TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Ngày 29/6, Đại học Văn Lang đã tổ chức tọa đàm chủ đề “Báo chí góp phần xây dựng và phát triển TPHCM”. Tọa đàm có sự tham dự của nhiều lãnh đạo, nhà báo, nhà quản lý báo chí lâu năm của TP nhằm đánh giá một cách sâu sắc hơn hoạt động của báo chí thời gian qua cũng như những thách thức cho hoạt động báo chí hiện nay.

    toa dam phan xuan bien 0097Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM PGS.TS Phan Xuân Biên phát biểu tại tọa đàm

    Thể hiện phẩm chất đầu tàu

    Mở đầu tọa đàm, nhà báo Dương Trọng Dật, nguyên Tổng Biên tập áo Sài Gòn Giải Phóng, đúc kết khá đầy đủ về thành tựu của báo chí TPHCM qua hơn 30 năm đổi mới. Báo chí TP đã thể hiện những phẩm chất “đầu tàu” trong sự phát triển của báo chí cả nước: phản ánh sâu những vấn đề kinh tế, xã hội, đời sống lao động, sáng tạo sôi động của TPHCM; phát hiện nhiều vấn đề lớn từ đó đúc kết cho thực tiễn, dẫn đến sự ra đời của những chính sách không chỉ cho TP mà còn cho cả nước; đi đầu trong vai trò phản biện xã hội, thẩm định những chính sách kinh tế - xã hội từ các nhà hoạch định chính sách; đấu tranh hiệu quả với những biểu hiện tiêu cực, phản nhân văn trong đời sống xã hội, là tiếng nói mạnh mẽ chống tham nhũng… Báo chí TP cũng là một nền báo chí vì dân, luôn đồng hành cùng nhân dân, thực sự trở thành diễn đàn của nhân dân, chuyển tải những nguyện vọng, bức xúc, tiếng nói trung thực, đầy tâm huyết của nhân dân.

    toa dam duong trong dat 9966Thầy Dương Trọng Dật - Giám đốc truyền thông Trường ĐH Văn Lang - Nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.

    Đồng thời, nhà báo Dương Trọng Dật cũng cảnh báo báo chí hiện nay đã lơi lỏng nhiều, để cho mạng xã hội chiếm lĩnh các khoảng trống thông tin lẽ ra báo chí phải chủ động; tư duy của người làm báo đang có xu hướng xơ cứng; cơ chế quản lý báo chí còn bất cập, làm giảm chức năng phản biện xã hội của báo chí.

    Gắn bó với báo chí TPHCM từ năm 1987 đến nay, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải khẳng định báo chí TP phát triển mạnh mẽ nhất từ trong mối quan hệ dân chủ với các đồng chí lãnh đạo. Sự kết hợp của một thế hệ lãnh đạo cầu thị, biết lắng nghe, nhận thức được sức mạnh của báo chí và chủ động phát huy sức mạnh đó cùng với một thế hệ lãnh đạo báo chí vững vàng, máu lửa đã tạo nên một nền báo chí tiên phong đổi mới với những bài báo đóng góp thiết thực vào chính sách phát triển TP.

    Đồng quan điểm, nhà báo Lê Hoàng (nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ) cho rằng, báo chí dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng cần có sự tin tưởng, đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước - những người phát huy hiệu quả nhất vai trò của báo chí cho công cuộc xây dựng và phát triển TP. Nhờ đó, báo chí mới tự tin làm tốt vai trò phản biện xã hội, phát triển bền vững và luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.

    Nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM, phân tích những chuyển biến mạnh mẽ theo nhiều chiều hướng của báo chí TP trong 20 năm qua: “Về mặt tích cực, rõ ràng, báo chí TP đã đóng góp cho sự phát triển toàn diện kinh tế - chính trị - xã hội TP. Đặc biệt, có thể nói báo chí là nơi nương tựa cuối cùng của “người dân oan”, là tiếng nói phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi của người dân, giúp soi rọi lại các đường lối, chính sách của lãnh đạo. Báo chí luôn có vai trò quan trọng vì thế mà cũng dễ bị lạm dụng, trở thành công cụ của các thế lực. Điển hình là trong 10 năm qua, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, đã xuất hiện hiện tượng “truyền thông lá ngón” - những trang tin tổng hợp được cấp phép vội vã, thiếu sự quản lý - đang giết dần thế hệ tương lai bằng những bài viết độc hại, bằng những tường thuật tự nhiên chủ nghĩa gây nhiễu loạn xã hội”.

    toa dam to dinh tuan 0140Nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM

    Nhà báo Tô Đình Tuân cũng đề xuất giải pháp: Phải chấn chỉnh công tác quản lý báo chí; xử lý nghiêm những vi phạm trong hoạt động báo chí - truyền thông; cơ quan báo chí tăng cường quản lý phóng viên; tăng cường trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp - Hội Nhà báo; rèn luyện và đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo; nỗ lực nâng cao dân trí.

    Phải làm đúng chức năng

    Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Phạm Trường nhấn mạnh vai trò của báo chí, đặc biệt là báo Đảng, phải làm sao để “ý Đảng - lòng dân hòa làm một”. Để tăng tính cạnh tranh của báo chí trong xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí phải nâng cao vai trò của mình thông qua việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trong đó có nhận thức của người dân và cả nhận thức của lãnh đạo, tạo được sự đồng điệu trong nhận thức của xã hội về mục tiêu phát triển chung.

    toa dam pham truong 0112Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Phạm Trường

    Nhà báo Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, người khởi xướng chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cho rằng, nếu không muốn bị tụt hậu và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của TP, của đất nước, “báo chí, các nhà báo phải tư duy lại về sự phát triển của Việt Nam và luôn bám sát tình hình thực tế của Việt Nam và thế giới”.

    toa dam vu kim hanh0045Nhà báo Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ

    PGS.TS Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, nguyên Tổng Biên tập Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM, cho rằng báo chí phải làm đúng chức năng của mình là tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước và đặc biệt phải “đưa thực tiễn vào Nghị quyết”, tức là phải phản ánh được hơi thở cuộc sống vào trong Nghị quyết, chứng tỏ những chủ trương đó xuất phát từ đời sống thực tiễn chứ không chỉ trong phòng máy lạnh. “Báo chí thì phải biểu dương cái đẹp, luôn luôn ủng hộ cái mới, phát triển cái mới, sao cho cái mới vốn rất nhỏ lúc ban đầu trở thành xu hướng chung”, PGS.TS Phan Xuân Biên nhấn mạnh.

    Ngọc Tuyết
    (Theo Trang tin điện tử - Đảng bộ Tp. HCM)

  • Ngày 09/6/2021, trong khuôn khổ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện nghiên cứu về Đông Nam Á đương đại (IRASEC) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), IRASEC đã phối hợp cùng Trường Đại học Văn Lang và Trường Đại học Sư phạm TP. HCM đồng tổ chức Tọa đàm Online chủ đề “Nghiên cứu thực địa trong Khoa học xã hội” dành cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh trẻ đang làm việc tại Việt Nam cũng như đã/đang thực hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến Việt Nam.

  • Sáng ngày 30/8/2021, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức tọa đàm “Kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp: Viết CV, chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển và phỏng vấn” cho hơn 400 sinh viên.

  • Sáng ngày 22/03/2022, Trường Đại học Văn Lang tổ chức tọa đàm “Đào tạo khối ngành Sức khỏe theo năng lực”. Báo cáo “Tổng quan đào tạo khối ngành Sức khỏe theo năng lực” được PGS. TS. BS. Vũ Minh Phúc (Nguyên Phó Trưởng khoa Y, Trưởng Bộ môn Nhi - Đại học Y dược TP. HCM; Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng 1) trình bày đã nêu bật lý do cần thiết của việc sớm xây dựng chương trình đào tạo dành cho khối Sức khỏe theo năng lực trong các trường đại học.

  • Sáng hôm qua, ngày 21/11/2018, tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang, Khoa Xã hội & Nhân văn tổ chức thành công Tọa đàm chuyên đề “Kỹ thuật ngữ âm tiếng Việt trong Thanh nhạc” với một diễn giả đặc biệt - NSND Trần Hiếu. 

  • Sáng ngày 17/10/2018, Khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang tổ chức tọa đàm “Phương pháp học đại học ngành Luật” dành cho các bạn sinh viên năm nhất, tại phòng 203A – Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1.

  • Sáng ngày 17/10/2018, Khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang tổ chức tọa đàm “Phương pháp học đại học ngành Luật” dành cho các bạn sinh viên năm nhất, tại phòng 203A – Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1.

  • Sáng ngày 26/5/2020, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Tọa đàm khoa học “Một số thủ tục tố tụng trong vụ án hình sự”. Đây là một trong những sự kiện thu hút nhiều sinh viên Khoa Luật tham gia và cũng là dịp chào đón sinh viên quay trở lại Trường sau dịch Covid-19.

  • Ngày 19/09/2019, Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Tọa đàm “Vài khía cạnh pháp lý về Kinh tế - Tài chính qua một số vụ đại án ở nước ta trong thời gian qua” tại Hội trường Trịnh Công Sơn (Cơ sở 3 – 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh).

  • Trong khuôn khổ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viện nghiên cứu về Đông Nam Á đương đại (IRASEC) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), IRASEC phối hợp với Trường Đại học Văn Lang (VLU) và Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (HCMUE) tổ chức chương trình tọa đàm khoa học về phương pháp nghiên cứu dành cho các nghiên cứu sinh và tiến sĩ trẻ đang làm việc tại hoặc với Việt Nam chủ đề: “Nghiên cứu thực địa trong Khoa học xã hội”.

  • Ngày 04/6/2022, Khoa Tài chính - Ngân hàng tổ chức thành công Tọa đàm “Đầu tư Tài chính - Cơ hội và Thách thức” với hơn 300 sinh viên tham gia, lấp đầy hội trường N2T1 tại cơ sở chính. Đây là cơ hội giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các kênh đầu tư tài chính, nhận định rủi ro thị trường, phân tích, dự báo về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. 

  • (P. Tuyển sinh  Văn Lang, 07/11/2018) – Ngày 30/10/2018, Khoa Tài chính – Kế toán phối hợp với ACCA tổ chức Tọa đàm định hướng về đạo đức nghề nghiệp cho gần 100 sinh viên năm nhất tại Hội trường C001, Cơ sở 2 – 233A Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Ông Bùi Quang Độ: "Văn Lang sẽ Tổ chức nhiều Sự kiện như thế này"

    (Truyền thông Văn Lang) Như tin đã đưa,sáng 29/06/2017, tại Hội trường 203A CS1 trường Đại học Văn Lang (45 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Q1, TPHCM) đã diễn ra buổi Tọa đàm Báo chí góp phần xây dựng và phát triển Thành phố.  Giám đốc truyền thông Văn Lang, Viện trưởng viện đào tạo Văn hóa Nghệ thuật và truyền thông Văn Lang  Dương Trọng Dật chủ trì buổi tọa đàm

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Dương Trọng Dật, Giám đốc truyền thông, Viện trưởng Viện đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật & Truyền thông Văn Lang phát biểu mở đầu cho buổi tọa đàm Báo chí góp phần xây dựng và phát triển thành phố

    Tọa đàm có sự tham dự của nhiều lãnh đạo, nhà báo, nhà quản lý báo chí lâu năm của TP nhằm đánh giá một cách sâu sắc hơn hoạt động của báo chí thời gian qua cũng như những thách thức cho hoạt động báo chí hiện nay.

    • Ông Phan Xuân Biên, nguyên Ủy viên ban TVTU, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy
    • Ông Phạm Quốc Toàn, nguyên Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
    • Ông Nguyễn Công Khế, Chủ tịch tập đoàn Thanh Niên, nguyên TBT báo Thanh Niên
    • Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội xuất bản VN, nguyên TBT báo Tuổi Trẻ
    • Ông Phạm Trường, Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng
    • Bà Đỗ Thị Lan Anh, Tổng biên tập tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng
    • Ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập Trang Tin Điện Tử Đảng Bộ Tp.Hồ Chí Minh
    • Bà Nguyễn Thị Ngọc Hải, nguyên chuyên viên phụ trách báo chí Ban tư tưởng Văn hóa Thành ủy, Nguyên ủy viên BBT báo Phụ nữ VN
    • Bà Ngô Ngọc Ngũ Long, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Tp.HCM, Tổng biên tập tạp chí Điện ảnh
    • Bà An Dung, Phó Tổng biên tập tạp chí Nhiếp ảnh
    • Ông Nguyễn Khắc Văn, Tổng Thư ký tòa soạn báo Sài Gòn Giải phóng
    • Bà Phạm Bích Ngà, Phó Tổng biên tập tạp chí Hồn Việt
    • Bà Nguyễn Thị Kim Ửng, Tổng biên tập tạp chí Kiến thức ngày nay
    • Ông Vu Gia, nguyên Trưởng Ban biên tập báo Người Lao Động
    • Bà Văn Minh Hoa, nguyên phó Giám đốc phía Nam Thời báo Kinh tế VN
    • Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc TT Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA).

    Và các phóng viên của Đài Truyền hình HTV, Truyền hình Quốc hội, Báo Tuổi trẻ, Báo Người lao động, Báo Dân trí, Báo Sài Gòn giải phóng,  Báo Đại đại kết,Trang tin Điện từ Đảng bộ Tp.HCM.

    Về phía chủ nhà, tham gia buổi tọa đàm gồm có:  

    • ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch HĐQT Đại học Văn Lang;
    • Ông Võ Văn Tuấn - Phó hiệu trưởng thường trực 
    • PGS TS Phạm Ngọc Doanh - trưởng Khoa QHCC&TT  và các giảng viên khoa QHCC và TT.

    Phát biểu đề dẫn, ông Dương Trọng Dật cho biết SGGP là tờ báo cách mạng đầu tiên xuất hiện tại Tp.HCM. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ nữ, Người lao động… Cùng với nhiệm vụ là vũ khí tuyên truyền của Đảng những giai đoạn trước, đồng hành cùng sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, báo chí Việt Nam đặc biệt là báo chí Tp.HCM với sự nhạy bén, năng động đã phản ánh sinh động sự phát triển của Tp.HCM về kinh tế xã hội, đời sống lao động và hoạt động sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của thành phố ; báo chí đi đầu trong việc thẩm định các chính sách xã hội, phản biện xã hội, là tiếng nói của nhân dânTp.HCM, là nơi chuyển tải những bức xúc của dư luận xã hội và thực sự trở thành một nền báo chí của dân, do dân và vì dân.

    Mặc dù vậy, theo ông Dương Trọng Dật, báo chí đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới rất gay gắt. Chính sách đa dạng đa phương hóa quan hệ đối ngoại, hội nhập sâu vào thế giới tạo điều kiện cho sự xâm nhập mạnh mẽ của của báo chí nước ngoài, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN (sự ra đời của báo điện tử, mạng Internet) khiến cho báo giấy đứng trước những thách thức chưa từng có. Đó là chưa kể những thách thức trong cơ chế quản lý lỗi thời, những trì trệ trong tư duy của người làm báo, sức ỳ của lối làm báo quan phương - áp đặt, cứng nhắc, khiên cưỡng trong tuyên truyền; và là bước lùi trong chức năng phản biện vốn là thế mạnh của báo chí Tp. HCM.

    Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, người có thời gian dài theo dõi báo chí Tp. HCM  khái quát về những vấn đề của báo chí Tp. HCM  trong những năm qua. Theo bà Ngọc Hải, bà có cơ hội đi theo các lãnh đạo như ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh, ông Mai Chí Thọ gặp gỡ và tiếp xúc với các nhà báo lớn của thế giới. Những lãnh đạo thành phố lúc đó này đã sử dụng lực lượng truyền thông để thực hiện những chính sách lớn của Tp. HCM, bàn bạc về những chính sách cho nhân dân như chính sách 1,2 giá, lương bổng, cầu tre…. Theo bà Ngọc Hải, những thế hệ tổng biên tập như Võ Như Lanh, Vũ Kim Hạnh,Thế Thanh, Lê Hoàng, Dương Trọng Dật, Nguyễn Công Khế mà bà được tiếp xúc và làm việc là những người lãnh đạo báo chí có bản lãnh, sử dụng hiệu quả vũ khí truyền thông, báo chí, trong đó có việc phản ánh và kiến giải các vấn đề kinh tế xã hội, thẩm định và phản biện chính sách. Báo chí ngoài chức năng thông tin còn thực hiện thành công những hoạt động sau mặt báo như: Hoạt động học bổng VÌ NGÀY MAI PHÁT TRIỂN, TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG của Tuổi trẻ, chương trình học bổng Nguyễn Văn Hưởng, mùa xuân biên giới của báo SGGP, Giải mai vàng của báo Lao động, Ngôi nhà mơ ước của HTV…

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải khái quát về vấn đề báo chí TPHCM trong những năm qua

    ông Bùi Quang Độ, Chủ tịch HĐQT trường đại học Văn Lang bày tỏ sự niềm vui được đón tiếp các nhà báo, các vị lãnh đạo có mặt tại buổi tọa đàm. Ông khẳng định vai trò của báo chí hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội và ông mong muốn truyền đạt điều này đến cho SV của trường. Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông thành lập năm 2007 và hiện nay đang là khoa thuộc hàng “hot” với số lượng sinh viên theo học đông và ra trường hơn 90% có việc làm. Hiện trường đang mở thêm một số ngành nghệ thuật, xã hội nhân văn; trường cũng đang xây dựng cơ sở mới tại Gò Vấp với với đầu tư khoảng 2000 tỷ để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội. Ông hứa với các nhà báo: sắp tới trường sẽ tiếp tục tổ chức nhiều sự kiên văn hóa nghệ thuật, truyền thông để tập hợp trí thức,văn nghệ sĩ, Sẽ còn có nhiều cuộc tọa đàm như thế này.

    tuong thuat toa dam 001Chủ tịch HĐQT Bùi Quang Độ gửi gắm đôi lời đến các nhà báo trong buổi tọa đàm

    Nhà báo Vũ Kim Hạnh, nguyên TBT báo Tuổi trẻ, bà cũng là người sáng lập chương trình hàng VN chất lượng cao và SGTT phát biểu mở đầu bằng câu chuyện 5G của Bí thư tỉnh ùy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, và  kết luận “nếu đứng yên là chúng ta đang tụt hậu”.

    Nhà báo Kim Hạnh đúc kết về những thành công và những điều chưa làm được của 30 năm đổi mới của VN, những hạn chế trong quá trình phát triển. Trong bài phát biểu, bà Kim Hạnh so sánh Việt Nam với thế giới (cụ thể là Trung Quốc), trước những năm 1980 và không có nhiều chênh lệch, Sau 1980, Trung Quốc phát triển một cách mạnh mẽ và việc học hỏi những chính sách kinh tế của họ là điều nên suy xét . Một trong những lý do là khát vọng thoát nỗi nhục đói nghèo. Nhà báo nói về khát vọng phát triển của Trung Quốc và cho rằng “Việt Nam cần 50% khát vọng đó thì chúng ta có thể phát triển rồi” nhà báo Kim Hạnh nhận định.

    Ngoài ra, bà Kim Hạnh còn nêu bật 3 trụ cột chính cho sự phát triển của Việt Nam: thịnh vượng kinh tế - bền vững môi trường, công bằng và hòa nhập xã hội, năng lực giải trình và trách nhiệm của nhà nước. Bà nhấn mạnh 6 chuyển đổi căn bản, công thức RICH (mà ngân hàng thế giới đã tìm ra cho VN), những cái bẫy trong phát triển, những nghịch lý của SXKD VN đặc biệt về sản xuất nông nghiệp “không có nông sản Việt Nam mà không “giải cứu”.  Bà Vũ Kim Hạnh có đề nghị rằng “báo chí luôn tư duy lại về phát triển VN và luôn bám sát thực tế VN và thế giới”.

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Vũ Kim Hạnh phát biểu trong buổi tọa đàm

    Nhà báo Nguyễn Công Khế đưa ra những vấn đề của báo chí hiện nay như báo chí không làm đúng chức năng của mình (vấn nạn nhận tiền của báo chí, sự can thiệp của quản lý vào sự công tâm của báo chí), bất cập về sự sống còn của các tờ báo, báo chí được gọi là sống, thiết thực về nội dung và sức thuyết phục không còn bao nhiêu tờ. Ông cũng nêu ra những vấn đề truyền thông mạng xã hội không thể kiểm soát, chính sách thông tin không giúp cho báo chí con đường để phát triển, chính vì vậy làm cho sự trung thực, can đảm không còn . Theo nhà báo, không có cải cách, chúng ta sẽ không có thay đổi, với sự phát triển như hiện tại sẽ không còn có báo chí đích thực.

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Nguyễn Công Khế chia sẻ những vấn đề nóng của báo chí trong buổi tọa đàm

    Nhà báo Lê Hoàng phát biểu về sự đóng góp của báo chí đối với sự phát triển bền vững, vai trò của báo chí đối với sự phát triển, đặt lợi ích cao nhất của đất nước lên hàng đầu. Theo ông, công việc chính của báo chí đó là vai trò phản biện, đặc biệt là trong phạm vi phát triển. Những chính sách mới được ban hành cần lấy ý kiến người dân hay những chính sách hiện hữu cần điều chỉnh, đổi mới thì nhờ cóđội ngũ chuyên gia, đời sống thực tiễn, báo chí có thể thực hiện được vai trò này. Vào giai đoạn 75-90 có sự thuận lợi là vì các nhà lãnh đạo có khao khát cho sự phát triển, có sự lắng nghe, có sự đồng cảm, tin tưởng báo chí; vì vậy chúng ta nhận thấy rằng phản biện của báo chí cần có sự đồng hành của lãnh đạo. Trong quá trình phát triển thì luôn có khuyết điểm, báo chí học hỏi từ những khuyết điểm để vươn lên và đóng góp cho sự phát triển đó.

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Lê Hoàng và những lời nhắn nhủ “tâm huyết” trong buổi tọa đàm

    Hiện nay, theo nhà báo Lê Hoàng không phải những nhà báo “sinh ra” để làm bậy, đội ngũ nhà báo “ngay ngắn trước đây” bây giờ gặp phải những khó khăn; ví dụ như báo Tuổi trẻ trước kia PV không được làm quảng cáo nhưng bây giờ họ phải làm quảng cáo, PR để an toàn hoặc vì báo chí viết về doanh nghiệp thì không được liên kết hay làm sự kiện với doanh nghiệp nhưng hiện tại thì khác. Lúc trước báo chí đồng hành cùng với sự phát triển và có thể vừa lòng của người dân, đó là thời kỳ “ý Đảng lòng Dân”, hiện tại đã thay đổi. Theo ông, báo chí hiện nay muốn đồng hành cùng với sự phát triển thì họ phải đối mặt với những khó khăn.Thứ nhất, khi người làm báo muốn đấu tranh với những điều sai trái (đất đai, chính sách) thì có sự xuất hiện, cản trở của nhóm lợi ích, nhóm này ngày càng lớn mạnh về tài chính và dần đang liên kết với những quyền lực chính trị. Thứ hai, các đồng chí lãnh đạo báo chí hiện nay, không biêt có phải vì quá bận hay không, thường ít gần gũi báo chí, thiếu sự đồng cảm và chia sẻ, động viên và không có phương thức tận dụng sức mạnh của báo chí thậm chí còn có những quy định hạn chế sự tác nghiệp của báo chí gây những bất cập đối với người làm báo.

    Nhà báo Lê Hoàng nhấn mạnh để báo chí có sự đóng góp đối với sự phát triển bền vững của thành phố, lãnh đạo thành phố cần hỗ trợ, đồng cảm, chia sẻ và tin tưởng đối với báo chí như những lãnh đạo Sáu Dân, Nguyễn Văn Linh, Sáu Tường trước kia. Và đây là điều rất quan trọng.

    Ông Phan Xuân Biên đồng ý với các ý kiến của Nguyễn Công Khế, Lê Hoàng. Theo ông Biên, từ xưa đến nay báo chí đều gắn chặt với sự phát triển xã hội và đời sống như việc xuất hiện máy in mực từ năm 1814, đài phát thanh vào năm 1905, đài truyền hình vào năm 1936. Nhưng ông rất tiếc vì không có lãnh đạo thành phố tham gia vào buổi tọa đàm. Ông đánh giá cao nội dung cuộc tọa đàm và đề nghị Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Hội nhà báo Tp. HCM tổ chức một diễn đàn diễn đàn sâu hơn về vấn đề này. Ông Phan Xuân Biên đồng ý rằng nếu báo chí không được sự đồng cảm của lãnh đạo thì hiệu quả không cao. Ông nhấn mạnh báo chí hay tuyên giáo thì phải phát triển cái mới, ủng hộ cái mới, làm cho cái mới từ nhỏ từ đầu thành xu hướng phổ biến

    Ông Phan Xuân Biên đề nghị "Báo chí phải làm đúng chức năng của mình là thông tin, là tiếng nói của Đảng, của các tổ chức chính trị xã hội đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Nghĩa là chúng ta phải làm hai nhiệm vụ một là tuyên truyền những chủ trương chính sách vào xã hội để trở thành lực lượng vật chất, nhưng quan trong hơn đó là chúng ta phải đưa thực tiễn vào nghị quyết, nghĩa là chúng ta phải phản ảnh được đời sống của xã hội, của nhân dân vào nghị quyết , vào chính sách chứ không phải làm chính sách từ phòng lạnh".

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Phạn Xuân Biên chia sẻ suy nghĩ của mình trong buổi tọa đàm

    Ông Phan Xuân Biên mong rằng báo chí sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của thành phố.

    Nhà báo Phạm Trường đồng ý với các ý kiến của các nhà báo, Theo ông cho rằng "báo Đảng là thiên về chính trị và có vẻ người dân không quan tâmthiên kiến. Thực ra, báo Đảng cũng có vai trò rất quan trọng vì nó làm cho ý Đảng với lòng dân gặp nhau, thực chất ý Đảng sinh ra từ lòng dân". Theo ông, báo chí có một vai trò đó là làm sao để ý Đảng và lòng dân là một. Báo chí cần thực hiện tốt các vai trò của mình trong nhiều mặt, quan trong nhất là báo chí cần phải nâng cao ý thức của xã hội của người dân, của lãnh đạo; nâng cao được nhận thức thì báo chí mới thúc đẩy xã hội phát triển được.

    Có quan điểm cho rằng, báo chí phải thể hiện được hiện thực xã hội, nhưng nếu chỉ thể hiện mà quên mất vai trò nâng cao nhận thức xã hội thì báo chí sẽ đi theo xu hướng tự nhiên chủ nghĩa và dẫn đến báo lá cải càng nhiều hơn.Chính vì vậy mà báo chí cần phải hướng đến việc nâng cao nhận thức xã hội, khi đó báo chí mới phát huy được khả năng phản biện; làm cho lãnh đạo và báo chí có cùng một nhận thức, có một sự đồng điệu. "Chỉ khi báo chí, người dân, lãnh đạo có sự đồng điệu thì chúng ta mới làm xã hội phát triển được, khi đó chủ trương chính sách của nhà nước mới thể hiện được cuộc sống, đưa hơi thở cuộc sống vào trong nghị quyết và từ đó báo chí tiếp tục thể hiện vai trò soi rọi cuộc sống và đối chiếu ý Đảng và lòng dân để đưa hai vấn đề này luôn đồng điệu trong sự phát triển", nhà báo nhận định.

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Phạm Trường đưa ý kiến về vai trò của báo chí trong xây dựng và phát triển thành phố

    Nhà báo Phạm Trường có nêu về các chương trình đột phá được nói đến trong Đại hội 10 của Đảng bộ TP nhằm thúc đẩy và xây dựng Tp. HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình, hội nhập. Hiện tại các giải pháp cho những chương trình này đang còn gặp khó khăn. Báo SGGP luôn bám sát vào các nghị quyết của TP và soi rọi các nhiệm vụ vào trong thực tế và thực hiện các tin bài để phản ánh những bất cập và những nút thắt mà trong quá trình thực hiện nghị quyết và từ đó thông qua các ý kiến của chuyên gia, các giới và người dân để đưa nghị quyết vào cuộc sống, tìm ra những hướng ra, thúc đẩy việc thực hiện các nghị quyết được nhanh và hiệu quả hơn.

    Nhà báo nhấn mạnh báo chí trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn, như báo in đi xuống do xu thế phát triển của báo chí nói chung và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ; đặt ra một vấn đề về phương thức tiếp cận thông tin, tiếp cận bạn đọc để nhiệm vụ góp phần vào xây dựng thành phố cũng như là đất nước mới được phát huy và nâng cao.

    Nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long phát biểu về báo lá cải, theo bà đây là một xu hướng thị hiếu của bạn đọc hiện nay. Theo nhà báo đó là một phần của thực tế mà nhiều báo chí đúng đắn cũng phải thông tin để tồn tại. Tuy nhiên, Báo chí nên có trách nhiệm và biết kiềm chế hơn khi đưa thông tin này, đồng thời cần có những thông tin tốt, trong sạch hơn.

    Theo nhà báo, một rào cản với baó chí hiện nay là lợi ích nhóm. Theo bà một trong những nguyên nhân gây ra lợi ích nhóm là do cơ chế như chính sách về đất đai, “đất đai là sở hữu của toàn dân, không có dân nào sở hữu hết mà nhà nước quản lý nghĩa là ông ấp ông xã cũng là nhà nước cho nên ông có quyền lấy đất của bất kỳ ai. Tất cả những khiếu kiện của dân, cả nước khiếu kiện là xuất phát từ cơ chế quản lý này và nếu còn nó thì sẽ  vẫn còn vòi bạch tuộc của nhóm lợi ích”, nhà báo nhận định.

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long chia sẻ suy nghĩ trong buổi tọa đàm

    Nhà báo  trăn trở về về vấn đề của văn học nghệ thuật hiện nay, đặc biệt là nền điện ảnh; Điện ảnh Việt Nam hiện đang bị chi phối các nhà kinh doanh điện ảnh nước ngoài. Rạp chiếu phim gần như là độc quyền các ông chủ Hàn Quốc, các rạp nhà nước thì đóng cửa; doanh thu các phim cao nhưng đối tượng thụ hưởng là nước ngoài. Chất lượng nội dung phịm đa phần là chạy theo thị hiếu mì ăn liền vì tư nhân đầu tư. Phim Việt mặc dù muốn đi ra thế giới nhưng  không cạnh tranh được với nước ngoài. Trường hợp tác với nước ngoài thì làm theo ý muốn của nhà làm phim ngoại. Thậm chí chấp nhận cả sự phí báng tinh thần dân tộc như trong phim “Người cộng sự” viết về Phan Bội Châu (phim hợp tác với Nhật Bản) đã đánh mất hình ảnh và vị thế của một nhà cách mạng được mọi người kính yêu nhưng không có tờ báo nào phản ứng, và được liên hoan phim trao giải Vàng…

    Nhà báo Tô Đình Tuân nhận định rằng trong 10 năm gần đây báo chí Việt Nam, báo chí Tp. HCM có sự chuyển mình mạnh mẽ tích cực lẫn chưa tích cực. Về phần tích cực, báo chí đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, chính trị của đất nước, thành phố thể hiện qua các nghị quyết và chỉ thị. “Báo chí có vai trò rất quan trọng trong xã hội, là tiếng nói phản biện, điểm tựa cho những người yếu thế, một chỗ để soi rọi đối với người lãnh đạo, nếu lãnh đạo có góc nhìn, có tầm, đương nhiên vì nó rất quan trọng nên rất dễ bị lạm dụng và trở thành một thế lực, công cụ của những người có quyền lực, có lợi ích nhóm… bất cứ một đất nước nào, một xã hội nào có báo chí, có phát triển thì có những chuyện đó sẽ xảy ra”, nhà báo chia sẻ.

    Với vấn đề báo lá cải, theo nhà báo không phải là lá cải mà phải gọi đúng tên là “LÁ NGÓN”, trong 10 năm gần đây loại hình truyền thông này tiêu diệt thế hệ tương lai từ từ bằng những bài viết độc địa và tự nhiên chủ nghĩa. Đó là những trang tin tổng hợp, được cấp phép “vội vã”, thiếu trách nhiệm, thiếu quản lý và nếu có bị kiểm tra thì họ vẫn có cách để thoát.

    tuong thuat toa dam 001Nhà báo Tô Đình Tuân phát biểu trong buổi tọa đàm

    Do vậy, báo chí cần phải thay đổi để thích nghi nhưng thay đổi trong giới hạn cho phép. Báo chí hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về thông tin, vấn đề tồn tại để giữ tiếng nói của mình. Nhà báo cũng nêu lên 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008; Sự phát triển của công nghệ số, Báo mạng, mạng xã hội; Sự quản lý lơi lỏng của cơ quan quản lỳ; Sức ép cạnh tranh do có quá nhiều cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình; Sự suy thoái đạo đức và tinh thần của một số người làm báo.

    Đối với xu hướng sắp tới, nhà báo có 5 nhận định như sau: Tiếp tục diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới sẽ tác động vào báo chí thế giới và việt nam; công nghệ phát triển mạnh mẽ và báo giấy tiếp tục bị ảnh hưởng; viết báo phổ thông phát triển gây ra sự phức tạp trong kiểm soát và chọn lọc thông tin; xu hướng viết “đánh đấm, bôi nhọ nhau” ngày càng phát triển.

    Và nhà báo đề xuất 5 giải pháp: công tác quản lý cần chấn chỉnh (chủ trương quy hoạch báo chí) và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm trong hoạt động truyền thông, báo chí; cơ quan báo chí nên tăng cường quản lý PV nhằm tránh tình trạng vụ lợi cá nhân;tăng cường trách nhiệm của tổ chức, hội nghề nghiệp (hội nhà báo); tiếp tục rèn luyện và giáo dục đạo dức cho nhà báo; tăng cường dân trí – người tiếp nhận thông tin thông minh thì chúng ta sẽ có một nền báo chí lành mạnh và giải pháp đồng bộ.

    Nhà báo Khắc Văn đưa ra nhận định về vấn đề báo chí góp phần xây dựng và phát triển thành phố, theo ông báo chí là tuyên truyền thông tin, giám sát và phản biện vào 7 chương trình đột phá của thành phố: phát triển nguồn nhân lực, chống kẹt xe, chống ngập, giảm tai nạn giao thông, tăng trưởng kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Báo chí hiện nay gặp nhiều khó khăn và phải đối mặt với nhiều thách thức, do đó báo chí cần phải tăng khả năng phân tích, bình luận, lý giải vấn đề; người làm báo cần tăng khả năng giám sát và phản biện xã hội và khả năng hòa nhập của báo chí trong thời đại truyền thông số. Theo nhà báo, năng lực cần thiết của người làm báo trong thời đại truyền thông số đó là khả năng kết nối xã hội, liên kết, huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác báo chí, truyền thông. “Việc đào tạo, huấn luyện người làm báo để thay đổi cách làm báo đang là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm cho mỗi cơ quan báo chí và cho thành phố chúng ta”, nhà báo nhấn mạnh.

    Nhà báo Vu Gia chia sẻ về vấn đề phản biện xã hội, theo ông muốn phản biện thì lãnh đạo cũng phải “bật đèn xanh” thì báo chí mới có thể tiếp cận sự thật.

    Nhà báo Hồng Quân quan tâm đến vấn đề phát huy tính sáng tạo của báo chí trong công cuộc đổi mới đất nước. “Báo chí là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo của xã hội, sự ra đời của báo chí kể từ những bản tin sớm nhất của Châu Âu đáp ứng đòi hỏi phát triển của xã hộivà nó chính là kết quả sáng tạo của con người. Mấy trăm năm phát triển của báo chí ghi lại những nấc thang sáng tạo không ngừng của loại hình hoạt động này, nhất là khi thế giới bước sang thời đại thông tin, bùng nổ thông tin, các phương thức sáng tạo trong loại hình hoạt động báo chí từ nội dung, thông tin, các hình thức thông tin, các phương thức thông tin, truyền thông

    Theo nhà báo, những yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của báo chí: cuộc cách mạng xã hội (thông tin mở, dân trí nâng cao, sự tham gia của nhân dân vào việc giải quyết các vấn đề xã hội); đường lối thông tin phản ánh đường lối chính trị; sự điều hành của các cơ quan báo chí; sự năng động của đội ngũ phóng viên (hoạt động sáng tạo của phóng viên, tác phẩm báo chí); phương thức thể hiện. “Tính sáng tạo của báo chí gắn liền theo tỉ lệ thuận với năng lực và bản lĩnh sáng tạo của phóng viên”, nhà báo chia sẻ. Người làm báo cần say mê nghề nghiệp, lý tưởng chính trị chân chính trong hoạt động báo chí. Người phóng viên chân chính luôn tìm kiếm sự thật, tiếp cận chân lý để nói lên chân lý dù khó khăn, gian nan. Họ luôn không ngừng vươn tới những nấc thang cao hơn của nghề nghiệp; trí tuệ, kỹ năng thể hiện trong tác phẩm báo chí.

    Phóng sự đăng trên trang Truyền hình Quốc hội:

    Lê Thị Quỳnh Chi (Phòng Truyền thông - Văn Lang)

    Xem thêm: - - - - - - - - - - - - - - - - - 

    Báo chí góp phần xây dựng, phát triển TPHCM - Trang Tin Điện tử Đảng bộ Tp. HCM

    Tọa đàm báo chí tại TP.HCM: Nhà báo nói thẳng, nói thật về báo chí - Thể thao Văn Hóa

    Báo chí góp phần xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh - Báo Đại đoàn kết

    Báo chí góp phần xây dựng và phát triển TPHCM - Báo Sài Gòn Giải phóng

  •  Ngày 29/6, Đại học Văn Lang (TP.HCM) đã tổ chức tọa đàm chủ đề “Báo chí góp phần xây dựng và phát triển TP.HCM” với sự tham dự của nhiều lãnh đạo, nhà báo, nhà quản lý báo chí lâu năm của TP.HCM.

    Bên cạnh ghi nhận nhiều thành tựu báo chí TP.HCM đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng Dương Trọng Dật cũng cảnh báo: “cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, báo chí TP.HCM chưa có một cuộc bứt phá nào đáng kể, không những thế có vẻ còn tụt lùi so với yêu cầu thông tin và tụt lùi so với chính chúng ta”.

    toa dam 9973Tọa đàm “Báo chí góp phần xây dựng và phát triển TP.HCM” - Thầy Dương Trọng Dật - Giám đốc truyền thông Trường ĐH Văn Lang - Nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng phát biểu khai mạc.

    Những biểu hiện rõ nhất là: tư duy làm báo xơ cứng, làm báo kiểu hành chính quan liêu, tuyên truyền áp đặt, thiếu thuyết phục; thông tin đời sống kinh tế, xã hội thành phố còn nhạt nhòa, thiếu sức lay động; đang có một bước lùi trong vai trò phản biện xã hội, vốn là thế mạnh của báo chí TP.HCM.

    Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải hoài niệm về một thời báo chí làm việc trong mối quan hệ dân chủ với lãnh đạo thành phố: “Các đồng chí lãnh đạo TP.HCM như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ… rất thân thiết với anh em báo chí, có thể cùng bàn bạc những vấn đề lớn đóng góp vào những chính sách cho thành phố".

    toa dam nb ngoc hai0003Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải

    "Tôi nhớ những cuộc giao ban báo chí “nảy lửa” với một thế hệ lãnh đạo nhận thức được sức mạnh của truyền thông và biết phát huy sức mạnh đó và một thế hệ lãnh đạo báo chí oanh liệt, máu lửa và hay cãi. Tất cả giúp báo chí TP.HCM phát triển mạnh mẽ cả trên và sau mặt báo với hàng loạt chương trình lan tỏa rộng rãi trong xã hội, như: Nghĩa tình Trường Sơn và Học bổng Nguyễn Trường Toản (Sài Gòn giải phóng), Hàng Việt Nam chất lượng cao (Sài Gòn Tiếp thị), Duyên dáng Việt Nam (Thanh Niên), Ngôi nhà mơ ước (HTV)…” - bà Hải nhớ lại.

    Ông Lê Hoàng (Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ) cho rằng để báo chí phát triển bền vững cần lấy lại vai trò nổi bật của báo chí là phản biện xã hội. Mà “sự phản biện xã hội cần sự đồng hành của những lãnh đạo như ta đã từng có trong một giai đoạn khó khăn - những người khát khao đổi mới, tác phong dân chủ, chịu cọ xát - đôi khi phải “cắn răng” nghe báo chí nói. Phải làm sao để trở lại ngày xưa, để báo chí có được sự đồng hành, hỗ trợ của lãnh đạo và trở thành sức mạnh của lãnh đạo, của chính quyền...”

    toa dam ong le hoang 0077Ông Lê Hoàng (Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ)

    Nhà báo Vũ Kim Hạnh (nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn tiếp thị, người khởi xướng chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”) đặt ra vấn đề lớn cho báo chí hiện nay nếu không muốn bị tụt hậu và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của TP, của đất nước thì: “Báo chí và các nhà báo phải tư duy lại về sự phát triển của Việt Nam và luôn bám sát tình hình thực tế của Việt Nam và thế giới”.

    toa dam ba nguyen kim hanhNhà báo Vũ Kim Hạnh (nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn tiếp thị, người khởi xướng chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”)

    Trên vai trò một người từng làm công tác quản lý, PGS-TS Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, cho rằng báo chí phải làm đúng chức năng của mình là tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước và đặc biệt phải “đưa thực tiễn vào Nghị quyết”, tức là phải phản ánh được hơi thở cuộc sống của người dân vào trong Nghị quyết, chứng tỏ những chủ trương đó xuất phát từ đời sống thực tiễn chứ không chỉ trong phòng máy lạnh.

    toa dam ong phan xuan bien 0088PGS-TS Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM

    “Báo chí thì phải biểu dương cái đẹp, luôn luôn ủng hộ cái mới, phát triển cái mới, sao cho cái mới vốn rất nhỏ lúc ban đầu trở thành xu hướng chung” - PGS-TS Phan Xuân Biên nhấn mạnh.

    Phóng sự đăng trên trang Truyền hình Quốc hội:

     

     

    Ninh Lộc (Theo Thể Thao - Văn Hóa)
  • Song song với việc tích lũy kiến thức chuyên ngành, Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Văn Lang thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa giúp sinh viên trải nghiệm thực tế, định hướng nghề nghiệp từ giảng đường đại học, đảm bảo chương trình theo định hướng ứng dụng. Cuối năm 2019 vừa qua, sinh viên Quản trị Kinh doanh tiếp tục tham gia 2 tọa đàm về kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng.

  • (P. Tuyển sinhVăn Lang, 30/10/2018) – Ngày 19/10/2018, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm Thơ – Tình yêu – Cuộc sống, dùng những vần thơ câu hát như một lời chúc mừng những người phụ nữ Văn Lang.

    Với đội ngũ giảng viên ngành Văn học ứng dụng và giảng viên các bộ môn nghệ thuật của Viện Văn hóa – Nghệ thuật – Truyền thông Trường Đại học Văn Lang, Tọa đàm “Thơ – Tình yêu – Cuộc sống” được tổ chức bài bản, đầu tư hàm lượng nội dung. Những tác phẩm thơ và nhạc được biểu diễn trong chương trình tuy không mới, nhưng đều là các tác phẩm có sức sống vượt thời gian, giàu cảm xúc.

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 1

     

    Mở đầu chương trình, PGS. TS. Trương Ngọc Thắng
    – giảng viên ngành Thanh nhạc Trường Đại học Văn Lang –
    biểu diễn tác phẩm “Điều giản dị” (thơ Giáng Vân, nhạc Phú Quang).

     

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 3

    TS. Hồ Tấn Phong – Trưởng Ban Khoa học cơ bản Trường Đại học Văn Lang – gửi tặng chùm 7 bài thơ mà ông đã sáng tác trong nhiều giai đoạn, từ khi còn là chàng sinh viên rời mái trường lên đường ra chiến trận, đến khi đã quá nửa cuộc đời nhớ về những người thương…

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 4



    Nhà báo Dương Trọng Dật – Viện trưởng Viện Văn hóa – Nghệ thuật – Truyền thông – nhấn mạnh: phụ nữ không chỉ là một nửa thế giới, mà còn là sức sống của nhân loại; họ chắc chắn là phái đẹp nhưng không phải là phái yếu. Với sự trân trọng phái nữ, thầy đọc tặng khán giả hai bài thơ của mình: Chùa Hương thiếu emCâu hát cũ ở một vùng đất mới.

     

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 7Khách mời - nghệ sĩ Đức Tâm (Nhạc viện Tp.HCM) - biểu diễn tác phẩm “Một lòng đợi bạn” (dân ca ví dặm).

     
    Ngoài các giọng thơ nam nhân, chương trình cống hiến cho khán giả một số tiết mục hát và ngâm thơ từ các giọng nữ, như tiết mục đọc thơ “Mẹ” (sáng tác: Nguyễn Trung Kiên) của cô Phan Thị Hương Giang – Phó Hiệu trưởng Trường Trung học quốc tế Nam Mỹ; tiết mục ngâm thơ “Quê hương” (sáng tác: Giang Nam) của cô Phạm Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Trung học quốc tế Nam Mỹ (ảnh dưới, phải); tiết mục “Thơ tình cuối mùa thu” (lời thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu) qua giọng hát ca sĩ Khánh Hòa – giảng viên ngành Thanh nhạc (ảnh dưới, trái); bài hát “Em đi chùa Hương” qua giọng hát của bạn Trần Thùy Trang - sinh viên ngành Thanh nhạc.

    van lang toa dam tho phu nu 10 18 11

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 5

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 9
    Ngoài các tiết mục văn nghệ, Tọa đàm Thơ – Tình yêu – Cuộc sống còn là buổi chia sẻ góc nhìn về người phụ nữ qua thơ ca nghệ thuật. TS. Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học (ảnh) – sau chuyến bay 2 tiếng từ Hà Nội vào Tp.HCM – đã có 30 phút chia sẻ với thầy cô và sinh viên Văn Lang về những nét độc đáo của thơ tình Việt Nam, từ ca dao dân ca đến thơ tình hiện đại. TS. Nguyễn Hoài Thanh – giảng viên ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang – cũng chia sẻ góc nhìn thú vị về người phụ nữ qua bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh).

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 2



    Theo dõi chương trình, ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Văn Lang – hào hứng góp vui bằng bài thơ “Màu tím hoa sim” (sáng tác: Hữu Loan), đồng thời chia sẻ sự đồng cảm của mình trước “số phận” của bài thơ, trước “sinh mệnh riêng” của mỗi tác phẩm thi ca nghệ thuật.

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 10

     


    Tổng kết chương trình, PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang – xúc động chia sẻ sự biết ơn của cô với văn chương và tin rằng, văn học chính là con đường để mỗi người học được cách “làm người”.

     

     

    Bài: M.N

    Ảnh: Lê My

  • (Phòng Tuyển sinh Văn Lang, 15/10/2018) - Sáng ngày 08/10 và 11/10/2018 vừa qua, Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông & Nghệ thuật đã tổ chức buổi Tọa đàm chuyên đề “Xử lý khủng hoảng & Quản trị Truyền thông” cho sinh viên ngành Quan hệ Công chúng (PR) tại Hội trường C001 - Cơ sở 2 Trường Đại học Văn Lang (233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM).

    DHVL toa dam xu ly khung hoang quan tri TH 1Tọa đàm có sự góp mặt của Ban Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông & Nghệ thuật và thu hút hơn 150 sinh viên ngành PR -  những “chuyên gia PR trong tương lai”. Tọa đàm là một cuộc trò chuyện được dẫn dắt bởi Chuyên viên Tư vấn Chiến lược Truyền thông và Đối ngoại Diệp Quế Anh (Tiffany Diep) - nguyên Giám đốc Truyền thông Uber Technologies và các Thị trường mới nổi Việt Nam.

    Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng 4.0 lên ngôi mở ra một kỷ nguyên mới cho truyền thông, mà theo nhận định của các chuyên gia truyền thông, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp. Cách mạng công nghệ 4.0 với những đột phá về kết nối dữ liệu, mạng xã hội, điện toán đám mây,… có thể giúp một doanh nghiệp định vị thương hiệu tốt trên thị trường nếu biết quản trị truyền thông đúng cách. Tuy nhiên, khủng hoảng truyền thông luôn có thể xảy ra với doanh nghiệp bất cứ lúc nào, nhất là trong thời đại mạng xã hội phát triển, đòi hỏi những người làm việc trong lĩnh vực PR, marketing luôn phải nắm bắt xu thế kịp thời, tích lũy kinh nghiệm xử lý “để dành”, đặc biệt là luôn ghi nhớ những nguyên tắc cốt lõi của truyền thông và sẵn sàng đối phó với khủng hoảng.

    Với kinh nghiệm nhiều năm làm truyền thông cho Uber hay Google Việt Nam, có nhiều “bí kíp” bỏ túi từ góc nhìn của người trực tiếp định vị thương hiệu và ứng phó với khủng hoảng thương hiệu, chị Diệp Quế Anh đã mang nhiều kinh nghiệm thực tiễn đến với buổi chia sẻ. Trong vai trò lãnh đạo chủ chốt của Uber Technologies và các Thị trường mới nổi tại Việt Nam từ năm 2016, chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển chiến lược truyền thông và đối ngoại cho Uber Technologies tại các thị trường này, chị đã “lèo lái con thuyền” Uber vượt qua nhiều sóng gió truyền thông và mở rộng dịch vụ đến hai thị trường mới là Cambodia và Myanmar - chính thức mang công nghệ chia sẻ chuyến đi đến với người dân tại hai quốc gia này.

    DHVL toa dam xu ly khung hoang quan tri TH 2Chuyên gia Diệp Quế Anh và sinh viên ngành PR Văn Lang trong Tọa đàm Xử lý khủng hoảng & Quản trị truyền thông, 11/10/2018.

    Năm 2017, Diệp Quế Anh là người đầu tiên đưa ra chiến lược thay đổi tư duy tiếp cận truyền thông và chính sách tại Uber bằng ý tưởng UberEXCHANGE cho giới Khởi nghiệp Công nghệ tại Việt Nam. Chiến lược này không chỉ gây tiếng vang lớn mà còn mở ra các cơ hội làm việc, đàm phán với Chính phủ để chính thức công nhận Uber là công ty công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ đã mời Uber Technologies tham gia chương trình “Khuyến khích khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam”, hoan nghênh nỗ lực của Uber và công nhận Uber là công ty công nghệ.

    Chị Quế Anh chia sẻ: “Chị xem mỗi người làm việc trong Uber như người thân vậy, từ đối tác tài xế đến những bạn nhân viên văn phòng.” Gắn bó và thấm nhuần văn hóa làm việc tôn trọng tất cả mọi người ở Uber, cũng vì lẽ đó, khi Uber rút khỏi thị trường Việt Nam, người vốn mạnh mẽ như chị Quế Anh cũng đã rơi nước mắt. Chia sẻ của diễn giả một lần nữa khẳng định rằng: để có thể đưa doanh nghiệp lên một vị thế nhất định trên thị trường, người làm truyền thông không chỉ đơn thuần thực hiện công việc của mình mà còn phải là người bạn, người đồng hành, dành “tình cảm đặc biệt” cho ngôi nhà thứ 2 của mình.

    Trong Tọa đàm, chị Diệp Quế Anh phân tích những khủng hoảng truyền thông mà Uber gặp phải, cách Uber đã xử lí, làm sao để phân biệt cái gì sẽ khủng hoảng và cái gì chỉ là “tin vịt”. Để nhạy cảm được với mọi thông tin hay sự kiện xung quanh, những người làm PR và truyền thông cần dựa rất nhiều vào kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc trong ngành; cần chú ý, chuẩn bị trước cho mọi tình huống và "bật chế độ sẵn sàng” để giải quyết vấn đề.

    DHVL toa dam xu ly khung hoang quan tri TH 3

    Ngoài ra, diễn giả còn chia sẻ nhiều câu chuyện kinh nghiệm “xương máu” của mình, giúp các bạn sinh viên PR hình dung rõ hơn về thực tế nghề nghiệp. Những tình huống bất ngờ và những chuyện tưởng chừng như phi lí vô cùng nhưng lại diễn ra và người làm truyền thông phải “nhạy” và nhanh chóng “làm chủ vấn đề”. Chị Quế Anh gửi đến các bạn sinh viên lời khuyên: ngay từ khi còn là sinh viên, các bạn hãy tự bứt phá bản thân, hãy cho bản thân mình được liều lĩnh và sai sót, “rút ngắn” thời gian vui chơi giải trí mà thay vào đó, dành thời gian đi làm, đi thực tập “càng nhiều càng tốt”. Khi còn là sinh viên, các bạn không có gì để mất, nếu có chỉ là “mất thời gian,” còn những người tuyển các bạn vào thực tập đã dự trù những rủi ro và chấp nhận việc các bạn sai lầm. Xuất phát điểm sớm từ thời sinh viên ấy sau này lại là điểm mạnh khi các bạn ra trường.

    Trước đó, từ năm 2013-2016, chị Diệp Quế Anh giữ vai trò Đại diện Truyền thông cho Google tại Việt Nam khi công tác tại Công ty Phibious Advertising. Trước Phibious, chị đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo tại các agency lớn như Metan Group và Scarlet Communications.

    Tọa đàm chuyên đề “Xử lý khủng hoảng & Quản trị Truyền thông” gần gũi như là một cuộc trò chuyện, có sự tương tác mạnh mẽ giữa sinh viên và “người chị đi trước”. Các bạn sinh viên rất hào hứng khi được biết thêm nhiều kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn. Nhiều tính huống khủng hoảng truyền thông đã diễn ra trong thực tế được chị nhắc đến và cùng giúp các bạn tìm hướng giải quyết trong Tọa đàm.

    Tọa đàm khép lại, trên nét mặt của sinh viên tham dự vừa hài lòng về những điều mình nghe được, vừa tiếc nuối vì thời gian đã hết, nhiều bạn muốn níu kéo chị lại, để hỏi thêm kinh nghiệm. Các bạn sinh viên PR thật may mắn khi được trò chuyện cùng với một diễn giả trẻ, năng động, dày dặn kinh nghiệm, không ngại dành thời gian chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm, lời khuyên cho thế hệ đàn em trong lĩnh vực truyền thông.

    Nguyễn Thúy Tiên
    Thành viên Câu lạc bộ 3N (Nghe - Nghĩ - Nói)

     

     

  • Ngày 23/11/2019, tại Hội trường C001, Cơ sở 2 Trường Đại học Văn Lang (233A, Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM),  Khoa Kế toán – Kiểm toán và Khoa Tài chính Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức Tọa đàm “Cơ hội nghề nghiệp với ACCA” dành cho sinh viên hai ngành: Kế toán, Tài chính - Ngân hàng.

  • (P. Tuyển sinhVăn Lang, 09/7/2018)- Ngày 17/6/2018, khoa Tài chính – Kế toán Trường ĐH Văn Lang tổ chức tọa đàm chủ đề “Định hướng đào tạo ngành Tài chính, Kế toán trong kỷ nguyên số” với sự tham gia của nhiều chuyên viên từ các công ty và ngân hàng (tại phòng 8.4 – Cơ sở 3, P.5, Q. Gò Vấp, Tp.HCM).

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 1

    Cách mạng 4.0 diễn ra trong 3 lĩnh vực chính là: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Thing (IoT) và dữ liệu lớn - Big Data. Đây là xu thế mới của thời đại công nghệ thông tin kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể. Nói đơn giản hơn, đó là viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó có hệ thống máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống tự động; toàn bộ quy trình sản xuất đều được thiết lập trên hệ thống tự động để đưa ra quyết định – một viễn cảnh có vẻ sẽ đến trong tương lai gần. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trên toàn thế giới, và Việt Nam không thể nằm ngoài tiến trình phát triển đó.

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 2

    Trong cách mạng công nghệ 4.0, ngành Tài chính - Kế toán hiện nay gặp nhiều thách thức. Buổi tọa đàm do Khoa Tài chính – Kế toán tổ chức sáng ngày 17/6 giúp cập nhật nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động để Khoa cải tiến chương trình đào tạo.

    Về phía lãnh đạo Nhà trường, Tọa đàm có sự tham dự của ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị; PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng, Uỷ viên HĐQT; TS. Nguyễn Dũng - Ủy viên HĐQT.

    Ngành Tài chính - Kế toán bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khi nhiều công nghệ mới ra đời như Fintech, Blockchain. Cơn sốt nổi lên trên toàn cầu của đồng tiền ảo Bitcoin vừa qua cũng là một trong những ứng dụng của Blockchain, khiến mọi người chú ý và hoang mang về tiền tệ trong tương lai. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như bán hàng, tiếp tân khách sạn, nhà hàng, rất nhiều quốc gia đã sử dụng robot thay thế con người. Trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, việc xử lý hồ sơ, chứng từ, phân tích tài chính, đặc biệt là giao dịch viên ngân hàng sẽ dần chuyển sang cho máy móc. Xu thế đó tác động không nhỏ đến nguồn nhân lực của xã hội.


    • Fintech (Financial Technology - công nghệ trong tài chính) nhằm phục vụ người tiêu dùng để cung cấp công cụ cá nhân, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các start up như ví điện tử - MoMo, VTC Pay, VN Pay, Pay Pal,… và đóng vai trò Bank-Office để hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính và ngân hàng.

    • Blockchain được coi như một cuốn sổ cái ghi lại số dư và lịch sử của tất cả tài khoản tham gia vào chuỗi giao dịch của mình. Sử dụng công nghệ này, chúng ta có thể xác nhận giao dịch mà không cần thông qua bên trung gian nào. Các ứng dụng tiềm năng của blockchain là chuyển tiền ảo như Bitcoin, thương mại, giao dịch dân sự, bầu cử, khám sức khỏe,…


    Nhân lực ngành Tài chính, Kế toán trong kỷ nguyên số

    Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến nghề nghiệp hiện đại, giúp nhà quản lý có thể điều hành một cách linh hoạt từ xa; sự dịch chuyển nhân lực trong cộng đồng các nước ASEAN; thực hư xu hướng nhân lực cấp cao ngành Tài chính - Kế toán từ Phillipine, Malaysia, Singapore sang Việt Nam… - tất cả những vấn đề đó đã được các khách mời, đồng thời cũng là những cựu sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán Trường ĐH Văn Lang bàn luận sôi nổi trong Tọa đàm.

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 3Anh Lê Duy Tuấn – Phó Giám đốc Sacombank Chi nhánh Tân Bình; anh Đoàn Nguyễn Nhật Minh – Finance controller Công ty Bayer; anh Nguyễn Anh Tuấn – Kế toán trưởng Xí nghiệp nữ trang PNJ; anh Đàm Bá Tín – Giám đốc trung tâm kinh doanh Ngân hàng Vietbank; chị Nguyễn Thị Ngọc Mai – Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Nhật Nam (từ trái sang).


    “Cách đây 4 năm, các công việc phân tích dữ liệu đều cần bàn tay con người, tuy nhiên, hiện tại công nghệ đã thay thế hoàn toàn các việc này. Các phần mềm kế toán hiện nay cho phép xuất báo cáo tài chính kèm bản phân tích phục vụ cho công tác quản trị. Công ty Bayer, hai năm nay đã áp dụng mô hình tập trung hóa (centralization), các nghiệp vụ liên quan đến nhập dữ liệu đều chuyển qua Manila thực hiện; tại Việt Nam bộ phận Tài chính Kế toán chỉ còn vài người làm nhiệm vụ phân tích, kiểm soát tài chính phục vụ hoạt động. Việc điều hành công ty cũng dựa trên áp dụng công nghệ quy chuẩn ra KPI, không tốn nhiều thời gian, chỉ cần các chỉ số thì ở bất cứ nơi đâu cũng có thể kiểm tra và xử lý công việc.”
                                                   Anh Đoàn Nguyễn Nhật Minh – Finance controller Công ty Bayer


    “Trong lĩnh vực ngân hàng, Cách mạng 4.0 xóa bỏ rào cản vật lý, địa lý. Ví dụ, nước Nhật giảm rất nhiều vị trí giao dịch viên; ở Mỹ, vay trực tuyến tăng gấp 6 lần. Thế giới đang sẵn sàng cho công nghệ số nên sử dụng công nghệ là điều kiện bắt buộc trong lao động ngành Tài chính Ngân hàng… Công nghệ từ kỹ năng đã trở thành kiến thức bắt buộc.”
                                                 Anh Lê Duy TuấnPhó Giám đốc Sacombank, chi nhánh Tân Bình


    “Công nghệ Mobile Banking và Internet Banking hiện nay được ứng dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Ở khu vực doanh nghiệp, 80% các giao dịch nộp thuế, 40% giao dịch chuyển lương, thanh toán tiền hàng, tiền điện, nước đều qua Internet Banking. Đối với tiêu dùng cá nhân, các thanh toán điện, nước, nộp học phí, cước internet, bảo hiểm, điện thoại…..hầu như cũng dùng Internet Banking và Mobile Banking.”
                                 Anh Lưu Phương Tuấn –Kế toán Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Tp.HCM


    “PNJ đã đưa vào ứng dụng công nghệ phân tích Big data, bước đầu cho phép phân tích, dự báo nhu cầu và hành vi khách hàng tốt hơn; giúp doanh nghiệp tổ chức sản xuất và thiết kế các chương trình quảng bá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đi đôi với cơ hội, nghề nghiệp Tài chính Kế toán cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhu cầu nhân sự cấp thấp như nhân viên nhập liệu vẫn còn duy trì, nhưng giảm mạnh nhân viên cấp 2 là nhân viên xử lý hồ sơ, chứng từ, lập sổ, báo cáo,.. đồng thời duy trì và có khả năng tăng nhu cầu đối với nhân viên cấp 3 là chuyên viên biết phân tích sâu và tư vấn tài chính.”
                                                      Anh Nguyễn Anh Tuấn –Kế toán trưởng Xí nghiệp nữ trang PNJ


    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 4“Năm 2020, thế giới dự báo tiết kiệm 20 tỷ USD khi áp dụng công nghệ. Một số vị trí việc làm sẽ bị thu hẹp, thậm chí sẽ mất đi, như các vị trí trung gian trong giao dịch do đã được tự động hóa. Bên cạnh đó, các việc làm mới lại có cơ hội mở ra hoặc phát triển mạnh như các vị trí tư vấn khách hàng, quản lý tài chính cá nhân dựa trên công nghệ, nhân lực trình độ cao biết sử dụng công nghệ mới,…”

                                                              Chị Lê Nguyễn Tú Trinh
                         – Biên tập viên lĩnh vực Tài chính, Đài truyền hình FBNC

     
    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 5“Nhu cầu dịch chuyển lao động cấp thấp ở các nước vẫn có nhưng không nhiều, bởi chi phí lao động trong nước vẫn thấp hơn thuê lao động từ nước ngoài. Tuy nhiên, so sánh nhân sự cấp trung, cấp cao của Việt Nam và các nước trong khu vực thì người Việt Nam cần cù, siêng năng nhưng thiếu tự tin, kém tiếng Anh và yếu về thể chất, khó chịu đựng áp lực, cường độ làm việc cao nên năng suất lao động thấp.”
     Chị Lê Thị Hồng Ánh – Giám đốc nhân sự Công ty Novartis


    “Việc dịch chuyển lao động đã và đang diễn ra trên toàn thế giới. Ở Việt Nam có rất nhiều công ty đa quốc gia đến hoạt động. Việc tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã thúc đẩy dịch chuyển lao động tại Việt Nam mạnh mẽ hơn, không chỉ nhân lực cấp cao mà cả lao động giản đơn. Người Việt Nam làm việc ở nước ngoài rất nhiều, đến các cửa hàng cửa hiệu, bạn có thể dễ dàng gặp nhân viên người Việt, những nơi khách Việt Nam đến du lịch nhiều thì ở đó các chủ cửa hàng tuyển nhân viên bán hàng người Việt để tư vấn cho khách người Việt. Ngược lại, ở Việt Nam cũng thế, các cửa hàng bán đồ Trung Quốc, Hàn Quốc đều có xu hướng tuyển lao động Trung Quốc, Hàn Quốc,…. Người Việt Nam lãnh đạo trong các tập đoàn nước ngoài tại Singapore, Hongkong, Thái Lan, Châu Âu, Nhật,… cũng rất nhiều. Do đó hãy xem dịch chuyển lao động giữa các nước là bình thường. Không có gì phải lo! Vấn đề là phải biết mình có ưu thế gì và họ có ưu thế gì. Ưu điểm của người Việt Nam là giỏi năng lực, chăm chỉ nhưng yếu ngoại ngữ và có phần ít tuân thủ kỷ luật công việc; người nước khác thì ngược lại!”
                                        Anh Lưu Phương Tuấn –Kế toán Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh Tp.HCM


    Định hướng đào tạo ngành Tài chính, Kế toán trong tương lai

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 6

    TS. Nguyễn Cửu Đỉnh – Trưởng khoa Tài chính – Kế toán chia sẻ: Khoa Tài chính – Kế toán đang thực hiện cải tiến chương trình đào tạo hướng đến kiểm định AUN. Những thông tin bổ ích từ các nhà tuyển dụng và người giỏi nghề sẽ giúp Khoa rất nhiều trong việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo sắp tới.


    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 7“Sinh viên mới ra trường thường thiếu kỹ năng chứ không thiếu kiến thức, đồng thời, thái độ cũng cần thay đổi. Một số sinh viên khi đi phỏng vấn thường “đòi” doanh nghiệp nhiều mà chưa cho thấy họ sẽ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng như thế nào? Ngoài ra, sinh viên cũng còn kém và thiếu cập nhật công nghệ, có thể lướt web làm “anh hùng bàn phím” rất giỏi, nhưng lại thiếu kỹ năng sử dụng internet để tìm kiếm thông tin. Hiện nay, phần mềm kế toán có rất nhiều, hầu hết đều giống nhau về bản chất và chức năng kế toán nên Khoa có thể chọn giảng dạy một phần mềm bất kỳ. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần chú trọng tìm hiểu bản chất của nghiệp vụ khi sử dụng phần mềm kế toán, đừng chỉ biết nhập dữ liệu và in kết quả mà không hiểu biết về bản chất kết quả.
                                             Chị Trần Thị Thanh Phượng –Giám đốc Đại lý Thuế Phượng Cát


    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 8“Đối với sinh viên mới tốt nghiệp trong vòng 1 năm, kiến thức không phải là điều mà nhà tuyển dụng chú ý, thái độ và kỹ năng mới là quan trọng. Sinh viên cần chú ý trau dồi kỹ năng thuyết trình, trình bày văn bản, thái độ làm việc tích cực, tuân thủ kỷ luật, biết lắng nghe góp ý,… Sinh viên nên làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa để được làm nhiều việc, tích lũy kinh nghiệm, rút ngắn lý thuyết, tăng cường thực tế.”
    Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai  –GĐ nhân sự Cty TNHH Nhật Nam


    “Dù có là công nghệ 4.0 hay 4.9 thì kiến thức nền tảng về kế toán và tài chính vẫn quyết định. Internet Banking và Mobile Banking về cơ bản chỉ là công nghệ giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn. Nghiệp vụ khác về tài chính và kế toán vẫn giống nghiệp vụ truyền thống tại quầy, do đó, không ảnh hưởng nhiều đến công tác đào tạo và nhân lực của khối ngành Tài chính, Kế toán. Kế toán chi tiết không thu thập số liệu, kế toán tổng hợp không lập biểu thì dịch chuyển sang kiểm soát nội bộ hoặc các mảng khác. Trong đào tạo, Khoa cần chú trọng thêm kiến thức về công nghệ và mạng internet để sinh viên không quá bỡ ngỡ khi tiếp cận hệ thống và triển khai các dịch vụ trên; còn chuyên sâu hơn thì khi vào làm, ngân hàng sẽ đào tạo thêm, do phần mềm và hệ thống của mỗi ngân hàng mỗi khác nên ngân hàng không yêu cầu trường quá nhiều về công tác đào tạo công nghệ.”
                           Anh Lưu Phương Tuấn Kế toán Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh Tp.HCM


    “Công nghệ 4.0 chỉ ứng dụng được ở các tập đoàn lớn, đa quốc gia, trong khi 70% doanh nghiệp ở Việt Nam là các công ty start up và SME sẽ khó triển khai do vấn đề vốn, kỹ thuật, chính sách, quản trị, kinh nghiệm, nhân sự,... Con người sẽ vận hành công nghệ, nên tôi vẫn tin tưởng việc làm trong lĩnh vực này không thu hẹp. Máy tính, robot chỉ là hỗ trợ, con người mới là người quyết định cuối cùng, máy móc giảm đi nhân sự mảng này thì nhân sự sẽ dịch chuyển sang mảng khác. Nhiệm vụ của Nhà trường là đào tạo theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Doanh nghiệp chưa thay đổi được thì đào tạo vẫn phải bảo đảm cái cốt lõi.”
                                                Anh Đàm Bá Tín –Giám đốc trung tâm kinh doanh Ngân hàng Vietbank


    “Mục tiêu đào tạo của Văn Lang là đào tạo mang tính ứng dụng, “sinh viên ra trường làm việc được ngay”. Do vậy, công tác kết nối nhà trường và doanh nghiệp rất quan trọng. Ngoài chuyên môn, Khoa cần đào tạo kỹ năng, tăng thời lượng hoạt động mô phỏng; mời cựu sinh viên về chia sẻ các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.”
     Anh Trần Minh Khôi – Phó Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàngVietcombank, chi nhánh Tp.HCM


    “Đối với sinh viên mới tốt nghiệp trong vòng 2 năm, nhà tuyển dụng thường “nhìn” vào kỹ năng nhiều hơn kiến thức. Tuy nhiên, sau 2 năm, nhân viên có kiến thức nền tốt mới có cơ hội thăng tiến. Dự báo trong tương lai gần, nhân sự ngành Ngân hàng có ảnh hưởng nhưng chưa nhiều, do phân khúc khách hàng phục vụ vẫn không đổi. Tâm lý người Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi thói quen sử dụng công nghệ trong quản lý và kiểm soát tài chính, tài sản cá nhân. Để tăng cường thực tiễn cho sinh viên, Trường nên kết hợp với các ngân hàng cho sinh viên thực tập như chương trình “thực tập viên tiềm năng của Sacombank”.
                                 Anh Lê Duy Tuấn –Phó Giám đốc Ngân hàng Sacombank, chi nhánh Tân Bình


    “Hiện nay, theo thống kê, Việt Nam có hiệu suất lao động thấp nhất ASEAN. Việc nâng cao hiệu suất lao động cũng nên được thay đổi ngay từ khi đi học, giảng viên, sinh viên cần thay đổi sao để việc học hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, chưa có trường đại học tạo được cảm hứng cho sinh viên trong học tập. Vì vậy, nhà trường nên chú ý đến việc giáo dục, truyền lửa và tạo môi trường để sinh viên rèn luyện. Sinh viên cần tâm niệm “Tại sao mình chọn Văn Lang? Tại sao mình phải học ngành này?” để làm phương châm trong học tập và rèn luyện.”

    Ông Lê Phạm Duy, Giám đốc khu vực Miền Nam, Công ty MB Ageaslife, Ngân hàng Quân đội

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 9

    Đại gia đình Khoa Tài chính – Kế toán sum họp đông vui trong Ngày hội Cựu sinh viên Tài chính – Kế toán ngày 17/6/2018. Đội ngũ cựu sinh viên của Khoa đã đạt nhiều thành công trong sự nghiệp, hỗ trợ tích cực Khoa và đàn em trong nhiều hoạt động (đào tạo, việc làm, học bổng, phong trào thể thao…).

    Chủ đề “Định hướng đào tạo ngành Tài chính, Kế toán trong kỷ nguyên số” được lựa chọn trong Tọa đàm của Ngày hội cựu sinh viên Tài chính – Kế toán thường niên, phù hợp với giai đoạn Khoa đang cải tiến chương trình đào tạo hướng đến chuẩn AUN. 

    ThS. Nguyễn Thị Bích Vân

     Giảng viên Khoa Tài chính - Kế toán

    Ảnh: Cựu sinh viên Khoa Tài chính - Kế toán

  • Sáng ngày 15/5/2018, tại Hội trường 203A CS1 trường Đại học Văn Lang (45 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Q1, TPHCM) đã diễn ra buổi Tọa đàm chuyên đề về Bảo hiểm Y Tế  2018 – SV ĐH Văn Lang đồng hành cùng BHYT.

  • Sáng ngày 22/7/2020, Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác với hơn 20 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức Luật, Tài chính, Kế toán thuộc các tỉnh, thành phía Nam. Đồng thời, tại sự kiện, Khoa Luật tổ chức Tọa đàm “Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên” trong lĩnh vực pháp lý.

  • (P.TS&TT - Văn Lang, 31/12/2020)Ngày 29/12, Trường Đại học Văn Lang phối hợp cùng Công ty CP Việt Lotus (VLC) tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi số trong Giáo dục Đại học”. Sự kiện quy tụ các diễn giả hàng đầu, thành công trong nghiên cứu, xây dựng và phát triển nền tảng Chuyển đổi số.

    Buổi tọa đàm có sự tham dự của TS. Vũ Viết Ngoạn – CEO và đồng sáng lập Viet Lotus Corp., TS. Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang, TS. Trần Việt Hùng - đồng sáng lập và Chủ tịch Got!It, INC (Silicon Valley); Ông Vòng Thanh Cường – CEO và đồng sáng lập Kompa Group (Silicon Valley); PGS. TS. Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM; TS. Trương Bá Hà – Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm PSC, Ông Trần Văn Viển – đồng sáng lập và Giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn,… Kết nối trực tuyến với đầu cầu nước Mỹ, TS. Vũ Duy Thức - CEO và đồng sáng lập Kambria, top “40 under 40” của Thung lũng Silicon năm 2017 theo bình chọn của Tạp chí Silicon Valley Business Journal cũng tham dự chương trình.

    vlu chuyen doi so trong giao duc dai hoc eCác khách mời, đại biểu tham gia chương trình tọa đàm "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học" sáng 29/12/2020

    vlu chuyen doi so trong giao duc dai hoc dĐại diện đông đủ Ban lãnh đạo Trường Đại học Văn Lang tham dự Tọa đàm "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học"

    Sự kiện còn có sự tham gia của các khách mời: ông Nguyễn Phát Vĩnh Lợi - đại diện Ngân hàng Quân đội, bà Nguyễn Thị Minh Hồng – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, ông Trần Hoàng - Phó Tổng Biên tập Báo Doanh nhân Sài Gòn.

    vlu chuyen doi so trong giao duc dai hoc aTS. Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang phát biểu tham luận chủ đề “Tiếp cận khái niệm Chuyển số trong giáo dục đại học”

    Tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang, phát biểu: “Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, Đại học Văn Lang ý thức rõ vai trò của một trường đại học trong chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch số của đất nước. Từ chuyển dịch về mặt công nghệ, chuyển đổi số sẽ tạo ra những thay đổi rất lớn trong giáo dục đào tạo, trong cách chúng ta dạy, học; từ đó chuyển thành kỹ năng làm việc với những yêu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động và yêu cầu của công việc ngoài xã hội”.

    Tiếp nối tham luận chủ đề của TS. Nguyễn Cao Trí, trong gần 2 giờ đồng hồ, các diễn giả đã mang đến tọa đàm những phần trình bày tập trung vào chủ đề chuyển đổi số trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học.

    Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Việt Lotus (VLC) với tham luận “Vai trò của Trung tâm Đổi mới sáng tạo trong việc hỗ trợ Chuyển đổi số tại các trường Đại học” đã nhấn mạnh: “Cả xã hội đang quan tâm đến chuyển đổi số, mọi tổ chức đều quan tâm đến việc đào tạo lại kỹ năng cho người lao động. Đào tạo kỹ năng số cần phải được cập nhật nhanh nhất tại các trường đại học. Viet Lotus đã và sẽ đồng hành cùng Đại học Văn Lang để thực thi ý tưởng này”.

    vlu chuyen doi so trong giao duc dai hoc bTiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Việt Lotus (VLC), phát biểu về “Vai trò của Trung tâm Đổi mới sáng tạo trong việc hỗ trợ Chuyển đổi số tại các trường Đại học”.

    Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm thực tiễn tại các tổ chức của mình, Tiến sĩ Trần Việt Hùng, Chủ tịch GotIt đã chia sẻ về chủ đề “Chuyển đổi số và Mạng lưới giáo dục số”, giới thiệu đến người nghe mô hình thực thi cụ thể mà doanh nghiệp đã hoạt động trên thực tế, kết hợp giữa online và ofline trong giáo dục. Tương tự, PGS. TS. Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, chia sẻ kinh nghiệm Chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, mang đến tọa đàm những chia sẻ thiết thực về quá trình chuyển đổi số tại đại học: “Bền vững là yếu tố quan trọng, mình phải từng bước thay đổi. Nhà trường cần tập trung đầu tư vào yếu tố con người. Chúng tôi dành những năm đầu tiên đầu tư đến 80% cho con người trước khi toàn diện đổi mới chuyển đổi số”.

    vlu chuyen doi so trong giao duc dai hoc fCác diễn giả, khách mời và giảng viên, sinh viên Trường Đại học Văn Lang lần lượt thảo luận, giải đáp thắc mắc liên quan đến chủ đề "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học".

    Tại Trường Đại học Văn Lang, trong mục tiêu chiến lược 2020 – 2025 và tầm nhìn đến 2030, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Văn Lang được thành lập và đưa vào hoạt động là đơn vị tiên phong đưa ra các giải pháp đột phá giải quyết các vấn đề của quốc gia và khu vực, mang lại những thay đổi tích cực cho Trường Đại học Văn Lang và cho cộng đồng. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Văn Lang hiện đã được khởi động với tên gọi Công ty CP Viet Lotus.

    vlu chuyen doi so trong giao duc dai hoc gTrường Đại học Văn Lang và Công ty Cổ phần Việt Lotus tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác.

    Trong khuôn khổ tọa đàm, Công ty Cổ phần Việt Lotus (VLC) và Trường Đại học Văn Lang đã Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể hóa các hoạt động chuyển đổi số toàn diện trong hệ thống Văn Lang; đồng thời, tăng cường mối liên kết học thuật, chuyển giao công nghệ thông qua các chương trình và hoạt động hợp tác chung nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của hai bên.

    Bài: Hồng Ngân
    Ảnh: Minh Phương

  • Giải pháp trồng ba loại cây bản địa trên đất ngập nước để xử lý ô nhiễm nguồn nước là nghiên cứu của NCS-ThS. Lê Minh Trường – Khoa Môi trường, Trường Đại học Văn Lang cùng nhóm nghiên cứu, được công bố tại Tọa đàm khoa học chủ đề “Ô nhiễm nguồn nước tại khu công nghiệp và các giải pháp”, tổ chức vào chiều ngày 12/05/2022.

  •  Ngày 25/04/2018 vừa qua, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Rajamangala  Rattanakosin và Trường Đại học Văn Lang đã được tổ chức tại Pohchang Academy of Arts (Bangkok - Thái Lan).

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag