TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Trong hai ngày 30 – 31/5/2018 vừa qua, 45 sinh viên năm cuối ngành Thiết kế Công nghiệp (Thiết kế sản phẩm) đã bảo vệ đồ án tốt nghiệp tại Hội trường C001 – Cơ sở 2 Trường Đại học Văn Lang. Sau đó, 45 đồ án tốt nghiệp được triển lãm tại sảnh C của Trường trong vòng 1 tuần.

  • Vừa qua, sinh viên ngành Thiết kế Công nghiệp (Thiết kế Sản phẩm) Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang đã có dịp được học tập và trải nghiệm tại xưởng gốm Song Tiến (Đồng) Nai, tạo nên những đồ án sản phẩm gốm độc đáo, chất lượng.

  • Ngày 12/5/2020, Trường Đại học Văn Lang khai mạc Triển lãm online về thiết kế mỹ thuật quốc tế - ICAD 2020. Đây là sự kiện do Đại học Văn Lang kết hợp với Hiệp hội Khoa học - Nghệ thuật Hàn Quốc và Đại học Handong tổ chức, đánh dấu thành quả sau 5 năm hợp tác quốc tế với đối tác chiến lược Hàn Quốc. Báo Thanh niên có bài viết tổng kết sau sự kiện vào ngày 16/5. Website Trường Đại học Văn Lang đăng lại nguyên văn bài báo.

  • Ngày 19/11/2022, Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang chính thức khai mạc “Triển lãm sinh viên ngành Thiết kế Công nghiệp 2022”. Đây là lần đầu tiên ngành Thiết kế Công nghiệp (Thiết kế Sản phẩm) tổ chức triển lãm với quy mô gần 70 sản phẩm, được thực hiện bởi sinh viên các khóa 24, 25, 26 và 27 trong quá trình học tập tại Văn Lang.

  • Thế kỷ 20 xuất hiện một trong những ngành công nghiệp góp phần biến chuyển nền kinh tế thế giới được gọi tên là “công nghiệp sáng tạo”. Nhưng đến những năm gần đây, thuật ngữ này mới được nhắc đến ngày một nhiều hơn ở Việt Nam, mà cụ thể là ở các trường đại học đào tạo về thiết kế và nghệ thuật. Tháng 5/2020, Trường Đại học Văn Lang chủ trì Triển lãm Nghệ thuật và Thiết kế Quốc tế ICAD (International Conference on Art and Design), thể hiện thành quả đào tạo bằng chính sự góp mặt đầy bản lĩnh và hội nhập với những thiết kế của sinh viên - thế hệ sẽ trở thành nguồn lực chủ chốt trong ngành công nghiệp sáng tạo.

    Được sinh hoạt và đào tạo trong một môi trường cởi mở và hội nhập không ngừng như thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên Văn Lang được tiếp cận những chương trình đào tạo tiên tiến và cập nhật liên tục. Chưa khi nào sự giao thoa của các dòng chảy văn hoá mới đến từ thế giới và khu vực lại có thể tưới tẩm tốt tươi những hạt mầm cảm hứng trong sáng tạo và văn hoá dân tộc như hiện nay. Trong đa dạng ngành nghề của nền công nghiệp này, thiết kế đồ hoạ mà sinh viên Văn Lang dự tuyển trong Triển lãm ICAD 2020 đã thể hiện sự ứng dụng phong phú những xu hướng thiết kế đương đại. Những câu chuyện với nội dung Việt Nam từ dân gian đến thương hiệu đã được kể bằng giọng điệu rất trẻ của những người thiết kế tiềm năng. Những câu chuyện bản địa có thể cũ nhưng giá trị dân tộc chưa bao giờ phai mờ.

    vlu iadw 012 minSinh viên Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang trong sự kiện triển lãm quốc tế IADW năm 2019

    Trong mảng thiết kế logo và định hình thương hiệu

    Thiết kế được thể hiện qua những tông màu tính thổ, chắc và ấm; kết hợp cách đặt dấu tiếng Việt trong một font chữ hiện đại, thể hiện cảm giác hoài cổ, gợi hiện những giá trị truyền thống trong ngôn ngữ thị giác mới (Rượu Mía Xứ Quảng).

    Art Deco đã tạo nguồn cảm hứng vô tận cho những thiết kế thương hiệu hướng đến sự sang trọng và đẳng cấp trong tiêu dùng. Với ngôn ngữ phức hợp từ đường nét hình học, tính công nghiệp trong bố cục đối xứng, kết hợp màu sắc kim khí bén lạnh và font chữ sans-serif, tương phản với cảm hứng thô mộc đồng quê đã thống trị nhiều năm trước đó (An Lành Coffee Brand Identity).

    ICAD2020 Catalogue Students 16Ana Lành Coffee Brand Identity (Dang Cong Quyen)

    Trong mảng thiết kế poster truyền thông

    Nổi bật trong xu hướng thiết kế đương đại không thể không kể đến phép chiếu trục đo (isometric), hiệu ứng 3-chiều-hóa không gian được định hình bởi các khối chữ sắp đặt như những bức vách ngôn từ, một câu chuyện của người trẻ thành thị được ẩn dụ và đặc kể với tông màu pastel hiện đại nhưng trầm lắng về sắc độ (Thiết Kế Cuộc Sống Của Riêng Bạn).

    ICAD2020 Catalogue Students 83Thiết Kế Cuộc Sống Của Riêng Bạn (Tran Minh Thuan)

    Ngành tạo dáng công nghiệp góp mặt với những thiết kế phương tiện chuyển động, như xe mô-tô và xe đạp gấp. Ảnh hưởng bởi xu hướng tạo hình vị lai và linh hoạt trong cách thể hiện hình khối, thiết kế của sinh viên đem đến một thể nghiệm phong cách trong sản phẩm (VMOTOR). Bên cạnh đó là tinh thần thiết kế bền vững, khi vật liệu tự nhiên thân thiện môi trường (eco-material) vận dụng kết hợp kỹ thuật thủ công lành nghề (craftsmanship), thật sự tạo ra một sự giao thoa đỉnh cao của truyền thống dân gian và công nghiệp hiện đại trong ngành tạo dáng (BOOCYCLE).

    Untitled 1Tác phẩm VMOTOR và Tác phẩm BOOCYCLE

    Mid-Century Modern, tạm gọi là xu hướng Hiện đại Trung-Kỷ, được vận dụng trong mảng thiết kế lịch. Yếu tố đồ họa đường nét thanh mảnh thể hiện nội dung dân gian trong sắc màu tương phản mạnh mẽ gợi hiện tính công nghiệp của ngành in ấn, gợi nhớ tinh thần thủ công dân tộc của một làng nghề. Bố cục đối xứng nhưng không cứng nhắc mà trẻ trung bởi đường nét chi tiết mềm mại (Chuyện Chín Giờ).

    ICAD2020 Catalogue Students 72Tác phẩm Chuyện Chín Giờ

    Đồ hoạ truyền thông tương tác góp mặt với những sản phẩm hoạt-hình-tĩnh. Hoạt-hình-tĩnh (Stop-Motion) được xem như “một bước ngoặt mới trong thế kỷ 21”. Những sản phẩm của đồ hoạ truyền thông tương tác của sinh viên Văn Lang đã vận dụng ngôn ngữ đương đại này kể lại những câu chuyện dân gian Việt Nam hết sức trẻ trung và mới mẻ. Những cái kết bất ngờ cũng đem đến cách nhìn phản biện như tinh thần điện ảnh “nút-thắt-xoay-chuyển" (plot-twist) dù sắc thái bối cảnh vẫn được xây dựng trong một gam màu trầm tĩnh hoài cổ của dân tộc. Thiết kế thật sự là một sự hòa quyện duyên dáng giữa cảm nghiệm truyền thống và tiếng nói mạnh dạn của người trẻ đương thời (Tấm Cám Chuyện Chưa Kể, Ăn Khế Trả Vàng, Ai Mua Hành Tôi).

    Bố cục mở (Open-Compositions) là một xu hướng thiết kế đương đại khác. Thiết kế lịch mang tên Scenery of Vietnam đã phát triển không gian hai chiều của đồ hoạ bằng việc mở ra một chiều nữa: chiều tưởng tượng - như thể những gì bạn nhìn thấy là một phần của một bức tranh rộng lớn hơn nhiều. Tưởng tượng đó thôi thúc sự lên đường, thôi thúc sự khám phá, thể hiện mộng ước bay cao và đi xa của người trẻ Việt Nam. Có đi xa mới thấy yêu thương mảnh đất và con người quê hương xứ sở hơn nữa. Nội dung sản phẩm thể hiện tinh thần bản địa của vùng đất dân tộc trong cách diễn ngôn đương đại của font chữ serif. Một lời mời gọi dành cho người trẻ và cả những người bạn nước ngoài, đất nước tôi đây và sự trải nghiệm là của bạn.

    ICAD2020 Catalogue Students 38Tác phẩm Scenery of Vietnam của sinh viên Trần Minh Triết

    Lối minh hoạ tươi sáng (illustration lighten up) cũng là một trào lưu mới với tinh thần thanh lịch nhẹ nhàng sau một quãng thời gian dài của ngôn ngữ đậm nét và khối bản. Chịu ảnh hưởng bởi các thành tố thiên nhiên và thực vật học, trào lưu này quyến rũ và lay động tâm hồn trẻ thơ của mỗi chúng ta. Thiết kế thể hiện hình ảnh đồng quê vốn từ nền tảng nông nghiệp của đất nước kết hợp font chữ viết tay và font đương đại serif. Một góc nhìn trẻ trung hơn cho giới trẻ thành thị nơi chịu ảnh hưởng mạnh bởi những luồng xu hướng chủ nghĩa tối giản (Mùa Vụ - Rice Growing Season in Vietnam).

    ICAD2020 Catalogue Students 33 1Tác phẩm "Mùa Vụ - Rice Growing Season in Vietnam" của sinh viên Nguyễn Phương Anh

    Đi ngược thời đại của serif, biểu tượng hoá những ký tự La-tinh trong dáng hình của sans-serif để đặc tả tinh thần cổ đại của một bảo tàng, nhưng vẫn tạo nên một cách tiếp cận mới, trong cấu trúc logo của Bảo tàng mỹ thuật. Cả sự vận dụng tinh thần bất đối xứng trong cách thể hiện, thoát khỏi sự đóng khung và dễ đoán của hệ thống lưới để truyền đạt năng lượng động không ngừng của một không gian lưu trữ cái đẹp, thiết kế đã diễn đạt tinh thần đương đại được nén chặt trong một logo có khả năng thẩm thấu nhiều hứa hẹn…

    Ở những phân ngành khác, thiết kế đã thể hiện rõ sự ảnh hưởng của chất liệu đương đại trong văn hoá và những vấn đề xã hội, môi trường. Khi đặt những tác phẩm của sinh viên Việt Nam trong tương quan những tác phẩm sinh viên Hàn Quốc, chúng ta có thể cảm nhận được sắc màu dân tộc - một tinh thần của vùng đất nhiệt đới gió mùa trong sắc màu đậm đà ấm nóng, dù thời đại văn hóa Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng của những trào lưu mỹ học tối giản trong tiết chế đường nét và màu sắc của phương Tây (Bắc Âu) và hai đất nước trong khối Đồng Văn xứ ôn đới là Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Những thể hiện của sinh viên Mỹ thuật Trường Đại học Văn Lang qua Triển lãm quốc tế về thiết kế và mỹ thuật ICAD 2020 một lần nữa chứng tỏ Mỹ thuật Văn Lang đang đi đúng hướng và tiệm cận những xu hướng nổi bật nhất của design đương đại.

    Xem thêm tác phẩm của chuyên gia và sinh viên tham gia Triển lãm ICAD 2020 tại địa chỉ http://icad.vanlanguni.edu.vn 

     

    ThS. Man Thị Hồng Thiện
    Khoa Mỹ thuật Công nghiệp
    Trường Đại học Văn Lang

  • (P. Tuyển sinh Văn Lang, 28/9/2018) -Ngày 19/9 vừa qua, tại phòng C709 – Cơ sở 2 Trường Đại học Văn Lang, 19 sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm (Thiết kế Công nghiệp) đã  tham gia chấm các thiết kế độc đáo trong Đồ án Gốm vừa thực hiện mùa hè vừa qua.

    Nếu như với các bạn sinh viên năm 1, năm 2, mùa hè là mùa “xách balo về quê” với gia đình, thì với sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm Trường Đại học Văn Lang, mùa hè được xem là “mùa đồ án”. Và cả mùa hè này, các bạn đã dành để chăm chút một đồ án quen thuộc mà đặc biệt - Đồ án Gốm (Ceramic Project).

    Sài Gòn – Đồng Nai: 6 tuần “đi đi… về về…”

    Để hoàn thành sản phẩm trước khi trình cho giảng viên chấm điểm, các bạn phải trải qua 6 giai đoạn, trong đó gần 2 tháng ròng rã mỗi ngày miệt mài “đi đi… về về…” giữa Sài Gòn – Đồng Nai .

    Giai đoạn 1: Tìm cảm hứng

    Sinh viên xác định loại sản phẩm mình muốn thực hiện, tìm cảm hứng, sau đó bảo vệ ý tưởng  với giảng viên hướng dẫn. Các bạn phải xác định lý do chọn đề tài, hướng đổi mới chất liệu, hình ảnh…

    Giai đoạn 2: Lên mô hình đất tỷ lệ 1:1

    Sinh viên tạo dáng sản phẩm phác thảo bằng đất sét công nghiệp (đất sét có dầu) với tỷ lệ thực 1:1, sau đó trao đổi và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn trước khi thực hiện  sản phẩm chính thức.

    Giai đoạn 3: Làm khuôn thạch cao

    Sau khi đã được giảng viên góp ý và “duyệt” sản phẩm, các bạn bắt đầu hành trình “vượt chướng ngại vật” đến xưởng gốm Việt Thành (Đồng Nai), bắt đầu những chuyền du lịch trong ngày Sài Gòn – Đồng Nai sáng đi chiều về, ngày nắng cũng như ngày mưa trong khoảng 6 tuần.

    Khuôn gốm được chế tạo từ chất liệu thạch cao, vì thạch cao có tính chất hút ẩm và hút nước khá tốt, phù hợp với các sản phẩm gốm sứ. Có nhiều loại khuôn gốm, như khuôn in máy, khuôn in tay, khuôn ép thủy lực, mỗi loại có đặc trưng và cách sản xuất khác nhau. Sinh viên chọn sử dụng khuôn đổ rót - một loại khuôn chịu lực tốt.

    Các bạn đến tận xưởng gốm và chính thức học việc của những “nghệ nhân tạo hình gốm”. Các bạn phải học cách đổ khuôn thạch cao, học từ các nghệ nhân chuyên nghiệp cách “cân, đo, đong, đếm” làm sao đổ được một chiếc khuôn chất lượng, với độ dày vừa đủ, độ cao và rộng bao nhiêu để đạt yêu cầu,… Sau khi có khuôn, khuôn phải được phơi đến khi khô hẳn mới có thể rót gốm tạo hình sản phẩm.dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 1Sau khi rót gốm, khuôn phải được mang đi phơi tự nhiên thật khô trước khi vẽ họa tiết và tráng men sản phẩm.

    Quy trình rót gốm vào khuôn không quá phức tạp. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sinh viên phải hết sức cẩn thận vì sản phẩm rất mềm, chỉ một chút sơ sẩy nhỏ là phải rót lại từ đầu. Đầu tiên, các “nghệ nhân làm gốm Trường Văn Lang” phải buộc chặt khuôn thạch cao bằng dây cao su, sau đó sử dụng đất sét đã được hòa lỏng rót từ từ vào khuôn, sau đó mang thành phẩm đi phơi khô tự nhiên.

    Hoàng Nam – lớp trưởng - chia sẻ: “Vì làm sản phẩm thủ công nên giai đoạn này chúng em phải thật cẩn thận, phải phơi sản phẩm thật khô mới có thể mang đi nung được. Có một chuyện mà làm em nhớ miết đến tận bây giờ, vào đêm tụi em phơi gốm thì trời đổ mưa lớn, như dự đoán nhiều sản phẩm bị hư hỏng, tụi em phải làm lại để có sản phẩm nộp, thiệt là một kỷ niệm “gian nan”!”

    Giai đoạn 5: Tráng men

    Sinh viên di chuyển qua khu tập trung sản xuất gốm của lò gốm Vạn Thành để thực hiện rất nhiều khâu: vẽ hoạ tiết, khắc hoạ tiết, tráng men, phun men và nung. Ở khâu vẽ họa tiết, sinh viên thỏa sức trang trí cho sản phẩm hoàn hảo nhất trước khi tráng men và mang đi nung. “Vì các bạn đều chưa từng thực hiện công việc này nên việc tráng men được thực hiện dưới sự giúp đỡ tận tình của các cô chú nghệ nhân, mỗi bạn đều trang trí sản phẩm của mình với một màu men riêng biệt.” - Hoàng Nam cho biết.

    Giai đoạn 6: Nung gốm

    Đây có thể xem là giai đoạn được sinh viên mong chờ nhất. Phải đợi các sản phẩm nung ở nhiệt độ cao trong 1 ngày thì các bạn mới được chiêm ngưỡng sản phẩm gốm sứ “đầu tay” sau 6 tuần chăm chỉ, lặn lội. Đó đúng là những giấy phút trông đợi và vỡ òa!

    Giai đoạn 7: Chấm điểm – đánh giá kết quả

    Giảng viên hướng dẫn đồ án – ThS. Lê Ngô Quỳnh Đan cùng các nghệ nhân xưởng gốm Việt Thành đánh giá các sản phẩm gốm đầu tay của sinh viên rất tốt. Mỗi sản phẩm có ý nghĩa riêng, song đều có thể ứng dụng vào đời sống hằng ngày.

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 2

     

    Sinh viên Võ Hoàng Nam – Tác phẩm Măng đăng (8.0 điểm)

     Lấy cảm hứng từ búp măng mới nhú, vừa bụ bẫm vừa mạnh mẽ, Hoàng Nam tạo ra chiếc đèn ngủ kết hợp chức năng xông tinh dầu, mang đến cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

     

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 3Với tình yêu hình ảnh cá Koi của Nhật Bản, sinh viên Nguyễn Phương Linh Nhi cho ra đời sản phẩm Bộ tách trà tam ẩm Nishikigoi, gồm một bình và ba tách trà.

    “Nishikigoi" là tên nguyên bản của cá chép Koi Nhật Bản. Cá chép Koi có sức sống mãnh liệt, tràn đầy năng lượng, có khả năng bơi ngược dòng chảy, đặc tính ôn hoà của cá mang ý nghĩa tâm linh: vận may, thành công, lòng can đảm, phồn thịnh, trường thọ,…. Bộ sản phẩm Nishikigoi muốn nhắn gửi thông điệp an lành đến người sử dụng.

     

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 4

     Tác phẩm Camellia ceramic của sinh viên Nguyễn Cao Thùy Trinh (8.0 điểm) mang đến sự hài hòa của các yếu tố thiên nhiên với sản phẩm tiểu cảnh thác nước mini, . góp phần điều hòa không khí, làm cho ngôi nhà sinh động, tràn sức sống, tạo cho các thành viên cảm giác thoải mái, bình an. Âm thanh nước chảy róc rách như một bản nhạc làm dịu tâm hồn. Khi thiết kế tiểu cảnh, sự có mặt của một thác nước sẽ biến ngôi nhà thành không gian thư giãn, uống trà, nghỉ ngơi hoặc nơi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau.

     

    6 tuần “đồ án hè” khó quên trong đời sinh viên

    Giờ phút chấm điểm đồ án tại phòng C709 – Cơ sở 2, dường như điểm số cao – thấp chẳng còn quan trong nữa; thay vào đó là niềm vui vì các bạn đã cố gắng rất nhiều trong cả mùa hè, đã tự tay làm được một sản phẩm thủ công dành tặng bản thân.

    Kết thúc đồ án, không ai còn phải dậy từ sớm tinh mơ để kịp giờ hẹn nhau ở cổng Cơ sở 2 rồi cùng di chuyển đến địa điểm làm gốm, nhưng cũng thật nhớ 6 tuần “du lịch Đồng Nai trong ngày”. Với sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm, có lẽ niềm vui lớn nhất là các bạn đã chiến thắng bản thân, đã cố gắng hết mình tự tay làm ra các sản phẩm gốm. Hoàng Nam chia sẻ: “Cảm xúc của em là mãn nguyện khi kết thúc đồ án này, mãn nguyện khi chính tay làm ra sản phẩm gốm, mà còn có thể sử dụng được. Thông qua đồ án, lớp chúng em hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn trong học tập.Được làm việc chung với những nghệ nhân gốm suốt gần 2 tháng trời, mới thấy làm ra một sản phẩm gốm không hề đơn giản. Phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá này, phải trân trọng những sản phẩm gốm thủ công. ”.

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 133Đại diện tập thể lớp K22TD đến thăm và cảm ơn các nghệ nhân làm gốm tại xưởng Gốm Việt Thành ngày 26/9/2018.

    Đồ án Gốm là đồ án quan trọng của sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm. Thông qua đồ án, Trường Đại học Văn Lang muốn sinh viên hiểu rõ hơn về nghề gốm nói chung cũng như gốm Đồng Nai nói riêng, hiểu thêm về các sản phẩm gốm trên thị trường, màu men đặc trưng cũng như quy trình làm ra sản phẩm. Quan trọng hơn, mỗi đồ án là một lần sinh viên được tự tay hoàn thiện một quy trình nghiên cứu và hiện thực hóa sản phẩm – tiền đề cho quá trình lập nghiệp của họa sĩ thiết kế sản phẩm sau này.

    Xem thêm 16 sản phẩm còn lại của Đồ án Gốm – sinh viên năm 3 (K22)

    Bài viết: Lê My

    Hình ảnh: Võ Hoàng Nam – sinh viên K22TD

     

     

  • Là cuộc thi chuyên nghiệp hiếm hoi tại Việt Nam dành riêng cho các tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế trang trí nội thất gỗ, giải thưởng Hoa Mai đã phát triển một cộng đồng thiết kế đông đảo, đoàn kết và để lại nhiều dấu ấn trong ngành. Trên chặng đường 17 năm của Giải, sinh viên Thiết kế Nội thất và Thiết kế Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang đã trở thành cái tên quen thuộc, gắn bó với giải thưởng Hoa Mai trong nhiều mùa liên tiếp và gặt hái nhiều giải thưởng.

  • Ngày 03, 04, 05/6/2019, 350 thí sinh đã hoàn tất kỳ thi Vẽ đợt 1 năm 2019 tại Trường Đại học Văn Lang. Kỳ thi năng khiếu diễn ra an toàn, Hội đồng chấm thi đánh giá tốt về chất lượng bài thi của thí sinh năm nay.

  •  Trong tháng 5 và tháng 6/2017, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang tổ chức chấm và triển lãm đồ án tốt nghiệp của SV ngành Thiết kế Nội thất, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Công nghiệp.

  • Sáng ngày 18/05/2022, tại Hội trường Trịnh Công Sơn Trường Đại học Văn Lang, Khoa Mỹ thuật & Thiết kế tổ chức Seminar chủ đề "Thiết kế Sáng tạo Bắc Âu - cơ hội của thiết kế Việt Nam", giới thiệu phong cách thiết kế Bắc Âu, cách định nghĩa một thiết kế tuyệt vời,... 

  • Ngày 14/4/2021, Trường Đại học Văn Lang vui mừng đón nhận thông tin sinh viên Vũ Phan Hoài Nhi – Khóa 24 ngành Thiết kế Công nghiệp cùng Nguyễn Thế Hùng – Khóa 23 ngành Thiết kế Nội thất đã vinh dự được trao tặng giải Ba và giải Khuyến khích trong cuộc thi Hoa do Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức.

  • Ngày 12/11/2019 vừa qua, tại Industrial Design Lab, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề “THỰC HIỆN PORTFOLIO CHUYÊN NGHIỆP” đầu tiên dành cho sinh viên K22 (năm tư) ngành Thiết kế Sản phẩm (Thiết kế Công nghiệp).

  • Ngày 27/08/2022, Khoa Mỹ thuật và Thiết kế - ngành Thiết kế Công nghiệp tổ chức Workshop với chủ đề: “Kỹ thuật khuôn trong tạo mẫu mô hình” dành cho sinh viên các khóa tham gia và trải nghiệm.

  • Trở lại trường sau “kỳ nghỉ Tết dài vô tận”, nhóm sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm (Thiết kế Công nghiệp) đã có buổi tham quan thực tế thú vị tại Doanh nghiệp Trí Tín - một trong những đơn vị đào tạo và gia công kim hoàn uy tín tại Tp.HCM. Phòng Tuyển sinh và Truyền thông đăng tải cảm nhận của bạn Hạnh Lưu – sinh viên ngành Thiết kế Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang về chuyến tham quan.

  • Ngày 12/5/2020, Trường Đại học Văn Lang khai mạc Triển lãm online về thiết kế mỹ thuật quốc tế - ICAD 2020. Đây là sự kiện do Đại học Văn Lang kết hợp với Hiệp hội Khoa học - Nghệ thuật Hàn Quốc và Đại học Handong tổ chức, đánh dấu thành quả sau 5 năm hợp tác quốc tế với đối tác chiến lược Hàn Quốc. Rất nhiều tác phẩm của sinh viên Văn Lang tham gia trong triển lãm này đã thể hiện được khả năng ứng dụng các xu hướng thiết kế nổi bật nhất của năm 2019, cụ thể là 3 xu hướng:

    Xu hướng thiết kế 3 chiều và đồ họa chữ nổi (3D Design and Typography)

    Các tác phẩm được đánh giá là thiết kế đặc biệt (special) như “Ăn khế trả vàng” của nhóm 4 sinh viên Nghê Nhất Thiên, Phan Ninh Quỳnh Anh, Mai Ngọc Anh, Phạm Quang Thảo Nguyên áp dụng kỹ thuật tạo khối 3D cắt lớp (layers) tạo hiệu ứng hiều sâu cho tác phẩm.

    Trong số các đồ án bố cục chữ (Typography), nổi bật về xu hướng này có các tác phẩm “Để Mai Tính” (Ngô Thị Yến Ngọc) sử dụng phông chữ béo tạo hiệu quả căng tròn cho khối, các chữ cái vươn dài và đan cài vào nhau, được bố trí lệch layer dường như muốn nhấn mạnh ý tưởng “sự rối rắm của một công việc chưa được giải quyết”.

    Các tác phẩm bố cục chữ như “Scenery of Vietnam Calendar” (Trần Minh Triết), “Galaxy in each person - Ẩn giấu trong mỗi người là một dải ngân hà” (Đặng Ngọc Nam Phương) và các tác phẩm của Lâm Huỳnh Quốc Tuấn, Phan Lâm Vy, Trần Minh Thuận cũng theo đuổi xu hướng thiết kế như trên.

    ICAD2020 Catalogue Students 32Tác phẩm “Để Mai Tính” (sinh viên Ngô Thị Yến Ngọc, Trường Đại học Văn Lang)


    Xu hướng thiết kế bất đối xứng, khước từ sự ngay hàng thẳng lối của lưới nền (Asymmetrical Layouts)

    Điển hình của xu hướng này là các tác phẩm “3 days 2 nights” (Nguyễn Thị Tường Vy) được xếp vào danh sách các thiết kế đặc biệt (special).

    tranh 2Tác phẩm "3 days 2 nights” (sinh viên Nguyễn Thị Tường Vy, Trường Đại học Văn Lang)

    Bên cạnh đó, xu hướng hồi sinh của phong cách Mid-Century với gam màu hoài cổ và tạo hình đặc trưng là quy về các mảng hình học gọn gàng, đơn giản, tương phản mạnh mẽ bởi đen và trắng hoặc cặp nóng lạnh (xanh - đỏ cam vàng). Ví dụ điển hình cho xu hướng này của năm 2019 đã được ứng dụng rất tốt trong thiết kế bao bì của hãng beer Hoegaarden (Viên Hoàng Ngọc Nguyên).

    ICAD2020 Catalogue Students 39Tác phẩm Hoegaarden (sinh viên Viên Hoàng Ngọc Nguyên, Trường Đại học Văn Lang)

    Ngoài những xu hướng thiết kế nổi bật trên thế giới trong năm vừa qua, những tác phẩm của sinh viên Văn Lang tham gia trong triển lãm ICAD lần này cũng đã đặt ra và giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất, thiết yếu nhất của xã hội đương đại, trong đó có vấn đề bảo vệ tài nguyên, ngăn ngừa biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Những tác phẩm tiêu biểu trong nhóm này là:

    “Save the Earth” (Dương Hữu Nghi): Sản phẩm túi đựng gạo thương hiệu Bà Địa được đan hoàn toàn bằng nguyên liệu lá tự nhiên và dây lạt, được dùng cho bao bì của sản phẩm bán lẻ (3-5kg gạo).

    ICAD2020 Catalogue Students 20 1"Save the Earth” (sinh viên Dương Hữu Nghi, Trường Đại học Văn Lang)

    “BOOCYLE” (Phạm Huy Long, Nguyễn Thanh Trung Hậu): Sản phẩm xe đạp gấp tiện dụng có khung sườn bằng tre, sợi carbon và linh kiện kim loại. Sản phẩm đề cao tính thân thiện với môi trường không chỉ vì nguồn nguyên liệu chế tác chính là tre – loại cây phổ biến với khí hậu nhiệt đới Việt Nam, mà còn bởi trọng lượng của sản phẩm rất nhẹ và có thể gấp gọn, khiến xe đạp BOOCYLE tăng thêm được số lượng người dùng để di chuyển trên những quãng đường xe kết hợp với phương tiện khác (ô tô cá nhân hoặc phương tiện công cộng), điều mà xe đạp thông thường vốn chỉ có thể giới hạn lượng người dùng để di chuyển hàng ngày trong phạm vi 10-15km.

    ICAD2020 Catalogue Students 35Thiết kế "BOOCYLE” (sinh viên Phạm Huy Long, Nguyễn Thanh Trung Hậu - ngành Thiết kế Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang)

    “Gangster Gamer” (Nguyễn Hùng Bảo): Tác phẩm thời trang sử dụng giải pháp tái chế để bảo vệ môi trường, các nút bàn phím trên keyboard cũ được sử dụng để trang trí cho phụ kiện giày, những họa tiết có hình dạng đồng bộ được in trên áo len tạo ra sản phẩm lạ mắt và độc đáo. Tương tự, tác phẩm “Das La Vie” (Nguyễn Minh Trí) cũng sử dụng những tấm bạt nhựa tái chế để làm vật liệu thời trang gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem.  

    ICAD2020 Catalogue Students 68Thiết kế "Gangster Gamer” (Nguyễn Hùng Bảo)

    Khác với xu hướng tái chế, một số sinh viên lại hướng đến việc nghiên cứu những vật liệu đương đại, những công nghệ và kỹ thuật thi công tiên tiến nhất với cái nhìn mới mẻ về thiết kế tại Việt Nam, được xếp hạng ngang tầm với các thiết kế quốc tế. Tiêu biểu là đồ án thiết kế Nội thất nhà hàng “Odette et Odile” (Lâm Ngọc Kim). Lấy cảm hứng từ bộ phim Thiên Nga Đen, tác giả đã nghiên cứu và sử dụng vật liệu kim loại chủ đạo kết hợp với các hợp chất resin trong suốt, ít thấy ở các nhà hàng Việt Nam cho đến nay.

    ICAD2020 Catalogue Students 27 2Thiết kế nội thất “Odette et Odile” (sinh viên Lâm Ngọc Kim, Trường Đại học Văn Lang)

    Ngoài ra, thách thức và nhiệm vụ không nhỏ mà các sinh viên Văn Lang tự đặt ra cho mình trong nhiều tác phẩm tại đây, đó là sự nỗ lực quảng bá những vẻ đẹp thiên nhiên và những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đến với bạn bè quốc tế, ví dụ như tác phẩm bao bì “Bonding – Câu chuyện bó đũa” (Lại Lê Kiều Duyên) đã chuyển tải thông điệp về sự đoàn kết của người Việt Nam qua câu chuyện bó đũa, được tác giả lồng ghép vào giải pháp thiết kế không kém phần hiện đại. Bó đũa gồm 6 đôi, mỗi đôi được gói trong một hộp giấy hình tam giác, tạo thành tổng thể khối trụ lục giác buộc bằng dây cũng từ chất liệu giấy. Những tác phẩm khác như “Tấm Cám - chuyện chưa kể”, thiết kế lịch “Chuyện chín giờ” (Nguyễn Thanh Tuấn) cũng mang đậm màu sắc, dấu ấn Việt Nam dưới hình thức chuyển tải hiện đại, dễ dàng được sự đón nhận và thiện cảm của bạn bè quốc tế.

    Xem thêm tác phẩm của chuyên gia và sinh viên tham gia Triển lãm ICAD 2020 tại địa chỉ http://icad.vanlanguni.edu.vn 

     

    ThS. Hồ Thị Thanh Nhàn
    Giảng viên ngành Thiết kế Đồ họa
    Trường Đại học Văn Lang

  •  Những biểu hiện của bản sắc văn hóa từ lâu đã trở thành chất liệu cho mỹ thuật, nhưng nay lại như khoác một diện mạo mới trong thiết kế đương đại. Xu hướng thiết kế trong 5 - 10 năm trở lại đây có những bước chuyển mình mạnh mẽ và sáng tạo, với những thiết kế tiếp cận dễ dàng hơn tới giới trẻ và tạo cảm hứng lan truyền trên mạng xã hội, song hành cùng sự phát triển công nghệ. 

  • Ngày 17/12/2020, ngành Thiết kế Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang tổ chức talkshow "Từ chiếc ghế đến ngôi nhà" với sự tham dự của khách mời đến từ LAITA Design, tạo cơ hội cho sinh viên Khoa Mỹ thuật và Thiết kế lắng nghe kinh nghiệm làm việc, học hỏi cách tổ chức và không ngừng cải tiến tư duy trong quá trình thiết kế.

  • Ngày 28/11/2020, sinh viên ngành Thiết kế Sản phẩm (Thiết kế Công nghiệp) và Thiết kế Mỹ thuật Truyền thông tương tác của Trường Đại học Văn Lang đã có dịp tham gia Workshop “How to make toys” của Oleander Workshop – đơn vị chuyên sản xuất mô hình, điêu khắc nhân vật, trải nghiệm trực quan nhiều hoạt động và sản phẩm hấp dẫn, thu hút.

  • Lần đầu bạn được tự đưa ra lựa chọn cho cuộc đời mình là khi nào? Với mình là khoảnh khắc mình đặt bút ghi tên ngôi trường Đại học mà mình sẽ gửi gắm 4 năm thanh xuân tươi đẹp vào đó. Mình chọn Trường Đại học Văn Lang vì khi đó mình thấy Văn Lang là nơi có cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học thú vị và có nhiều hoạt động cho sinh viên.

  •  Trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp của khóa 19 ngành Thiết kế Công nghiệp, Phạm Việt Tường đã hào hứng khẳng định sẽ theo đuổi ngành học của mình đến cùng vì mong muốn “kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn”. Trong Lễ Tốt nghiệp cao học, đại học của Trường ĐH Văn Lang sáng ngày 23/7/2017, Việt Tường đứng trước hơn 600 tân khoa phát biểu với tư cách thủ khoa khóa 19 ngành Thiết kế Công nghiệp, và chia sẻ: Văn Lang là nơi truyền cảm hứng cho tôi gắn bó với ngành học này.

  • Chiều ngày 19/11/202, ngành Thiết kế Công nghiệp (Khoa Mỹ thuật & Thiết kế) Trường Đại học Văn Lang đã kết nối cùng diễn giả Kim Young Min tổ chức chuyên đề học thuật "Social Design", cung cấp kiến thức về lĩnh vực thiết kế xã hội, thiết kế cộng đồng, mở rộng định hướng phát triển trong tương lai cho sinh viên Văn Lang.

  • Cách đây hơn hai năm, tại Gand Plaza – Hà Nội, triển lãm “Nghệ thuật gốm Hàn Quốc” được tổ chức với sự tham gia của nhiều trường phái gốm Hàn Quốc. Năm 2020, Hiệp hội thiết kế Hàn Quốc, Trường Đại học HanDong, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Triển lãm nghệ thuật và thiết kế quốc tế ICAD, cùng các nhà nghệ thuật, nghệ nhân của Việt Nam tạo nên sự đa dạng tác phẩm nghệ thuật tạo hình mỹ thuật và ứng dụng. Ta lại một lần nữa bắt gặp vẻ đẹp của gốm sứ Hàn bên cạnh sự tinh tế của nghệ thuật gốm Việt trong ICAD 2020 tại Đại học Văn Lang Tp.HCM.

    thoai 08 1160x322

    Là một quốc gia cùng tồn tại nhiều trường phái gốm đặc sắc từ lâu đời cho đến nay, các nghệ nhân xứ sở kim chi tỏa sáng khắp thế giới với các tác phẩm đa dạng, từ gốm nghệ thuật cho đến gốm dân dụng. Làng nghề gốm Icheon và Onggi là hai làng nghề sản xuất gốm truyền thống lớn nhất tại Hàn Quốc. Nơi đây vẫn còn tồn tại những lò gốm củi nguyên sơ. Tiếp nối truyền thống dân tộc, các nghệ sĩ gốm Hàn thế hệ đàn anh như Kim Seong Tae đang ghi tên tuổi vào nghệ thuật gốm thế giới. Trong ICAD 2020, các nghệ nhân khác như Kim Nam Hun, Kim Yi Yeon, Lee Min Hee đã mang đến cho người thưởng ngoạn Việt Nam một cái nhìn tôn vinh đối với lĩnh vực nghệ thuật của cả hai quốc gia Việt - Hàn – nghệ thuật từ đất mẹ.

    Từ thưở xa xưa, đất là nơi ta sinh ra, nuôi ta lớn lên; màu đất, hơi đất đã thân quen đến mức dường như không còn nhận ra sự hiện diện của đất. Đất dẻo mềm qua lò nung thô sơ của người thợ gốm, chìm trong lửa như thử thách gian truân. Những lò gốm với đặc trưng của cột khói to cao vút gởi lên trời xanh những làn khói lan quyện trong trung không. Đất gởi chất nhờ lửa đỏ tôi luyện, chắt chiu cái hồn son cho người đời thành quả - đó là ý nghĩa gởi gắm trong tác phẩm của Kim Nam Hun. Khối gốm tác phẩm của nghệ sĩ Kim Nam Hun đã hình ảnh hóa ý niệm về ý nghĩa của nghề gốm dịu dàng và giàu giá trị biểu cảm trong cái chất nguyên sơ của nhiều màu đất gốm.

    ICAD2020 Catalogue Professionals 070Tác phẩm gốm của nghệ nhân Kim Nam Hun

    Nếu trong nghệ sĩ Kim, chất gốm hiện lên mộc mạc cho bản hòa ca ý nghĩa tạo hình nghề gốm cổ truyền thì ở nghệ nhân Lee Min Hee là sự tinh tế của màu men gốm Hàn Quốc. Gốm Hàn có nhiều dòng men ưu việt như men trắng, men nâu, men xanh lam phỉ thúy… thì màu men xanh ngọc chuyển sắc trong tác phẩm của nghệ sĩ Lee cho ta thêm chất cảm của men gốm Hàn. Trên phương diện tạo hình, màu men là một trong tứ tạo sắc gốm, nhưng làm nghệ thuật, đạt đến bình diện nâng cái men ấy bằng cả tạo hình thanh tú thì tác phẩm trọn vẹn ý nghĩa hài hòa của nó. Tác phẩm của Lee Min Hee truyền cảm cho những người yêu sự thanh tao. Từng cánh hoa gốm mỏng tang vươn lên. Cái chất mộc của gốm lạ thay khi được khéo léo xử lý trong tạo hình lại trở nên run rẩy e ấp: Hoa từ đất tựu lại.

    ICAD2020 Catalogue Professionals 100Tác phẩm gốm của họa sĩ Lee Min Hee

    Còn phía họa sĩ Việt, ta bắt gặp nét quen trong tạo hình đường cong hữu cơ của Man Thiện, gây xúc động cho người xem. Hình khối đơn sơ nhưng Thiện tạo ra một cách nhìn gốm. Tác giả là một kiến trúc sư, tiếp cận nghệ thuật gốm như tiếp cận một chất liệu mới, hứa hẹn nhiều đóng góp cho vấn đề văn hoá trong thiết kế đương đại Việt Nam. Trong bối cảnh nghệ thuật thể nghiệm ngày một được chú ý, gốm thể nghiệm ở Việt Nam là một góc nhìn hẹp, đòi hỏi nhiều nhẫn nại trong sự dấn thân.

    Chất liệu gốm có tuổi đời gần xấp xỉ loài người. Gốm Việt Nam vốn là sự tự hào dân tộc đang dần bị mai một. Người trẻ tiếp xúc với gốm phải đối diện với sự đồ sộ về bề dày thành tựu của cha ông và sức ép đương đại của ảnh hưởng văn hoá đến từ những nước lận cận trong khu vực như Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn chia sẻ rất nhiều nền văn hoá tiêu dùng sản phẩm và tác phẩm gốm sứ.

    “Single-Use-Plastic Cup in 2525” là cách tác giả bày tỏ sự thể nghiệm của bản thân khi kể câu chuyện môi trường của thời đại “ô nhiễm trắng" - sự ô nhiễm do sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Sự tiện lợi của chất liệu đã khiến một chiếc cốc nhựa thay thế dần những chiếc cốc bằng gốm - vốn là vật dụng quen thuộc góp mặt trong những buổi trà đàm. Thử tưởng tượng sau 500 năm nữa, khai quật văn hoá một chiếc cốc nhựa đã thật sự phân huỷ hoàn toàn hay chưa? Tác phẩm thể hiện tính “bể dâu" trong sự vận chuyển đổi thay không ngừng của thời đại. Chất liệu gốm đất đỏ tráng men ngọc ở nhiệt độ hơn 1200 độ C, gợi tả sự bào mòn của kim khí gỉ sét trong dáng hình của một chiếc cốc nhựa không toàn vẹn. Đó liệu có thể là một tách trà khởi đầu câu chuyện của thời đại, văn hoá, môi trường và con người trong một diễn biến thời gian hư cấu hay không?

    ICAD2020 Catalogue Professionals 108Tác phẩm gốm "Single-Use-Plastic Cup in 2525"

    Tính thời đại của nghệ thuật thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm của Kim Yi Yeon. Tác phẩm là sự kết hợp giữa công nghệ tiến bộ 4.0 cùng với nghệ thuật gốm. Sự mới lạ trong kết hợp này khiến người xem thích thú. Nó hứa hẹn sự tham gia của kỹ thuật công nghệ vào nghệ thuật tạo hình từ nay, phù hợp với xu thế áp dụng thông minh - xử lý thông thái – sử dụng thông tuệ trong tương lai.

    ICAD2020 Catalogue Professionals 074Tác phẩm gốm của nghệ nhân Kim Yi Yeon

    ICAD – một sân chơi cho nghệ sĩ và nhà thiết kế đến từ các nước trong khu vực, cũng là niềm tự hào nói riêng của thầy, trò Trường Đại học Văn Lang. Sẽ còn hứa hẹn nhiều cuộc giao lưu nghệ thuật gốm và tác phẩm khác nữa trong những năm 202x tiếp theo.

    Xem thêm tác phẩm của chuyên gia và sinh viên tham gia Triển lãm ICAD 2020 tại địa chỉ http://icad.vanlanguni.edu.vn 


    HS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
    Trưởng ngành Thiết kế Công nghiệp

  •  

    (Phòng Tuyển sinh  Văn Lang, 05/7/2018) – Trong ba ngày 03 – 05/7/2018 vừa qua, Trường Đại học Văn Lang tổ chức kỳ thi năng khiếu Vẽ đợt 1 cho 458 thí sinh tại Cơ sở 2 (233A Phan Văn Trị, phường 11, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • Xu hướng thiết kế phục vụ cộng đồng được dự báo tiếp tục là xu thế quan trọng trong lĩnh vực design, kết nối người thiết kế với những lĩnh vực khác như công nghệ, kiến trúc, môi trường, truyền thông,… Lúc đó, người làm thiết kế cần tận dụng và khai thác cảm thụ thẩm mỹ từ cuộc sống, đem giá trị nghệ thuật của sản phẩm song hành với ý nghĩa cộng đồng, tương tác và thân thiện, hữu ích với người dùng.

  • Ngày nay, công nghệ gắn liền với từng hoạt động thiết yếu của đời sống, từ ở nhà đến ra đường, từ văn phòng công ty, đơn vị kinh doanh sản xuất đến các hoạt động vui chơi giải trí. Thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của công nghệ. Khi công nghệ phát triển, ngành thiết kế cũng thay đổi theo xu hướng thời đại, đem đến nhiều giá trị đột phá trong lĩnh vực design và đóng góp cho xã hội. 

  • Ngày mai, 12/5/2020, triển lãm thiết kế mỹ thuật quốc tế online ICAD 2020 sẽ chính thức khai mạc, mở “tham quan” tự do cho công chúng. Đây là sự kiện do Trường Đại học Văn Lang chủ trì tổ chức, với sự đồng hành của Hiệp hội Nghiên cứu - Thiết kế Hàn Quốc và Đại học Handong.

  • Ngày 12/5/2020, Trường Đại học Văn Langkhai mạc Triển lãm online về thiết kế mỹ thuật quốc tế - ICAD 2020. Đây là sự kiện do Đại học Văn Lang kết hợp với Hiệp hội Khoa học - Nghệ thuật Hàn Quốc và Đại học Handong tổ chức, đánh dấu thành quả sau 5 năm hợp tác quốc tế với đối tác chiến lược Hàn Quốc.

  • Trong học kỳ 2 của năm thứ 3, sinh viên ngành Thiết kế Công nghiệp (Thiết kế sản phẩm) được trải nghiệm một môn học rất thú vị mang tên "Thiết kế đồ chơi". Đây là cơ hội để các bạn được tự tay tái tạo tuổi thơ mơ ước thông qua những sản phẩm đồ chơi mới do TS. Đỗ Anh Tuấn - Trưởng ngành Thiết kế Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang hướng dẫn.

  • Ngày 20/6/2020, tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang, 14 đồ án tốt nghiệp của sinh viên Khóa 22 ngành Thiết kế Sản phẩm (Thiết kế Công nghiệp) đã được hội đồng thông qua. Các đồ án tốt nghiệp đa dạng về đề tài, có tiềm năng phát triển và ứng dụng trong thực tế.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag