TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Tháng 5 chính là thời điểm sinh viên khép lại học kỳ 2 với hàng loạt môn thi cuối kỳ. Để đảm bảo kế hoạch giảng dạy diễn ra theo đúng tiến độ giữa những thay đổi đột ngột do tác động của Covid-19, Trường Đại học Văn Lang vừa công bố chuẩn bị nhiều phương án tổ chức thi online, mong sao giảng viên và sinh viên Văn Lang thuận lợi vượt qua mùa thi “đặc biệt” này.

  • Với mong muốn tạo thêm nhiều hoạt động kết nối cộng đồng sinh viên Văn Lang trong mùa dịch, từ ngày 03 – 12/6/2021, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trường Đại học Văn Lang tổ chức cuộc thi Trendy Maker – sân chơi online cho giới trẻ Văn Lang trổ tài sáng tạo.

  • Năm học 2020 bắt đầu thật vất vả với sinh viên và giảng viên Trường Đại học Văn Lang. Tuy nhiên, sau một thời gian khá dài không thể đến trường để phòng tránh dịch Covid-19, từ ngày 11/5/2020, sinh viên đã được quay trở lại Văn Lang học tập và sinh hoạt, các hoạt động dần trở lại nhịp điệu thường nhật.

  • Trước diễn biến phức tạp của đợt tái bùng dịch Covid-19 lần thứ 4, Trường Đại học Văn Lang đã tích cực tổ chức loạt hoạt động kêu gọi cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên nhà trường cùng tham gia, đóng góp cho các đơn vị, các lực lượng cần hỗ trợ trong quá trình thi hành nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19.

  • Trong tình hình gấp rút triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 trên cả nước, Trường Đại học Văn Lang tiếp tục thực hiện sứ mệnh của dự án MV20, trao 110 máy thở Eliciae MV20 cho Kho dã chiến – Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM), cùng 10 máy thở cho Sở Y tế tỉnh Dak Lak.

  • Thực hiện chủ trương của UBND Tp.HCM và Ban Chỉ đạo thành phố về phòng chống dịch Covid-19, Trường Đại học Văn Lang đã có thông báo và quy định cho Cán bộ, Nhân viên, Giảng viên làm việc từ xa, đảm bảo công việc và an toàn sức khỏe cho bản thân, cho cộng đồng.

  • Theo thông báo số 1075/TB-ĐHVL của Trường Đại học Văn Lang ban hành ngày 06/9/2021, nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho sinh viên đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Nhà trường công bố chính sách hỗ trợ học phí học kỳ 1 năm học 2021 – 2022.

  • Ngày 21/9/2021, Trường Đại học Văn Lang ban hành Thông báo chính sách hỗ trợ tài chính năm học 2021 - 2022 dành cho sinh viên các diện chính sách và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19, trong đó quy định rõ các mức hỗ trợ và lộ trình thực hiện gói hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên.

  • Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của UBND Tp.HCM về việc hạn chế tập trung đông người để phòng chống dịch bệnh, Trường Đại học Văn Lang vừa ban hành thông báo số 1045/TB-ĐHVL v/v tiếp tục triển khai giảng dạy trực tuyến ứng phó dịch bệnh Covid-19. Hoạt động đào tạo được thực hiện thống nhất từ ngày 03/8/2020 đến 31/8/2020.

  • (VLU, 12/06/2021)Với chuỗi hoạt động giàu ý nghĩa trong đại dịch Covid-19, mới đây, Tạp chí Thi đua khen thưởng - cơ quancủa Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã đưa tin về Trường Đại học Văn Lang là đơn vị tiên phong khối đại học đồng hành cùng Chính phủ vượt qua đại dịch Covid-19. Website Đại học Văn Lang trích đăng toàn văn bài viết.

    Với tâm thế sẵn sàng đồng hành, cùng Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu tiên, từ năm 2020, Trường Đại học Văn Lang đã thực hiện dự án tài trợ 2.000 máy thở Eliciae MV20 cho Việt Nam, và gần đây là trao tặng 10 tỷ đồng vào Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19.

    Đại dịch Covid-19 đang gây ra những hậu quả kinh hoàng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để ngăn chặn bệnh dịch, ngoài các biện pháp phòng chống 5K, yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về cách ly; Chính phủ cũng kêu gọi sự đóng góp, hỗ trợ từ toàn dân. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch, Đại học Văn Lang là tổ chức giáo dục đầu tiên tham gia đóng góp các tư vật liệu y tế phòng, chống dịch Covid 19 với giá trị lớn cho Chính phủ Việt Nam.

    đưa tinTrường ĐH Văn Lang trao máy thở cho các địa phương phòng chống dịch Covid-19 đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ y tế

    Đầu tháng 4/2020, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang công bố đồng tài trợ Dự án mua 2.000 máy thở Eliciae MV20 của Nhật Bản sản xuất cho Chính phủ Việt Nam, với nguồn kinh phí lên đến 500 tỷ đồng. Trải qua hơn 1 năm vận hành tích cực và hiệu quả, tính đến nay, gần 2.000 máy thở của Dự án MV20 đã lần lượt được Tập đoàn Giáo dục Văn Lang chuyển giao cho Chính phủ, giao trực tiếp cho các Sở Y tế địa phương và các bệnh viện của Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án cũng hoàn tất vận chuyển 900 máy thở Eliciae MV20 được Chính phủ huy động hỗ trợ trong chương trình tiếp ứng vật tư y tế cho nước bạn Lào và Campuchia chống dịch Covid – 19. Gần đây nhất, Văn Lang tiếp tục bàn giao 70 máy thở đến 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Thái Nguyên, những tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh đợt 4.

    IMGL5967Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Tp.HCM đại diện nhận phần bàn giao đợt 1 gồm 250 máy thở Eliciae MV20 từ Trường Đại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Tiếp nối hoạt động tiếp ứng vật tư y tế, tối ngày 05/06/2021, tại Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 diễn ra ở Nhà hát lớn Hà Nội, đại diện Trường Đại học Văn Lang đã trao tặng 10 tỷ đồng cho Quỹ, thể hiện tinh thần đồng lòng chống dịch cùng Chính phủ. Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 được thành lập vào ngày 26/05/2021, với sứ mệnh tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn lực đóng góp xã hội cùng với ngân sách nhà nước để mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

    Cũng trong thời gian vừa qua, nhằm tiếp thêm nguồn nhân lực hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh tại các điểm nóng trên địa bàn TP.HCM, rất nhiều tình nguyện viên thuộc cộng đồng sinh viên, cựu sinh viên, nhân viên và giảng viên của Đại học Văn Lang đã đăng ký tham gia chương trình đội hình phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh Covid 19 do Thành Đoàn TP.HCM phát động. Đây là hành động thiết thực để các thành viên của Tập đoàn Giáo dục Văn Lang thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.

    Từng đơn vị của Trường Đại học Văn Lang cũng liên tục thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa để chung tay cùng cộng đồng vượt qua dịch bệnh. Gần đây nhất, trong tháng 6/2021, Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học đã trao 20 triệu VNĐ đồng hành cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Tp.HCM để bổ sung vật tư y tế cho đội ngũ y bác sĩ, tình nguyện viên đang làm nhiệm vụ chống dịch. Ở quy mô trường, Công đoàn và Đoàn trường Đại học Văn Lang phát động chương trình "Tinh thần Văn Lang giữa đại dịch", quyên góp tiền và nhu yếu phẩm để chuyển trực tiếp đến Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Tp.HCM.

    Ở đợt bùng phát dịch bệnh vừa qua, nhiều cuộc thi được tổ chức liên tục trong cộng đồng sinh viên  - giảng viên của trường đại học này nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống Covid-19 (sang tạo vẽ khẩu trang, thiết kế poster cổ động, sáng tạo video/ bài nhảy cổ động,...) Với thế mạnh đào tạo của mình, một số Khoa như Mỹ thuật & Thiết kế, Khoa Kiến trúc đã tích cực vẽ tranh cổ động, động viên tinh thần các y bác sĩ và khắc họa những thử thách, quyết tâm trong công cuộc chống dịch của cả nước.

    Có thể nói, những gì Đại học Văn Lang đang thực hiện trong thời gian qua thể hiện sứ mạng mới của ngôi trường này một cách rõ nét, đó là một mô hình đại học “truyền cảm hứng” và “đóng góp tích cực vào sự thay đổi của xã hội”.

    vlu tranh ve chong diche 1Với chủ đề “Thay lời cảm ơn”, các giảng viên Khoa Mỹ thuật & Thiết kế Trường Đại học Văn Lang đã cùng nhau vẽ tranh màu nước, gửi lời cảm ơn đến những chiến binh thầm lặng đang ở tuyến đầu chống dịch.

     

    Nguồn: Tạp chí Thi đua khen thưởng

  • Ngày 23/12/2020, Trường Đại học Văn Lang tiếp tục trao 20 máy thở Eliciae MV20 cho ngành y tế tỉnh Long An, với 4 địa điểm tiếp nhận máy bao gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, Bệnh viện Đa khoa Long An và Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười.

  • Sáng 26/8/2020, Lễ trao tặng máy thở MV20 tiếp sức các địa phương chống dịch Covid-19 đã diễn ra tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang. Trong đợt trao máy thở lần 2, Trường Đại học Văn Lang phối hợp cùng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã trao 540 máy thở MV20 cho các tỉnh Quảng Nam, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Tây Ninh, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh. Chương trình tập huấn kỹ thuật và chuyên môn cho các cán bộ y tế địa phương cũng diễn ra vào chiều cùng ngày.

  • Sáng nay, 18/9/2021, lãnh đạo Trường Đại học Văn Lang đã trao tặng 1 tỷ đồng ủng hộ Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương – Tp.HCM trong công cuộc chống dịch Covid-19.

  • (VLU, 06/6/2021)- Tối 05/6/2021, Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 chính thức ra mắt tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Tại sự kiện, Trường Đại học Văn Lang đã trao tặng Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 số tiền ủng hộ 10 tỷ đồng. Cho đến nay, Đại học Văn Lang là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam đóng góp số tiền lớn nhất cho chương tình 2.000 máy thở MV20 và cũng là đơn vị tiên phong trong ngành giáo dục ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19 của Chính phủ.

    Theo các tính toán, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần khoảng 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng hơn 25 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, dịch bệnh được dự báo chưa thể kết thúc sớm, “sống chung với dịch bệnh” trở thành yêu cầu thường trực, hiệu lực của vaccine lại không kéo dài, việc tiêm vaccine phải tiến hành định kỳ. Tất cả những điều này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.

    Trong bối cảnh đó, vào ngày 26/5, Chính phủ quyết định thành lập Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19, với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong nước và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước để tiêm chủng cho người dân, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vaccine phòng Covid-19.

    Vào tối 05/6, Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội, nhằm kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài, các doanh nghiệp doanh nhân, mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước chung sức đồng lòng với Chính phủ góp sức, góp tiền, thúc đẩy quá trình tiêm vaccine sớm nhất cho nhân dân.

    vlu le ra mat quy vaccineThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh từ VGP

    Hưởng ứng và thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về sáng kiến thành lập Quỹ Vaccine phòng dịch Covid-19, Trường Đại học Văn Lang đã trao tặng Quỹ 10 tỷ đồng để cùng chung tay huy động, tiếp nhận nguồn lực trong và ngoài nước cho việc mua, nhập khẩu vaccine và nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

    vlu dai hoc van lang ung ho 10 tyĐại diện Trường Đại học Văn Lang ủng hộ Quỹ Vaccine phòng dịch Covid-19 10 tỷ đồng

    Đợt dịch Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam bùng nổ từ ngày 27/4/2021. Riêng tại Tp.HCM, từ 0 giờ ngày 31.5, lệnh giãn cách xã hội toàn thành phố theo hai chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực. Ngay trong đêm 30/5/2021, TS. Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang đã gửi thông điệp động viên đến toàn thể hệ thống: "Tôi tin dù không phải là những “chiến binh” quả cảm đi vào nơi tâm dịch, mỗi thành viên của tập đoàn Giáo dục Văn Lang đều sẽ là hậu phương vững chắc, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, cùng chung tay đưa Việt Nam trở lại những ngày “bình yên”.

    Trong Công văn số 36/CV-VLU ngày 03/6/2021 của Trường Đại học Văn Lang gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, TS. Nguyễn Cao Trí cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã đồng hành, ủng hộ dự án MV20 do Trường Đại học Văn Lang tài trợ 100% kinh phí trị giá trên 500 tỷ đồng để trao tặng 2.000 máy thở Eliciae MV20 Nhật Bản cho Chính phủ, Bộ Y tế, các tỉnh thành phố trên cả nước, đặc biệt là trao tặng 900 máy thở cho Lào, Campuchia… nhằm góp phần tăng cường nguồn lực trang thiết bị cho Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam và các nước láng giềng.


    Các tổ chức, cá nhân có thể đóng góp trực tiếp cho Quỹ Vaccine phòng COVID-19 theo nhiều hình thức:

    Qua tài khoản tiếp nhận tiền trong nước:

    a) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước:
    - Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19
    - Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 3761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR)
    b) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nội:
    - Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19
    - Số tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR)
    c, Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
    - Chi nhánh Sở giao dịch:
    - Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19
    - Số tài khoản: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).

    Qua tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài:

    a. - Account name: Fund for Vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019
    - Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR)
    - Bank: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC, Hanoi branch - 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam
    - Swift code: BIDVVNVX
    b. - Account name: Fund for Vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019
    - Account number: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).
    - Beneficiary Bank: JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam - Operation center Branch.
    - Swift code: BFTVVNVX001.

    Qua hình thức nhắn tin theo cú pháp
    :
    Soạn: Covid NK gửi 1408. Trong đó, N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2.000, K thể hiện đơn vị nghìn đồng. Mỗi tin nhắn được gửi đi, người nhắn đã đóng góp số tiền 1.000 đồng nhân N lần.

     

     Mỹ Tiên (tổng hợp)

     

     

  • Sáng 7-3-2022, Trường Đại học Văn Lang và Viện Chống dịch - Đại học Stanford (Mỹ) đồng tổ chức khai mạc Hội thảo Y khoa và Công nghệ. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, giáo sư hàng đầu đến từ Viện Chống dịch Stanford (Mỹ), Đại học Công nghệ Sydney (Úc), Đại học Văn Lang, Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy…

  • Trước sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch CoVid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho nhóm thí sinh các tỉnh (ngoài Tp.HCM) đăng ký thi năng khiếu Vẽ/ âm nhạc tại Trường Đại học Văn Lang, nhà trường điều chỉnh phương án thi, chuyển từ hình thức thi tập trung sang hình thức nộp bài thi kết hợp phỏng vấn online.

  • Cùng với các gói hỗ trợ đến sinh viên, chương trình hỗ trợ các Công đoàn viên Văn Lang và thân nhân cũng đã được Nhà trường cùng Ban Chấp hàng Công đoàn triển khai kịp thời, san sẻ khó khăn và tiếp thêm nghị lực cho thầy cô, cán bộ nhân viên đương đầu với đại dịch.

  • Nhằm hỗ trợ sinh viên Văn Lang đang ở lại thành phố và gặp khó khăn vì dịch Covid-19, các Khoa, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Công đoàn Trường Đại học Văn Lang cùng Ban liên lạc Cựu sinh viên đã tiến hành vận động kịp thời để triển khai nhiều hoạt động trao tặng nhu yếu phẩm hỗ trợ sinh viên.

  • Từ ngày 01/4/2020, nhiều cơ quan truyền thông đưa tin về gói tài trợ 2.000 máy thở cho Chính phủ Việt Nam, dự kiến sẽ được bàn giao trong khoảng cuối tháng 5/2020. Dự án nhận được sự đồng hành của Trường Đại học Văn Lang – một trong hai nhà tài trợ chính.

  • Ngày 05/8, tại Văn phòng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Đại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã trao tặng 500 máy thở MV20 trị giá 120 tỉ đồng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế để tham gia chống dịch Covid-19.

  • Bài viết dưới đây là ghi nhận của nhà văn Trương Văn Dân – một người bạn thân thiết của Khoa Xã hội & Nhân văn Đại học Văn Lang. Những thông tin ngắn gọn qua bài viết giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về việc ứng phó của các trường đại học Ý cũng như giáo dục toàn cầu trước những thách thức của đại dịch chưa có điểm dừng.

  • Quản trị Kinh doanh là một trong những khoa có lực lượng sinh viên hùng hậu nhất Văn Lang, Khoa đã ứng phó thành công với dịch CoVid-19, biến thời gian nghỉ giãn cách xã hội không trở thành vô ích khi liên tục tổ chức thành công 5 hội thảo online về chuyên môn cho sinh viên từ 03/5 – 19/5/2020.

  • (VLU, 07/6/2021) -Vaccine COVID-19 đang thay đổi thế giới trong cuộc chiến sống còn chống lại SARS-CoV-2. Từ tình trạng bị phong tỏa toàn diện xã hội dẫn đến khủng hoảng kinh tế, chính trị; các quốc gia lần lượt thoát khỏi bóng ma dịch bệnh để phục hồi xã hội - kinh tế, nổi bật là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu, Israel,…

    Câu trả lời là nhanh chóng nghiên cứu, sản xuất và đẩy mạnh tiêm chủng vaccine COVID-19 cho toàn dân để sớm đạt được “miễn dịch cộng đồng”; một tình trạng lý tưởng trong dịch tễ khi khoảng 70% dân số quốc gia được tiêm vaccine phòng bệnh, cắt đứt chuỗi lây lan mầm bệnh.

    Nên nhớ SARS-CoV-2 và các loại virus nói chung hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tất cả sự chống trả virus đều phụ thuộc cách thức hoạt động của hệ Miễn dịch: tạo kháng thể đặc hiệu tiêu diệt SARS-CoV-2. Quá trình này có thể được kích hoạt một cách mạnh mẽ thông qua việc tiêm vaccine.  

    Việc bào chế vaccine của loài người khởi đầu từ cuối thế kỷ XVIII với công lao hàng đầu của bác sỹ người Anh E.Jenner với vaccine phòng bệnh đậu mùa, và nhà khoa học Pháp L.Pasteur với vaccine phòng bệnh dại.

    Việc bào chế vaccine COVID-19 có gì mới so với công nghệ bào chế cổ điển?

    Một trong những công nghệ bào chế vaccine Covid-19 hiện nay là công nghệ gen di truyền dựa vào RNA thông tin (mRNA), một loại acid nhân (acid nucleic). Đây là công nghệ được hai nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và công bố năm 2005: khoa học gia ngành Sinh hoá người Mỹ gốc Hung Katalin Karikó và khoa học gia ngành Miễn dịch người Mỹ Drew Weissman.

    Nguyên lý: mRNA sẽ cung cấp cho tế bào những chỉ dẫn để có thể tự sản sinh các loại protein trị liệu theo ý muốn của con người. Các mRNA tổng hợp này được hệ miễn dịch coi như thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể nên có thể bị phá huỷ nhanh chóng. Tuy nhiên, hai khoa học gia đã thành công trong việc đặt được phân tử RNA quý giá vào trong những hạt nano lipid (lipid nanoparticles), một dạng vỏ bọc tránh cho mRNA bị phân huỷ quá nhanh và tạo điều kiện để chúng dễ dàng xâm nhập vào tế bào.

    Để hiểu rõ bản chất cơ chế hoạt động của vaccine mRNA, cần nhắc lại quá trình sinh tổng hợp protein trong tế bào, theo trình tự sau:

    - Chuỗi DNA tạo ra mRNA trong nhân tế bào

    - mRNA ra khỏi nhân, vào bào tương gắn lên ribosome

    - Ribosome bắt đầu tổng hợp protein đúng theo mã di truyền do DNA cung cấp bằng cách gắn kết các acid amino theo qui luật đã được lập trình.

    vaccine covid 19 b

    vaccine covid 19 cvaccine covid 19 d

    Công nghệ bào chế vắc-xin mRNA chống SARS-CoV-2 dựa trên nguyên tắc đưa mệnh lệnh di truyền (đoạn mRNA mã hóa kháng nguyên virus) vào trong tế bào để kích hoạt phản ứng sinh tổng hợp tạo ra loại protein tương tự protein của SARS-CoV-2, nhanh chóng hình thành và kích hoạt một đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể chống virus.

    Sự đột phá trong công nghệ này là một phương pháp trị liệu di truyền dựa vào mã gen qui định để bào chế vaccine, nhưng không hề tác động vào bộ gen người, khác với các phương pháp trị liệu di truyền trước đây là luôn bắt buộc tác động vào bộ gen. Cơ chế tác động của vaccine công nghệ mRNA hoàn toàn diễn ra ở bào tương tế bào người, không ảnh hưởng nhân và DNA. Quá trình này diễn ra theo trình tự như sau:

    1. Đoạn mRNA được bao bọc bởi màng nano lipid trong vaccine sau khi tiêm sẽ tương tác với các tế bào của hệ Miễn dịch đóng vai trò "trình diện kháng nguyên" APC (antigen presenting cells), gồm tế bào sao (dendritic cells) và đại thực bào (macrophage).
    2. Đoạn mRNA di chuyển xuyên qua màng các tế bào miễn dịch này, gắn vào ribosome trong bào tương để kích hoạt phản ứng sinh tổng hợp tạo protein của SARS-CoV-2; ở đây là kháng nguyên "gai" S. Sau khi tổng hợp xong, mRNA lập tức bị tiêu huỷ.
    3. Kháng nguyên S được đưa ra bên ngoài trên màng các tế bào miễn dịch, bắt đầu quá trình "trình diện kháng nguyên" virus cho các tế bào lympho T nhận diện.
    4. Sau khi các lympho nhận biết kháng nguyên của SARS-CoV-2, hệ Miễn dịch được kích hoạt thông qua việc bùng nổ tạo kháng thể chống virus nhanh chóng và hiệu quả.

    Tóm lại, vaccine mRNA COVID-19 khác về bản chất với các vaccine khác ở hai điểm:

    • Đoạn mRNA mang mật mã di truyền được tổng hợp nhân tạo, nghĩa là vaccine công nghệ mRNA không hề chứa bất kỳ vật chất nào do SARS-CoV-2 tạo ra.
    • Các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tự tạo bản sao protein kháng nguyên của virus để kích hoạt dây chuyền đáp ứng miễn dịch, không "lấy" kháng nguyên từ "xác" con virus bị thực bào (nuốt/tóm bắt) như cách thức bào chế vaccine thông thường.

    vaccine covid 19 eCơ chế hoạt động của vaccine mRNA

    Chiến lược quốc gia phòng chống COVID-19 hiện nay chuyển từ bị động “truy vết F0” sang chủ động ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh bằng cách triển khai tiêm vaccine cho toàn dân.

    Ngày 18/6/2021, TP.Hồ Chí Minh bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 quy mô lớn chưa từng có tiền lệ, khoảng 900.000 liều AstraZeneca do Nhật viện trợ trong vòng 7 – 10 ngày. Mặt khác, Chính phủ cho phép nhập vaccine Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik V của Nga. Mỹ cũng cam kết viện trợ cho Việt Nam, cả song phương lẫn theo chương trình COVAX của WHO, các loại vaccine bao gồm cả vaccine mRNA.

    Như vậy, bạn đã hoặc sẽ được tiêm một trong các loại vaccine phòng bệnh COVID-19 trên. Để nâng cao nhận thức về việc tiêm vaccine và hiểu rõ bản chất khoa học (công nghệ bào chế) loại vaccine mà bạn được tiêm, chúng ta sẽ tìm hiểu các loại vaccine COVID-19 đã được cấp phép sử dụng.

    Có 4 loại công nghệ chính bào chế vaccine COVID-19 hiện nay:

    • Công nghệmRNA gen acid nhân (nucleic acid-based vaccine)
    • Công nghệ protein (nanoparticle and virus-like particle vaccine)
    • Công nghệ vector virus (viral vectors vaccine)
    • Công nghệ bất hoạt virus (inactivated virus vaccine)

    vaccine covid 19 a

    1. Vaccine công nghệ vec-tơ virus (Viral vector vaccine)

    • Nguyên lý: Vaccine chứa một loại virus khác vô hại (như Adeno virus) mang gen SARS-CoV-2. Con virus vô hại này đóng vai trò "vận chuyển" (vector) vật liệu di truyền của SARS-CoV-2. Các tế bào miễn dịch tiếp nhận vật liệu di truyền này để tổng hợp, nhận biết kháng nguyên SARS-CoV-2 và kích hoạt đáp ứng tạo kháng thể chống lại.
    • Ví dụ: Vaccine AstraZeneca (Anh-Thuỵ Điển), Sputnik V (Nga)

    vaccine covid 19 f

    2. Vaccine công nghệ bất hoạt/ làm yếu virus (Inactivated virus vaccine)

    • Nguyên lý: Vaccine chứa toàn bộ con SARS-CoV-2 đã chết/làm yếu đi. Các tế bào miễn dịch sẽ nhận biết và kích hoạt đáp ứng tạo kháng thể chống lại SARS-CoV-2.
    • Vd: Vaccine Sinopharm (Trung Quốc)

    vaccine covid 19 g

    3. Vaccine công nghệ gen mRNA

    • Nguyên lý: Vaccine chứa 1 đoạn gen mRNA mã hoá protein gai (kháng nguyên S) bề mặt SARS-CoV-2. Các tế bào miễn dịch của cơ thể dùng đoạn mRNA này để tổng hợp protein S cho các lympho T nhận diện và kích hoạt đáp ứng tạo kháng thể chống lại SARS-CoV-2.
    • Vd: Vaccine Pfizer (Mỹ - Đức)

    vaccine covid 19 h

    4. Vaccine công nghệ protein

    • Nguyên lý: Vaccine chứa protein S của SARS-CoV-2. Protein này được thu hoạch sau khi gắn đoạn DNA mã hoá protein S của SARS-CoV-2 vào bộ gen của một virus khác, rồi nuôi cấy để chúng tổng hợp "giúp". Các tế bào miễn dịch nhận biết kháng nguyên S và kích hoạt đáp ứng tạo kháng thể chống lại SARS-CoV-2.
    • Vd: Vaccine Novavax (Mỹ)

    vaccine covid 19 i

    Vaccine do Việt Nam tự nghiên cứu và đang hoàn thiện thử nghiệm lâm sàng Nanocovax dựa vào công nghệ tái tổ hợp protein (recombinant protein). Hiện tại, chúng ta chưa cấp phép sử dụng vaccine mRNA và vaccine công nghệ protein.

     

    TS.Phùng Quốc Đại
    Khoa Y học cổ truyền

  • (VLU, 08/7/2021)Theo chỉ đạo của UBND Tp.HCM ngày 07/7/2021 về việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn thành phố từ 0 giờ ngày 09/7/2021, Trường Đại học Văn Lang thông báo điều chỉnh phương án thi tuyển các môn năng khiếuđối với thí sinh cư trú ở Tp.HCM và đã đăng ký thi tập trung như sau: chuyển toàn bộ đợt thi năng khiếu tập trung sang hình thức thi trực tuyến.

    Trước sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho thí sinh ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đăng ký thi năng khiếu Vẽ/ Âm nhạc/ Sân khấu Điện ảnh tại Trường Đại học Văn Lang, nhà trường điều chỉnh lần 2 đối với phương án tổ chức thi năng khiếu năm 2021. Theo đó, hiện nay, toàn bộ thí sinh đăng ký thi năng khiếu năm 2021 tại Trường Đại học Văn Lang sẽ thi năng khiếu trực tuyến (online), cụ thể:

    • Đối với thí sinh thi năng khiếu Vẽ và năng khiếu Sân khấu Điện ảnh: nộp bài thi kết hợp phỏng vấn online.
    • Đối với thí sinh thi năng khiếu Âm nhạc: thu video và gửi nộp bài dự thi về Trường.

    vlu dieuchinh think a

    Từ ngày 09/7/2021, Trường Đại học Văn Lang sẽ gửi bổ sung đề thi các môn năng khiếu Vẽ/ Âm nhạc/ Sân khấu Điện ảnh cho nhóm thí sinh cư trú ở Tp.HCM vốn đăng ký thi năng khiếu tập trung (theo địa chỉ email thí sinh đã đăng ký). Ngoài ra, thí sinh có thể tra cứu đề thi trên trang đăng ký trực tuyến, mục Tra cứu giấy báo dự thi tại địa chỉ: http://thinangkhieu.vanlanguni.edu.vn.

    Thời gian làm bài: thí sinh làm bài thi tại nhà trong thời gian 10 ngày (từ ngày nhận đề).

    Hạn chót gửi bài dự thi: 18/7/2021

    Phương thức gửi bài dự thi:

    • Môn năng khiếu Vẽ: Thí sinh gửi bài thi qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh) tới Văn phòng Tuyển sinh Trường Đại học Văn Lang (45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM).
    • Các môn năng khiếu Âm nhạc và Sân khấu Điện ảnh: Thí sinh thực hiện bài thi theo yêu cầu của đề và gửi bài dự thi qua email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Thời gian tổ chức phỏng vấn online (đợt 2 cho nhóm thí sinh nhận đề sau): 

    • Môn năng khiếu Vẽ: Ngày 21-22/7/2021. 
    • Môn năng khiếu Sân khấu Điện ảnhNgày 18-19/7/2021. 

    vlu dieuchinh thinangkhieu a

    Có hơn 2.800 thí sinh đã đăng ký thi năng khiếu Vẽ tại Trường Đại học Văn Lang và hiện đã có 1.347 bài thi của các thí sinh gửi về, được hoàn thành chấm sơ tuyển trong hôm nay (ngày 08/7/2021). 

    Kết quả chấm sơ tuyển bài thi năng khiếu Vẽ sẽ được Trường Đại học Văn Lang cập nhật trên Trang tra cứu trực tuyến http://thinangkhieu.vanlanguni.edu.vn (mục Tra cứu kết quả), thí sinh có thể tra cứu bằng số CMND hoặc CCCD đã đăng ký trong hồ sơ dự thi. Với bài thi các môn năng khiếu Âm nhạc và Sân khấu Điện ảnh, kết quả cũng được cập nhật tương tự.

    Với những thí sinh đã vượt qua vòng sơ tuyển (của môn năng khiếu Vẽ và Sân khấu Điện ảnh), Trường Đại học Văn Lang sẽ gửi Thông báo chi tiết về thời gian phỏng vấn online của từng thí sinh và hướng dẫn cách kết nối với Nhà trường, chuẩn bị cho vòng phỏng vấn online. Thời gian test kết nối với thí sinh thi Vẽ sẽ diễn ra trong ngày 13/7/2021. Thời gian tổ chức phỏng vấn online môn Vẽ đợt 1 sẽ diễn ra từ 14 - 21/7/2021. Thời gian tổ chức phỏng vấn online Sân khấu Điện ảnh sẽ diễn ra vào ngày 20/7/2021. 

    vlu dieuchinh think bThí sinh các ngành năng khiếu hãy bình tĩnh vượt qua Covid-19 và kỳ tuyển sinh 2021 nhé!
    Những bức tranh vẽ lạc quan của Họa sĩ Nguyễn Thanh (Theron) - Giảng viên Khoa Mỹ thuật & Thiết kế Trường Đại học Văn Lang

    Sau 2 đợt phỏng vấn online, Trường Đại học Văn Lang dự kiến hoàn thành và công bố điểm trong cuối tháng 7/2021 để bổ sung điểm Vẽ/ Âm nhạc/ Sân khấu Điện ảnh vào các hồ sơ xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký trước đó, đảm bảo lộ trình nhập học của thí sinh tại Văn Lang.

    ***Trong thời gian này, thí sinh chú ý kiểm tra Email và Điện thoại thường xuyên để nhận thông báo kịp thời từ Văn Lang nhé!

    Thí sinh và phụ huynh cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Phòng Tuyển sinh & Truyền thông:
    - Tư vấn trực tiếp: Văn phòng tuyển sinh (69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM) hoặc Cơ sở 1 (45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, Tp. HCM)
    - Hotline: 028.7105.9999
    - Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    - Fanpage: Trường Đại học Văn Lang
    Group Cộng đồng Sinh viên Văn Lang (kênh trao đổi tư vấn của sinh viên Văn Lang và tân sinh viên)
    - Zalo: Trường Đại học Văn Lang (0904.214.254)
    - Instagram: Van Lang University
    - Youtube: Trường Đại học Văn Lang 

    PHÒNG TUYỂN SINH & TRUYỀN THÔNG

     

  • Sáng 16/7/2021, tại trụ sở UBND Quận Gò Vấp, lãnh đạo Trường Đại học Văn Lang và lãnh đạo Ngân hàng Sacombank đã gặp gỡ, trao tặng 1 tỷ đồng tài trợ trang thiết bị y tế, máy tính, máy in cho UBND Quận Gò Vấp.

  • Từ ngày 26 – 30/9/2021, Trường Đại học Văn Lang tổ chức tuần lễ hướng nghiệp 'VLU’s Career Week 2021: Print Your Bright Future", cung cấp kiến thức thực tiễn về ngành nghề, giới thiệu phương pháp định hình thương hiệu cá nhân hiệu quả cho sinh viên mới ra trường và sắp tốt nghiệp trong bối cảnh thị trường lao động 4.0 tiếp tục đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

  • Ngày 11/11/2021, Câu lạc bộ Khối đào tạo Du lịch thuộc Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Du lịch (Đại học Huế) và Trường Đại học Văn Lang đồng tổ chức tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”. Hội thảo diễn ra trực tuyến, thu hút sự quan tâm của thầy cô, sinh viên đến từ nhiều trường Đại học, Cao đẳng, cộng đồng doanh nghiệp.

  • (VLU, 07/6/2021) -Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp do mức độ lây lan và biến chủng không ngừng. Chúng ta phải luôn nâng cao cảnh giác, chuẩn bị thích nghi tốt trong trạng thái bình thường mới. Ngoài việc đổi mới phương pháp học, cần quan tâm nhiều hơn đến những tác động lên sức khỏe người học trong quá trình học trực tuyến thời gian dài. Nhiều triệu chứng bất thường có thể gặp phải, bạn hãy nhận diện và khắc phục càng sớm càng tốt.

    Căng thẳng, mệt mỏi

    Học trực tuyến thời gian dài gây nên căng thẳng, mệt mỏi. Thông tin hàng ngày về dịch bệnh khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, bí bách. Giãn cách xã hội làm gián đoạn chuỗi giao tiếp hàng ngày,… Tất cả tác động âm thầm đến sức khỏe tinh thần của người học, gây nên trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu động lực.

    WHO đưa ra khuyến cáo nên tăng cường đối thoại, giao tiếp bằng bất cứ kênh liên lạc nào để giảm thiểu tối đa trạng thái căng thẳng, thậm trí trầm cảm. Sinh viên nên tích cực giữ liên lạc với giảng viên, thảo luận, đưa ra ý kiến trong các buổi học. Bạn học cũng cần tương tác với nhau, hơn cả khi học trực tiếp.

    Một phương pháp khá hiệu quả đó là tiếp xúc nhiều hơn với các loại hình nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật, dance…) hoặc tranh thủ học thêm một số kỹ năng mới. Một khóa học ngắn về dựng video, kỹ năng tin học cơ bản, chụp hình, ngoại ngữ… đều là lựa chọn tốt cho sức khỏe tinh thần của sinh viên.

    Sinh viên cần có kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Sự tự giác và kỷ luật cá nhân sẽ giúp các bạn hoàn thành deadline đúng hạn. Việc trì hoãn bài tập, bài kiểm tra, tiểu luận chỉ làm gia tăng áp lực.

    Nếu cơ thể đã mệt mỏi thì cần điều chỉnh từ từ, không nên lạm dụng chất kích thích (cà phê, trà đều nên dùng với lượng vừa phải).

    Bất thường về mắt

    Tiếp xúc ánh sáng từ màn hình laptop, điện thoại, ipad thời gian dài gây nên căng thẳng thần kinh, đau nhức, nóng đầu, tác động tiêu cực đến mắt: mỏi mắt, khô ngứa, thậm chí nhìn mờ, sau một thời gian là chói mắt, thường xuyên muốn dụi mắt. Đây cũng là khoảng thời gian thị lực của bạn có thể xấu đi, gia tăng độ cận, loạn thị, thậm chí viêm bờ mi, nhược thị.

    Sinh viên cần chú ý khoảng cách giữa mắt với màn hình laptop, giữ cự ly 50-70cm là phù hợp, nhìn quá gần hay quá xa đều không tốt. Cứ khoảng 30-45 phút, bạn cần có khoảng nghỉ cho mắt. Mắt được nghỉ khi nhắm lại, khi nhìn xa, nhìn vào màu xanh lá và mát xa quanh mắt. Khi đó các cơ vận nhãn, cơ xung quanh hốc mắt sẽ từ từ thả lỏng, hạn chế mỏi mắt.

    Bạn cũng nên có một số loại dung dịch làm ẩm, làm sạch và cung cấp dinh dưỡng cho mắt, như nước mắt nhân tạo, dung dịch Sancoba, dễ dàng hơn là Natri clorid 0,9% giá thành phù hợp. Nên nhỏ mắt tối thiểu 2 lần/ngày vào giai đoạn này, nhưng hạn chế các dung dịch tạo cảm giác the mát, nếu có cảm giác xót thì nên dừng lại ngay.

    Uống đủ 2 lít nước/ngày kèm theo ăn trái cây, rau củ có màu đỏ, vàng, cam giúp bổ sung vitamin A cho cơ thể. Nếu trong điều kiện không ăn đủ và đa dạng 15-20 thực phẩm/ngày, có thể bạn đã rơi vào tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, nên uống bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày.

    nam 2020 thoi gian tuyen sinh dai hoc muon nhat lich suHình ảnh minh họa: Internet

    Đau cổ, vai gáy, lưng

    Nhiều bạn có thói quen không dùng bàn học mà nằm hoặc ngồi không đúng. Điều này làm giảm mức độ tập trung, tác hại đến cột sống: đau mỏi cổ, vai, gáy, lưng dưới, sau đùi; đều do phân bố lực lên cột sống không đều. Các cơ bám vào cột sống phải căng liên tục, đặc biệt cơ vùng vai gáy, thắt lưng, gây nên căng cơ. Bạn sẽ thấy khó chịu, rất khó để học thời gian dài, thường xuyên uể oải. Càng khó chịu thì bạn càng muốn nằm nghỉ, ngồi nghỉ và lại tiếp tục vòng tròn bệnh lý.

    Nghiêm túc trong quá trình học là điều cần thiết. Khi học, bạn cần tạo thói quen ngồi vào bàn. Bàn học cần điều chỉnh phù hợp với chiều cao, khoảng cách ngồi tới bàn khoảng 30-40cm, ghế có lưng tựa, không quá ngửa. Giữ lưng thẳng, cổ thẳng giúp phân bố lực đều lên cột sống.

    Dù ngồi học đúng tư thế nhưng bạn cần quan tâm tới thời gian ngồi học. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ tập trung nhất của não bộ là 20 phút đầu tiên. Nếu tự học ở nhà, bạn cũng nên bố trí những khoảng nghỉ xen giữa, nâng cao hiệu suất của não bộ, giúp cơ thể nghỉ ngơi.

    Tập thể dục là cách bạn yêu thương cơ thể mình. Các động tác dù là đơn giản, thời gian ngắn nhưng cũng góp phần giải phóng các hormone tạo cảm giác thư giãn, hứng khởi hơn.

    Cân nặng và thói quen sinh hoạt thay đổi

    Mùa dịch kéo đến mang theo nỗi ám ảnh về cân nặng. Vì lo âu, căng thẳng, chúng ta có xu hướng thèm năng lượng; nhưng các món ăn được lựa chọn lại chế biến sẵn, nhiều đường, chất béo, dẫn đến dư thừa năng lượng không cần thiết, tích mỡ, rối loạn nội tiết trong cơ thể.

    Không tập thể dục, ngồi nhiều làm cho cơ thể ì ạch. Khẩu vị và độ ngon miệng kém đi. Bữa ăn chính không được chú trọng, bị đảo lộn bữa ăn trong ngày. Sáng dậy trễ, bỏ bữa sáng; tối thức khuya, đói bụng. Ban đêm sau 12h là thời gian quý giá của cơ thể, các cơ quan sẽ đào thải độc tố, thần kinh thư giãn, tái tạo năng lượng. Khi bạn thức trễ, cơ thể sẽ yếu mệt, hệ miễn dịch suy giảm và mệt mỏi vào ngày hôm sau; dẫn đến đau dạ dày, rối loạn nhịp tim, da xấu hơn…

    Cần thiết lập một thời khóa biểu cụ thể và nghiêm túc tuân thủ. Các bữa ăn cần đảm bảo đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm, không ăn quá no. Giấc ngủ luôn được ưu tiên, để giảm thiểu tối đa căng thẳng thần kinh.

    Dịch bệnh còn có thể kéo dài, nhưng không vì thế mà chúng ta biện minh cho lối sống thiếu khoa học, giảm hiệu quả học tập. Sinh viên Văn Lang hãy phát huy tinh thần sáng tạo, đây là khoảng thời gian quý để rèn luyện ý chí. Sức khỏe tốt, cơ thể tràn đầy sức sống sẽ giúp việc học tập đạt kết quả như mong đợi trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

     

    Bác sĩ Phan Thành Công
    Khoa Y - Trường Đại học Văn Lang

  • Chương trình tình nguyện cộng đồng “Nắng 2021” của Khoa Quan hệ công chúng – Truyền thông, trường Đại học Văn Lang được phát động từ ngày 17- 24/7/2021. Chương trình được tổ chức với ý nghĩa nhân văn, đồng hành với những “chiến binh” là y bác sĩ, tình nguyện viên tuyến đầu trong công cuộc chống dịch Covid-19.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag