bằng: Cử nhân Luật

    02. Ngành Luật Kinh tế

    • Thời gian đào tạo: 4 năm
    • Văn bằng: Cử nhân Luật kinh tế

    BẬC SAU ĐẠI HỌC: Ngành Luật Kinh tế

    • Thời gian đào tạo: 2 năm
    • Văn bằng: Thạc sĩ Luật kinh tế

     

    CƠ CẤU NHÂN SỰ

    I. BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ -THƯƠNG MẠI

    1. PGS. TS. GVCC. Bùi Anh Thủy, Trưởng Khoa, kiêm Trưởng Bộ môn
    2. ThS. Trần Minh Toàn, Phó trưởng Bộ môn
    3. PGS. TS. Lê Thị Bích Thọ, Giảng viên Cao cấp
    4. TS. Nguyễn Hữu Bình, Phó trưởng Khoa, giảng viên chính
    5. ThS. Bùi Thị Kim Ngân, Giảng viên chính
    6. ThS. Nguyễn Thị Thanh Lê, Giảng viên chính
    7. ThS. Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên
    8. ThS. Đinh Lê Oanh, Giảng viên
    9. ThS. Nguyễn Thị Kim Quyên, Giảng viên

    10. ThS. NCS Đặng Thị Hàn Ni, Nhà báo, Giảng viên

    11. ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương, Giảng viên

    12. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Giảng viên

    13. ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Giảng viên

    14. ThS. Trần Diệu Thúy, Giảng viên

    II. BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP – HÀNH CHÍNH

    1. PGS. TS. CVCC. Phan Quang Thịnh, Trưởng Bộ môn
    2. TS. Nguyễn Đức Chính, CV Cao cấp, giảng viên

    3. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, Giảng viên Chính

    4. ThS. Nguyễn Thị Nhàn, Giảng viên Chính

    5. ThS. Đỗ Quang Thuần, Giảng viên

    6. ThS. Đoàn Kim Vân Quỳnh, Giảng viên

    7. ThS. Đỗ Tường Khả Ái, Giảng viên

    III. BỘ MÔN LUẬT QUỐC TẾ

    1. ThS. Nguyễn Thị Yên, Giảng viên Chính, Phó trưởng Bộ môn

    2. PGS. TS. Đinh Ngọc Vượng, NCV Cao cấp

    3. TS. LS Lưu Tiến Dũng, Giảng viên
    4. ThS. Vũ Thị Bích Hải, Giảng viên
    5. ThS. Lê Hồ Trung Hiếu, Giảng viên

    IV. BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

    1. TS. Vũ Thị Thúy, Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn

    2. TS. Bùi Thế Tỉnh, GV chính

    3. TS. Nguyễn Tất Thành, Giảng viên

    4. ThS. Cao Ngọc Sơn, Giảng viên

    5. ThS. Trần Vĩ Cường, Giảng viên

    6. ThS. Trần Thị Mỹ Duyên, Giảng viên

    V. VĂN PHÒNG KHOA

    1. ThS. Nguyễn Thị Hòa, Thư ký Khoa
    2. CN. Phan Thị Thùy Dương, Trợ lý Công tác sinh viên

    ĐỘI NGŨ THỈNH GIẢNG

    1. PGS. TS. Phạm Đình Nghiệm
    2. TS. GVC. Võ Thị Kim Oanh
    3. TS. Phan Ngọc Tâm
    4. TS. Phan Hoài Nam
    5. TS. Đặng Thanh Hoa
    6. TS. Nguyễn Thị Thư
    7. TS. Phan Phương Nam
    8. . ThS. Từ Thanh Thảo
    9. ThS. Dương Hồng Thị Phi Phi
    10. ThS. Ngô Minh Tín
    11. ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

    HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO KHOA LUẬT

    1. PGS. TS. Bùi Anh Thủy, Trưởng Khoa Luật, Chủ tịch Hội đồng
    2. TS. CVCC. Nguyễn Đức Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên
    3. PGS. TS. Lê Thị Bích Thọ, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP. HCM, thành viên
    4. TS. Võ Thị Kim Oanh, Giảng viên chính, nguyên Trưởng Khoa Luật Hình sự, Trường ĐH Luật TP. HCM, thành viên
    5. TS. Lưu Tiến Dũng, Chủ tịch Uỷ ban HTQT, Liên đoàn Luật sư VN, thành viên
    6. PGS. TS. Phan Quang Thịnh, Trưởng BM Luật Hiến pháp-Hành chính, thành viên
    7. TS. Phạm Thị Thu Phương, Phó Chánh tòa, TAND TP. HCM, thành viên
    8. ThS. Vũ Trọng Khang, Phó Chủ tịch TT Trọng tài TM TP. HCM, thành viên
    9. ThS. Nguyễn Thị Yên, Giảng viên Chính, Phó trưởng BM Luật Quốc tế, thành viên
    10. ThS. Nguyễn Hữu Bình, Giảng viên Chính, Phó Trưởng khoa, thành viên
    11. TS. Vũ Thị Thúy, Giảng viên chính, Trưởng BM Luật Hình sự, thành viên
    12. ThS. Trần Minh Toàn, Phó trưởng BM Luật TM-DS, thành viên
    13. ThS. Đinh Lê Oanh, Giảng viên, Thư ký Hội đồng      

    ĐƠN VỊ HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO 

    1. Công ty Cổ phần Tập đoàn VINACAM (VINACAM GROUP JSC)
    2. Trung tâm Trọng tài thương mại Tp. Hồ Chí Minh (TRACENT)
    3. Tập đoàn Mạnh Hùng
    4. Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    5. Công ty Luật TNHH Hãng Luật Tường Trương Xuân Tám
    6. Công ty Luật TNHH MTV Hãng Luật Tường Trương Xuân Tám
    7. Công ty luật TNHH Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư BASICO
    8. Công ty Luật TNHH MTV Bảo Nguyên Minh
    9. Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp, TP. HCM
    10. Tòa án nhân dân Quận 10, Tp.HCM
    11. Công ty TNHH Tư vấn thương mại quốc tế Dương
    12. Công ty Cổ phần Nhà Phương Nam Việt Nam – Chi nhánh sàn trung tâm
    13. Công ty Luật TNHH Sài Gòn Công Lý
    14. Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự
    15. Công ty Luật TNHH MTV Lawyers
    16. Văn phòng Công chứng Dương Thị Cẩm Thủy
    17. Công ty Luật TNHH 3A
    18. Công ty Luật TNHH An Legal
    19. Văn phòng Luật sư Trần Hải Đức
    20. Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng - Thương mại Trường Phát
    21. Văn phòng Công chứng Bến Nghé
    22. Văn phòng Luật sư Bảo Nguyễn và Cộng sự
    23. Văn phòng Luật sư Thành Hưng
    24. Trung tâm Hòa giải Thương mại Sài Gòn (SGM)


    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    • Trưởng Khoa: PGS. TS. Bùi Anh Thủy
    • Phó trưởng Khoa: TS. Nguyễn Hữu Bình
    • Văn phòng: Phòng 6.10 - Cơ sở 1, 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028. 71099 245 - Ext: 4060 (Thư ký Khoa, CTSV), 4061 (Ban lãnh đạo Khoa)
    • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    • Website: https://luat.vanlanguni.edu.vn/
    • Fanpage: https://www.facebook.com/khoaluatdaihocvanlang/

     

  • Năm học 2020 - 2021, Khoa Luật trường Đại học Văn Lang sẽ trao 48 suất học bổng cho sinh viên từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp đối tác, với tổng giá trị hơn 160.000.000 đồng.

  • Sáng ngày 07/7/2021, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp năm học 2020 - 2021 theo hình thức online cho 2 sinh viên có thành tích học tập nổi bật thuộc K23 ngành Luật Kinh tế.

  • Sáng ngày 29/06/2020, tại Hội trường lầu 10, Cơ sở 1 Trường Đại học Văn Lang, Hội thảo Quốc tế chuyên đề “An overview of academic research for publication on international journals” do Khoa Luật tổ chức, được khai mạc trong không khí sôi nổi, hào hứng, với sự tham gia của toàn thể giảng viên, nhân viên và 80 sinh viên ngành Luật, Luật Kinh tế.

  • Sáng ngày 30/8/2021, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức tọa đàm “Kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp: Viết CV, chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển và phỏng vấn” cho hơn 400 sinh viên.

  • Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang được xác định là Khoa đảm trách đào tạo mũi nhọn các ngành Luật học. Hiện tại, ngành đào tạo của Khoa là ngành Luật Kinh tế.

    Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sau đó là AEC và TPP - những quá trình hội nhập này sẽ mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt. Đây chính là khi những ai đam mê theo đuổi nhóm ngành Luật, đặc biệt là Luật Kinh tế, sẽ có nhiều cơ hội phục vụ cũng như tham gia vào bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Luật Kinh tế sẽ là đối tượng được “săn đón” của các nhà tuyển dụng.

    DH Van lang cauchuyenphapluuat 4

    Ngành Luật Kinh tế - nhu cầu nhân lực của tương lai

    Theo nghiên cứu của Chính phủ, đến năm 2020, Việt Nam cần đội ngũ luật sư từ 18.000 đến 20.000 người, tỷ lệ luật sư trên số dân đạt khoảng 1/4. Tuy nhiên, cả nước chỉ có khoảng 25 cơ sở đào tạo liên quan đến ngành Luật, miền Nam chỉ có khoảng 13 cơ sở đào tạo từ 3.500 đến 4.000 cử nhân luật mỗi năm, còn nhỏ so với nhu cầu. Với thị trường năng động phía Nam, đào tạo ngành Luật Kinh tế là một hướng đi đúng đắn.

    Mục tiêu của ngành là đào tạo những cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý tại Việt Nam và những kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa có liên quan đến lĩnh vực pháp luật trên cơ sở kiến thức kinh tế.

    Học Luật Kinh tế tại Văn Lang, bạn sẽ học gì?

    • Kiến thức cơ sở khối ngành: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Luật học so sánh.
    • Kiến thức ngành: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Công pháp Quốc tế, Tư pháp Quốc tế, xây dựng văn bản pháp luật.
    • Kiến thức chuyên ngành: Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Lao động, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đầu tư, Luật Thương mại Quốc tế, pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, pháp luật về thương mại điện tử, Anh văn chuyên ngành…

    Điểm mới của ngành Luật kinh tế Trường Đại học Văn Lang:

    • Chú tâm đầu tư chất lượng giảng dạy. Khoa được trang bị đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao phục vụ công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu.
    • Tổ chức các Tọa đàm định hướng nghề nghiệp từ đầu năm học, để tân sinh viên định hướng nghề nghiệp muốn làm sau khi ra trường, phần nào giúp các em tự vạch kế hoạch học tập riêng cho bản thân, trang bị kiến thức trong quá trình học tập phục vụ cho công việc sau này.
    • Chương trình đào tạo chú trọng tính ứng dụng thực tiễn, giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua hoạt động “mô phỏng”: 1/ tham gia các phiên tòa thực tế tại các Tòa án khác nhau (Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, Tòa án nhân dân huyện Bình Thạnh…), giúp sinh viên hình dung Tòa án cũng như cách làm việc của những người ở Tòa án; 2/ tổ chức các phiên tòa giả định để trau dồi khả năng phán đoán logic và tranh luận cho sinh viên. 

    Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề Luật, Khoa chú trọng đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân Luật tương lai đối với xã hội, tổ chức các hoạt động công tác xã hội như “Noel yêu thương”, “Trung thu cho em” thu hút sinh viên tham gia; tổ chức các buổi Team Buiding để sinh viên giải trí sau giờ học căng thẳng ở giảng đường và gắn kết các thành viên.

    DH Van lang khoaktlt 5Chương trình “Noel Yêu thương” năm 2017 của sinh viên ngành Luật Kinh tế

    DH Van lang khoaktlt 3Hoạt động văn nghệ "Chào Xuân năm 2018" của gia đình Khoa Luật

    Cơ hội nghề nghiệp

    Do nhu cầu cán bộ pháp lý trong lĩnh vực kinh tế tăng cao khi nền kinh tế Việt Nam tăng cường hội nhập, cơ hội việc làm của cử nhân Luật Kinh tế hiện tại đang mở rộng.

    • Công tác tại hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý.
    • Công tác tại khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế
    • Nghiên cứu giảng dạy
    • Cử nhân Luật cũng có thể theo học các khóa đào tạo nghề luật sư và hành nghề.


    ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT

    Ban chủ nhiệm:

    PGS.TS Bùi Anh Thủy – Trưởng Khoa

    Giảng viên cơ hữu:

    1- GVC.ThS. Nguyễn Hữu Bình – Giảng viên cơ hữu – Trưởng bộ môn;
    2- TS. Nguyễn Hữu Thế Trạch – Giảng viên cơ hữu;
    3- TS. Lê Minh Toán – Giảng viên cơ hữu;
    4- ThS. Đỗ Quang Thuần – Giảng viên cơ hữu;
    5- ThS. Bùi Hữu Cường – Giảng viên cơ hữu, cán bộ Công tác sinh viên;
    6- ThS. Trần Vĩ Cường – Giảng viên cơ hữu;
    7- ThS. Nguyễn Hoài Bảo – Giảng viên cơ hữu;
    8- ThS. Cao Ngọc Sơn – Giảng viên cơ hữu;

    Nhân viên:

    9- CN. Huỳnh Thị Minh Trang – Giáo vụ;
    10- CN. Phan Thị Thùy Duong – Công tác sinh viên

     

  • (P.TS&TT - Văn Lang, 11/7/2020) - Ngày 09/7/2020 vừa qua, giảng viên, nhân viên Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức trao tặng nhà tình nghĩa và quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2020).

    Phát huy truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc và để góp phần chăm lo cho những người đã cống hiến tuổi thanh xuân, cống hiến xương máu vì nền độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2020), giảng viên, nhân viên Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang đã đóng góp tài chính xây tặng căn nhà tình nghĩa trị giá 50 triệu đồng cho người có công với nước là ông Phạm Văn On, sinh năm 1934, thương binh bậc ¾, trú tại Ấp 4, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

    Sáng 09/7/2020, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang đã cùng Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ trao tặng nhà cho ông Phạm Văn On. Dự lễ trao tặng Nhà tình nghĩa có PGS. TS. Bùi Anh Thủy, Trưởng Khoa Luật cùng đại diện giảng viên, sinh viên khoa Luật; đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh – Xã hội; Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre; phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện Giồng Trôm; đại diện Đảng ủy, UBND, các ban, ngành xã Lương Hòa cùng nhiều bà con nhân dân trong xã.

    vlu trao nha tinh nghia aĐại diện Sở lao động - Thương binh - Xã hội trao tặng phần quà đến gia đình ông Phạm Văn On

    vlu trao nha tinh nghia

    Ông Phạm Văn On sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo tại vùng quê có truyền thống cách mạng. Ông tham gia lực lượng vũ trang cách mạng và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong một trận chiến ác liệt với quân địch, ông bị thương và bị địch bắt, giam cầm tại nhà tù Phú Quốc hơn 4 năm, bị tra tấn dã man, nhưng ông vẫn một lòng, một dạ kiên trung với cách mạng. Sau ngày 01/5/1975, đất nước thống nhất, ông từ nhà tù Mỹ - ngụy trở về, tiếp tục tham gia nhiều hoạt động tại địa phương cho tới khi đã quá già yếu, ông mới chịu nghỉ ngơi. Các con của ông đều là những hộ nghèo, đã ở riêng, chuyên đi làm thuê kiếm sống. Hiện ông sống cùng 02 cháu nội đều bị thiểu năng trí tuệ. 

    vlu trao nha tinh nghia cBan chủ nhiệm khoa, giảng viên và sinh viên Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang chụp ảnh lưu niệm cùng ông Phạm Văn On.

    Ngoài căn nhà trên, một số giảng viên Khoa Luật còn trao tặng ông Phạm Văn On 01 cây quạt đứng, 01 nồi cơm điện, 01 bếp đun nước và dành ra 20 phần quà (mỗi phần quà gồm 10 kg gạo, 01 chai dầu ăn, 01 chai nước tương) cho 20 hộ nghèo trong xã Lương Hòa.

    vlu trao nha tinh nghia bPGS. TS. Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tận tay trao tặng những phần quà ý nghĩa đến bà con.

    Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật Trường Đại học Văn Lang bày tỏ lòng biết ơn của tập thể giảng viên Khoa Luật đối với những người có công với đất nước; bày tỏ niềm vui khi căn nhà đã được xây dựng hoàn thành, khang trang, là nơi cho ông Phạm Văn On an dưỡng tuổi già.

    Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre, chính quyền địa phương và đại diện gia đình đã bày tỏ sự cảm kích đối với tấm lòng của các thầy, cô giảng viên, nhân viên khoa Luật Trường Đại học Văn Lang. Buổi lễ đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng đầm ấm, chan hòa niềm vui và cảm động.

    vlu trao nha tinh nghia d

    vlu trao nha tinh nghia eLãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre và chính quyền địa phương gửi thư cảm ơn đến tập thể sư phạm Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang.

    Khoa Luật là tập thể trẻ nhưng là một trong những đơn vị có hoạt động thiện nguyện tích cực nhất trong Trường Đại học Văn Lang hiện nay, khi thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội, huy động được sự tham gia tích cực của sinh viên, giảng viên. Cũng từ các hoạt động này, sinh viên ngành Luật và Luật Kinh tế có được những trải nghiệm thực tế và sinh động về đời sống, bồi dưỡng những phẩm chất nhân văn cần có của người thực thi pháp luật trong tương lai.


    PGS. TS. Phan Quang Thịnh
    Ảnh: Nguyễn Tấn Khải

  • Ngày 13/04/2021, tại Cơ sở 1, khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm “Thực tập nghề nghiệp – những vấn đề đặt ra với sinh viên Luật” và gặp gỡ sinh viên giữa kỳ thực tập tốt nghiệp. Sự kiện có sự tham dự của Ban lãnh đạo Khoa, đại diện các cơ quan, doanh nghiệp đối tác của Khoa cùng giảng viên và sinh viên ngành Luật và Luật kinh tế các khóa tham dự.

  • Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11, vào chiều Chủ nhật ngày 18/11/2018, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình “Ngày hội Pháp luật năm học 2018 – 2019” với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên tại Cơ sở 2 (233A Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • Sáng ngày 17/10/2018, Khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang tổ chức tọa đàm “Phương pháp học đại học ngành Luật” dành cho các bạn sinh viên năm nhất, tại phòng 203A – Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1.

  • Sáng ngày 17/10/2018, Khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang tổ chức tọa đàm “Phương pháp học đại học ngành Luật” dành cho các bạn sinh viên năm nhất, tại phòng 203A – Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1.

  • Sáng ngày 26/5/2020, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Tọa đàm khoa học “Một số thủ tục tố tụng trong vụ án hình sự”. Đây là một trong những sự kiện thu hút nhiều sinh viên Khoa Luật tham gia và cũng là dịp chào đón sinh viên quay trở lại Trường sau dịch Covid-19.

  • Năm 2020 là năm thứ 3 liên tiếp Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức các hoạt động vì cộng đồng dành cho sinh viên đang theo học tại Khoa, với mục đích đẩy mạnh các công tác thiện nguyện trong môi trường giảng đường, thực hiện tiêu chí “Đạo đức” trong phương châm “Đạo đức – Ý chí – Sáng tạo” của Trường Đại học Văn Lang.

  •  

    (P. Tuyển sinh – Văn Lang, 06/6/2018) – Thuyết trình và giao tiếp là những kỹ năng cần thiết với công việc sau này của sinh viên ngành Luật Kinh tế. Chiều 06/6/2018, Khoa Luật kinh tế Trường ĐH Văn Lang tổ chức Tọa đàm Kỹ năng thuyết trình – giao tiếp trước đám đông dành cho tất cả sinh viên, diễn giả là người dẫn chương trình Lê Ngọc Thanh Mai – Phó Chủ nhiệm CLB MC Nhà văn hóa Thanh niên, Top 4 cuộc thi tìm kiếm MC – Cầu Vồng (VTV) 2014.

    1Tọa đàm diễn ra từ 15h30 ngày 06/6/2018 tại Hội trường 203A – Trụ sở Trường ĐH Văn Lang (45 Nguyễn Khắc Nhu – Phường Cô Giang – Quận 1 – Tp.HCM). Ban chủ nhiệm Khoa Luật Kinh tế cùng đông đảo sinh viên đã đến tham dự. Để hướng dẫn sinh viên các kỹ năng thuyết trình và giao tiếp trước đám đông, Khoa Luật Kinh tế mời diễn giả là MC Lê Ngọc Thanh Mai – Phó Chủ nhiệm CLB MC Nhà văn hóa Thanh niên, Top 4 Cuộc thi tìm kiếm MC Cầu vồng (VTV) 2014. Thanh Mai hiện là MC tự do, cộng tác với nhiều kênh truyền hình và các đơn vị tổ chức sự kiện. Nhưng đặc biệt hơn cả, Thanh Mai là cựu sinh viên khóa 14 của Khoa Quan hệ Công chúng và Truyền thông Trường ĐH Văn Lang, đã khởi đầu nghề dẫn chương trình bằng chính những dịp làm MC cho Trường khi còn là sinh viên. Bằng kinh nghiệm nghề và bằng tình cảm với thế hệ sinh viên đàn em, Thanh Mai đã tạo cho Tọa đàm một không khí trao đổi thoải mái, một “buổi học” kỹ năng thú vị, hiệu quả.

    Sinh viên năm nhất ngành Luật Kinh tế được học hỏi từ đàn chị nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý về kĩ năng thuyết trình: cách chế ngự nỗi sợ hãi khi giao tiếp, cách chuẩn bị nội dung cho thuyết trình, giao tiếp; cách kiểm soát cột hơi và ngữ điệu; cách tạo sức hấp dẫn cho cuộc giao tiếp... Bên cạnh lý thuyết, các bạn còn được rèn luyện thực hành tại chỗ. Tiếng cười cũng như những tràng vỗ tay không ngừng trong khán phòng cho thấy sự hào hứng của sinh viên.

    2

    3Sinh viên thực hành kiểm soát nhịp thở và cột hơi

    Theo GVC.ThS. Nguyễn Hữu Bình – Trưởng Bộ môn Luật - Khoa Luật Kinh tế, Khoa sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động trao đổi, giao lưu giữa sinh viên với các chuyên gia, cựu sinh viên giỏi nghề, để ngoài lý thuyết sách vở, sinh viên được học hỏi nhiều từ những người có kinh nghiệm thực tế. Việc mời cựu sinh viên quay về trường hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm với đàn em cũng thể hiện văn hóa tương thân, hỗ trợ nhau giữa các thế hệ sinh viên Văn Lang.

    -Tố Như -

  • Với mong muốn giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về thị trường lao động hiện nay, giải đáp những thắc mắc về xu hướng việc làm, phân bổ nguồn nhân lực hậu Covid-19, ngày 10/11/2021, Phòng Đào tạo Sau Đại học kết hợp với Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức tọa đàm trực tuyến "Xu hướng nguồn nhân lực hậu Covid-19".

  • Sáng ngày 22/7/2020, Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác với hơn 20 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức Luật, Tài chính, Kế toán thuộc các tỉnh, thành phía Nam. Đồng thời, tại sự kiện, Khoa Luật tổ chức Tọa đàm “Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên” trong lĩnh vực pháp lý.

  • Ngày 02/2/2021, Trường Đại học Văn Lang ban hành thông báo số 164/ĐHVL-SĐH về việc tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngành Luật Kinh tế, đợt 1 – năm 2021.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag