TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Tìm hiểu về định hướng thiết kế xã hội cùng khoa Mỹ thuật và Thiết kế Văn Lang

(VLU, 20/11/2021) – Chiều ngày 19/11/202, ngành Thiết kế Công nghiệp (Khoa Mỹ thuật & Thiết kế) Trường Đại học Văn Lang đã kết nối cùng diễn giả Kim Young Min tổ chức chuyên đề học thuật "Social Design", cung cấp kiến thức về lĩnh vực thiết kế xã hội, thiết kế cộng đồng, mở rộng định hướng phát triển trong tương lai cho sinh viên Văn Lang.

Trong định hướng nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên nhóm ngành thiết kế nói chung, tăng cường giao lưu, học hỏi từ cộng đồng thiết kế Việt và thế giới, buổi chuyên đề học thuật "Social Design" được Khoa Mỹ thuật & Thiết kế tổ chức với sự tham dự của khách mời là ThS. Kim Young Min, giảng viên Trường Đại học SangMyung, từng cộng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Khoa Mỹ thuật & Thiết kế Trường Đại học Vă Lang từ năm 2018. Hội thảo được hưởng ứng tích cực bởi các thầy cô Trường Đại học Văn Lang, hơn 70 sinh viên tham dự cùng nhiều khán thính giả ngoài trường có cùng niềm đam mê thiết kế. 

vlu hoi thao thiet ke xa hoi aThS. Kim Young Min từng giảng dạy tại Trường Đại học Văn Lang. Thầy có 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và giảng dạy với nhiều giải thưởng uy tín của Hàn Quốc và thế giới.

Chia sẻ về lịch sử non trẻ của phong trào thiết kế xã hội, ThS. Kim Young Min cho biết phong trào này nổi lên cuối thấp kỷ thứ nhất của thế kỉ XX (vào khoảng năm 2008), được xem như một sự thay thế cho thiết kế cũ và vạch ra nhiệm vụ mới cho nhà thiết kế hướng về môi trường, quyền con người và minh bạch.

Chuyên đề học thuật “Social Design” là hoạt động giàu ý nghĩa, cung cấp kiến thức cho các khóa sinh viên. Đây là một mảng ngành trong thiết kế, sử dụng phương pháp quan sát và suy luận nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp của con người, đòi hỏi nhà thiết kế luôn đặt các vấn đề xã hội lên hàng đầu. Social design chú ý đến vai trò và trách nhiệm của nhà thiết kế trong xã hội cũng như việc sử dụng quy trình thiết kế để mang lại thay đổi tích cực cho cộng đồng.

Là một nhà thiết kế giàu kinh nghiệm, ThS. Kim Young Min đã chia sẻ cùng người tham dự nhiều ví dụ điển hình cho thấy sự đóng góp "hơn cả một thiết kế" của nhiều dự án, ý tưởng và sản phẩm cho xã hội hôm nay. Thầy cho biết, hiệu ứng CSV (Creating Shared Values) được tích cực lan toả từ Tesla. Vậy Tesla không nên chỉ được hiểu là một tập đoàn mua bán phương tiện di chuyển mà nên được nhìn nhận đúng với giá trị họ mang lại: nguồn năng lượng sạch, giá trị bảo vệ môi sinh và ý nghĩa thay đổi ý thức sử dụng năng lượng của cộng đồng thế giới. Hoặc như công việc kinh doanh của Tom’s Shoes cũng thế. Tom's Shoes không chỉ mang đến cho trẻ em nghèo những đôi giày mà còn mang lại cơ hội đến trường, đón nhận tri thức, có khả năng tự nhận thức và trở thành những người thay đổi xã hội, lãnh đạo cộng đồng của các em trong tương lai.

Hiện nay, trước thực trạng dịch bệnh Covid-19 toàn cầu, các nhà thiết kế Hàn Quốc đã ứng dụng Social Design vào nhiều thiết kế, góp phần hỗ trợ đời sống cộng đồng, kiểm soát dịch bệnh. Có thể kể đến ứng dụng "Nhận diện lịch trình” cá nhân và bảo vệ cá nhân thông qua báo cáo ngay lập tức các vùng dịch bệnh nguy hiểm cho họ. Ứng dụng này giúp các nhà quản lý không cần đợi công dân khai báo, cập nhật mà hoàn toàn có thể tự hoạt động và trình báo với chính quyền. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả chính là thiết kế này được thực hiện bởi một nhóm sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học ở Seoul.

Có mặt trong buổi hội thảo, ThS. Nguyễn Thị Uyên Uyên chia sẻ thêm về góc nhìn cá nhân đối với ý nghĩa của ngành nghề bản thân thầy và trò đang theo đuổi: “Chúng ta đang sống ở thành thị hoặc ít nhất cũng đang sống trong môi trường đầy đủ vật chất, có thể đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, chúng ta cần mở rộng tấm lòng và tầm nhìn hơn, quan tâm đến những người dân hiện đang sống ở nông thôn trên khắp mọi miền đất nước, tìm hiểu môi trường sống và cố gắng cải thiện những khó khăn trong đời sống sinh hoạt thường nhật của họ. Nhiệm vụ của nhà thiết kế không chỉ là nhận những đơn đặt hàng thiết kế mà phải đồng cảm với mọi người, phải tiếp cận và thâm nhập sâu để có thể nhận ra yếu tố cốt lõi và sáng tạo nên nhiều giá trị tích cực đóng góp cho xã hội."

vlu hoi thao thiet ke xa hoi bHội thảo chuyên đề nhận được nhiều phản hồi tích cực từ thầy cô, sinh viên và khán giả tham dự.

Những chia sẻ của ThS. Kim Young Min đã tiếp thêm động lực và trở thành nguồn cảm hứng cho người tham dự trong quá trình suy ngẫm về nghề, để sẵn sàng cống hiến trong tương lai. Nhiều câu hỏi được đặt ra từ khách mời và các bạn sinh viên Văn Lang về phát triển Social Design tại Việt Nam hay cụ thể hơn là TP.HCM khi mà nhận thức chung vẫn chưa đồng bộ và hòa nhịp. Theo thầy Kim, cái khó lớn nhất chính là nền công nghiệp phát triển chưa mạnh so với Hàn Quốc. Tuy nhiên, các bạn có thể đi từ vấn đề trong môi trường của thành phố và đặc biệt là kêu gọi sự ủng hộ của nhà trường. ThS. Kim Young Min nhắn nhủ, thế hệ các nhà thiết kế mới cần nhận thức rõ giá trị và hoàn cảnh mới, hãy mạnh dạn start-up với một tinh thần luôn sáng tạo, luôn sẵng sàng cống hiến. Con đường start-up từ ý tưởng thiết kế xã hội rất rộng và có tiềm năng phát triển, giảm được cạnh tranh, tạo ra lợi thế chủ động và đóng góp to lớn cho cộng đồng.

Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021 của Khoa Mỹ thuật & Thiết kế là một hoạt động học thuật và giao lưu kiến thức giàu ý nghĩa rất đáng nhớ này. Hy vọng, những chia sẻ chân thành và nhiều bài học bổ ích từ hội thảo sẽ là kỷ niệm đáng nhớ với diễn giả Kim Young Min, Ban chủ nhiệm, các thầy cô Khoa Mỹ thuật cùng các bạn sinh viên ngành Thiết kế Công nghiệp đã đồng hành xuyên suốt chương trình.

ThS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
SV. Vũ Phan Hoài Nhi


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag