TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Trong hai ngày 9 và 10-4, TS. Trần Nhật Phương - giảng viên Khoa Y Trường Đại học Văn Lang cùng các bác sĩ và chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia TP. HCM, Viện Pasteaur, tổ chức tập huấn lần 1 cho đội ngũ nhân viên y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Đây là hoạt động thuộc Dự án quốc tế vì sức khỏe cộng đồng “Chuyển giao kiến thức để tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B” do Chính phủ Đức tài trợ và Hội Nhịp cầu Việt - Đức của người Việt Nam, người dân Đức tại Berlin chủ trì.

  • Tháng 10/2022, Trường Đại học Văn Lang công bố tuyển sinh ngành Y Khoa, nâng tầm thương hiệu của trường trong lĩnh vực đào tạo khối ngành sức khỏe. Kết hợp cùng cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại bậc nhất Việt Nam, lực lượng giảng viên, cố vấn chuyên môn nắm giữ nhiều vị trị quan trọng trong hệ thống quản lý, đào tạo và nghiên cứu y học trong - ngoài nước sẽ là tiền đề giúp Trường Đại học Văn Lang đào tạo thế hệ bác sĩ y khoa đầu tiên trong môi trường giáo dục toàn diện.

  • Sinh viên ngành Y “truyền tai” nhau qua nhiều thế hệ rằng Giải phẫu là một trong những môn học “khó nhằn” nhất, khó đối với cả người dạy và người học khi không có công cụ tối ưu để truyền tải kiến thức, minh họa cụ thể, dễ hiểu.

  • Ngày 29 và 30/12/2021, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang phối hợp cùng các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo “Chuyển giao kiến thức để tăng cường năng lực điều trị & phòng ngừa viêm gan siêu vi B (HBV)”. Đây là hoạt động học thuật nằm trong chuỗi dự án cộng đồng thực hiện tại tỉnh Gia Lai do Chính phủ Đức thông qua Hội Nhịp cầu Việt- Đức tài trợ, phối hợp cùng các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện trong năm 2022.

  • Sáng ngày 27/8/2021, Khoa Y và Khoa Y học Cổ truyền Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công buổi hội thảo khoa học với chủ đề "Chăm sóc và nâng cao sức khỏe mùa dịch”, diễn ra trực tuyến trên ứng dụng Zoom và livestream trên Youtube.

  • Sáng 29/7/2021, Khoa Y – Trường Đại học Văn Lang tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Đổi mới khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế theo các nguyên lý y học gia đình", thông qua hình thức trực tuyến.

  • Trong diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid-19, hàng loạt hoạt động trong đời sống thường trực buộc phải đình trệ. Là giảng viên, sinh viên khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang, ngoài việc hỗ trợ cho công tác chống dịch cùng Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo chất lượng cho mỗi giờ học online cũng là điều được thầy trò Khoa Y đầu tư và chú trọng.

  • Chiều ngày 18/7/2022, Khoa Y tổ chức Hội thảo khoa học “Ghép thận tại Việt Nam - Chặng đường đầu tiên” dành cho giảng viên khối ngành sức khỏe Trường Đại học Văn Lang.

  • Ngày 20 và 24/05/2022, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm “Phương pháp lượng giá và giảng dạy lý thuyết tích cực” trong giảng dạy khối ngành Sức khỏe với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành và đông đảo giảng viên tham dự. Báo cáo “Những khái niệm cơ bản về lượng giá”, “Lượng giá kiến thức”, “Phương pháp dạy - học lý thuyết tích cực” được PGS. TS. BS. Vũ Minh Phúc (Nguyên Phó Trưởng khoa Y, Nguyên Trưởng Bộ môn Nhi – Đại học Y dược TP.HCM) trình bày nêu bật lý do cần thiết phải thay đổi cách lượng giá và dạy học dành cho khối ngành Sức khỏe trong thời gian tới.

  • Sáng ngày 22/03/2022, Trường Đại học Văn Lang tổ chức tọa đàm “Đào tạo khối ngành Sức khỏe theo năng lực”. Báo cáo “Tổng quan đào tạo khối ngành Sức khỏe theo năng lực” được PGS. TS. BS. Vũ Minh Phúc (Nguyên Phó Trưởng khoa Y, Trưởng Bộ môn Nhi - Đại học Y dược TP. HCM; Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng 1) trình bày đã nêu bật lý do cần thiết của việc sớm xây dựng chương trình đào tạo dành cho khối Sức khỏe theo năng lực trong các trường đại học.

  • Khoa Y Trường Đại học Văn Lang thành lập ngày 15/5/2020 với đội ngũ giảng viên đều là các bác sĩ đầu ngành y, tốt nghiệp từ các trường Đại học y nổi tiếng như Học viện Quân y, Đại học Y Dược Tp.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,... Chỉ mới vừa thành lập, Khoa Y đã tổ chức những chương trình thiện nguyện, phát huy tính sáng tạo và khơi nguồn cảm hứng nghề y cho sinh viên khối ngành sức khỏe Văn Lang.

  • (VLU - 18/6/2021) - Vào lúc 14g00 ngày 17/6/2021, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp cùng Medisetter và Thermo Fisher Scientific tổ chức buổi hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề “ Quản lý sử dụng kháng sinh trong thế kỷ 21: Thách thức và giải pháp".

    Hội thảo có sự tham gia của TS. BS. Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Liên Chi Hội Vi sinh Lâm sàng Tp.HCM, TS. Trần Nhật Phương - Trưởng Bộ môn Y Cơ sở, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang, BS. Neha Mishra - Chuyên gia tư vấn Bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Manipal, Bangalore).

    vlu khang sinh tk21

    Mở đầu Hội thảo, TS. BS. Phạm Hùng Vân báo động về tình trạng số ca vi khuẩn chống lại kháng sinh ngày càng cao trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được thông báo nhiều và dày đặc hơn trên các tạp chí chuyên ngành vi sinh, truyền nhiễm. Tình hình đã khác so với trước đây, khi đa phần bác sĩ coi nhẹ cụm từ “Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh” bởi lúc đó các kháng sinh được kê đơn theo kinh nghiệm có vẻ vẫn có tác dụng tốt trên hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh.

    Theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như: nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện… Việc bắt buộc thay thế các kháng sinh cũ bằng kháng sinh mới đắt tiền đang là gánh nặng thực sự vì gia tăng chi phí cho ngành y tế. 

    Vì sao vi khuẩn kháng kháng sinh?

    Trải qua gần 100 năm, muôn vàn chủng loại kháng sinh đã được tìm thấy và đưa vào sử dụng. Có 3 loại kháng sinh cơ bản, là kháng sinh tự nhiên, kháng sinh bán tổng hợp và kháng sinh tổng hợp. Nhờ có kháng sinh mà ở thế chiến thứ 2, vết thương của các binh sĩ có thể dễ dàng bình phục. Lúc này, nhân loại tưởng chừng vi khuẩn đã đầu hàng trước sự ra đời của kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều ngược lại. Các chủng vi khuẩn ngày càng biến đổi và thích nghi để chống lại kháng sinh. Thật ngạc nhiên là vi khuẩn có muôn vàn phương kế để đối phó với con người và hầu như chúng ta luôn chạy theo sau. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó.   

    Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hệ quả trên, theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, là do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không phù hợp, đặc biệt trong bệnh viện. Những vi khuẩn kháng kháng sinh được gọi chung là nhóm ESKAPE. Nhóm vi khuẩn này lây lan cộng đồng mạnh ở môi trường bệnh viện và lây qua nguồn thực phẩm hàng ngày.

    Chúng ta đang mất đi công cụ quan trọng để chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến. Chúng ta đang dần cạn kiệt nguồn thuốc quý giá này. Việc phát triển loại thuốc mới là cần thiết. Tuy nhiên, nếu con người không thay đổi cách chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh thì các thuốc mới rồi cũng sẽ trở nên vô tác dụng.

    Đó là lời TS. KiDong Park (WHO) được TS. Trần Nhật Phương trích dẫn lại để tóm tắt thực trạng kháng kháng sinh hiện nay. Bằng kinh nghiệm trong thời gian công tác nghiên cứu và giảng dạy, TS. Phương nhận định thêm, các vi khuẩn đa kháng thuốc trong thế kỉ 21 đa phần thuộc nhóm gram âm. Ở Việt Nam, từ năm 2015 đến năm 2017, thông qua 12.436 vi khuẩn gram âm được phân lập tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Pháp (Hải Phòng) cho thấy tỷ lệ vi khuẩn gram âm kháng kháng sinh ngày càng tăng theo thời gian sử dụng. Cùng thời gian đó, tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (Tp.HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng đã ghi nhận các trường hợp kháng kháng sinh với tỷ lệ tương đương.

    Đồng quan điểm với TS. BS. Phạm Hùng Vân và TS. Trần Nhật Phương, BS. Neha Mishra cho biết, không riêng Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn do lạm dụng thuốc cũng liên tục tăng cao trong những năm gần đây ở Ấn Độ. Theo BS. Neha Mishra, trước khi sử dụng một loại kháng sinh nào đó, cần đưa ra nhiều câu hỏi phân tích khác nhau để cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Chỉ sơ suất nhỏ có thể dẫn đến phát sinh ra nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau, khiến việc điều trị những căn bệnh đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.

    Hàng loạt các biện pháp khắc phục tình trạng kháng kháng sinh được ba diễn giả nêu ra. Bênh cạnh việc các y, bác sĩ cần đưa ra kháng sinh đồ điều trị hợp lý trước khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cũng đóng vai trò không kém quan trọng. Việc tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà mà không có hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ cũng dẫn đến việc kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn.

    Xem đầy đủ Hội thảo tại đây.

    Huỳnh Bảo

  • BS CKII Lê Thị Kim Chi có hơn 30 năm công tác tại Khoa Cấp cứu và là Trưởng Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bình Chánh. Cô hiện là giảng viên cơ hữu Bộ môn Y Cơ sở, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang. Trong đợt bùng phát dịch Covid lần thứ 4 tại Tp.HCM, BS. Chi là một trong nhóm những bác sĩ đầu tiên đề xuất theo dõi điều trị thành công bệnh nhân F0 tại nhà.

  • Dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” (Flipped classroom hay Flipped learning/ FL) là phương pháp tổ chức dạy học kết hợp (Blended learning/ B-learning), ngày càng phổ biến trong dạy học trực tuyến. Muốn học tập hiệu quả, sinh viên cần được trang bị kỹ năng tự học, nghĩa là tự mình tìm tòi, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức.

  • Trong suốt 3 tháng tài bùng dịch Covid-19 tại Việt Nam, TS. BS. Nguyễn Hùng Vĩ - Trưởng Khoa Y Trường Đại học Văn Lang luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất bật với công việc và trách nhiệm của người thầy thuốc.

  • Từ ngày 01 - 04/12/2022, Hội thảo quốc tế về Giáo dục khoa học ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học khu vực Đông Nam Á do Hội các trường Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Đông Nam Á tổ chức thường niên chính thức diễn ra tại Lombok, Indonesia. Trong đó, Trường Đại học Văn Lang vinh dự có PGS. TS. BS. Vũ Quang Huy - Phó Trưởng Khoa Y tham dự với vai trò Chủ tịch Hội thảo quốc tế lần này.

  • Sáng ngày 25/12, Đại diện Trường Đại học Văn Lang: PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ, Trưởng Khoa Y đã có chuyến làm việc tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM để thảo luận ký kết Hợp đồng nguyên tắc về cơ sở thực hành cho sinh viên ngành Bác sĩ Y đa khoa tuyển sinh năm 2021.

  • Trong những năm khoa, công tác khám bệnh thiện nguyện, cấp thuốc và tặng nhu yếu phẩm cho người dân nghèo được thầy cô Khoa Y Trường Đại học Văn Lang thực hiện trên nhiều tỉnh thành. Mỗi năm, chuyến xe thiện nguyện của thầy cô Khoa Y lại càng đi xa hơn, lan tỏa giá trị yêu thương, tác động tích cực và truyền cảm hứng cho xã hội.

  • Ngày 24/11/2022, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang tổ chức buổi trao đổi thứ 2 thuộc chuỗi tọa đàm "Lượng giá trong khối ngành đào tạo sức khỏe" với nội dung phương pháp lượng giá trắc nghiệm và thực hành, nâng cao công tác giảng dạy theo năng lực, cập nhật thông tin và thảo luận các xu hướng lượng giá trong khối ngành đào tạo sức khỏe qua góc nhìn của các chuyên gia đầu ngành.

  • Với mong muốn chung tay vào công cuộc giảm thiểu số lượng người mắc bệnh lao phổi đang ngày một gia tăng, ngày 22/03/2022 vừa qua, nhóm sinh viên Khóa 25 Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học Trường Đại học Văn Lang đã thực hiện buổi diễu hành phổ cập thông điệp “Đầu tư để chấm dứt bệnh lao là cứu sống nhân loại” đến cộng đồng Văn Lang.

  • Chiều ngày 06/01/2021, Trường Đại học Văn Lang đã có chuyến làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Tp.HCM để thảo luận ký kết Hợp đồng nguyên tắc về cơ sở thực hành cho Bác sĩ Y khoa (tuyển sinh từ năm 2021) cùng nhiều định hướng hợp tác giữa hai bên.

  • Ngày 21/01/2022, Trường Đại học Văn Lang vui mừng đón tiếp đoàn công tác của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế đến thăm và làm việc tại Trường.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag