TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Lần đầu tiên thực hiện đánh giá ngoài AUN-QA theo bộ tiêu chuẩn cải tiến mới, năm 2022, Trường Đại học Văn Lang chào đón tin vui: 04 chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Kế toán và ngành Quản trị Khách sạn đã chính thức được công nhận đạt chuẩn AUN-QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

  • Thói quen dậy sớm thành nếp đã bao năm nhưng hôm nay anh Chu Huy Lưu (45 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cảm thấy thật khác. Anh chuẩn bị đưa con gái đến trường làm thủ tục nhập học. Khi biết tin con đậu vào khoa Kế toán trường Đại học Văn Lang, anh hồi hộp đến mất ngủ. Mấy ngày liền anh phấn khởi thông báo với người thân, họ hàng ngoài quê về thành tích học tập của con.

  • Ngày 26/11/2020, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Kiểm định Chất lượng quốc gia cho 03 chương trình đào tạo đại học ngành Kế toán, Ngôn ngữ Anh và Quản trị Khách sạn tại Cơ sở 3 (số 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh).

  • Ngày 22/12/2020 vừa qua, Chương trình đặc trưng của Khoa Kế toán - Kiểm toán lần đầu tiên tổ chức với tên gọi "DIAMANTE 2020" đã diễn ra với không khí sôi động, háo hức và khép lại với sự tự hào của sinh viên Kế toán - Kiểm toán.

  • Sáng ngày 18/11/2019, chương trình học bổng “Ươm mầm tài năng sinh viên Đại học Văn Lang 2019” đã diễn ra tại Phòng A9.4, tòa nhà A, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh).

  • Sáng ngày 12/11/2017, Chương trình Học bổng “Ươm mầm tài năng sinh viên Đại học Văn Lang 2017” do Trung tâm đào tạo Smart Train phối hợp Câu lạc bộ FAC, Khoa Tài chính - Kế toán, Trường ĐH Văn Lang tổ chức đã diễn ra tại P.C601, Cơ sở 2 (233A Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh).

  • Ngày 05 - 06/5/2018, Trường ĐH Văn Lang tổ chức “Hội thảo nhà tuyển dụng và người giỏi nghề phân tích năng lực phục vụ chương trình đào tạo đại học” cho 4 ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Kế toán, Thiết kế Đồ họa, Quản trị Kinh doanh.

  • Sáng ngày 26/6/2021, Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Hội thảo Khoa học “Kế toán – Kiểm toán trong kỷ nguyên số”, thu hút 166 người tham dự trên hệ thống trực tuyến Zoom.

  • Tiếp nối các hoạt động chuẩn bị kiểm định AUN-QN, trong ba ngày 23,24,25/5/2018, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn rà soát cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo” cho 3 ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Thiết kế Đồ họa và Kế toán.

  • Ngày 05/4/2019, Trường Đại học Văn Lang tổ chức lễ Khai giảng Chương trình đào tạo đặc biệt cho hai ngành Tài chính ngân hàng và Kế toán tại Phòng 10.1 , Tòa nhà A, Cơ sở 3 (80/68 Dương Quảng Hàm, P.5, Q. Gò Vấp, Tp.HCM).

  • Từ ngày 03 đến ngày 08/9/2020, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục (thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) thực hiện khảo sát chính thức tại Trường Đại học Văn Lang nhằm phục vụ kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo trình độ đại học của 3 ngành: Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Quản trị Khách sạn.

  • Trong khuôn khổ học phần “F2 - Kế toán Quản trị; Quản trị chi phí”, ngày 31/8, Khoa Kế toán - Kiểm toán tổ chức buổi Webinar học thuật F2 - Management Accounting, Cost Management, thu hút hơn 250 sinh viên của Khoa tham dự.

  • Cuộc thi “Tranh tài kế toán 2021” do Khoa Kế toán - Kiểm toán tổ chức chính thức khởi động vào ngày 02/6/2021. Trải qua gần một tháng tranh tài, giải nhất thuộc về thí sinh Tô Trần Tiến - sinh viên K24 ngành Kế toán Trường Đại học Văn Lang.

  • Từ năm 2018, Trường Đại học Văn Lang triển khai Chương trình Đào tạo Đặc biệt, tạo cơ hội cho sinh viên khám phá bản thân, xác định đam mê về ngành học, giúp sinh viên học thêm ngành phụ của bất kỳ ngành nào trong chương trình mà không tốn thêm thời gian, chi phí. Năm 2019, với sự chủ trì của GS. TS. Trương Nguyện Thành, chương trình đang hiện thực hóa nhiều đổi mới và cải tiến trong chương trình, mở rộng áp dụng cho 08 ngành đào tạo của khối kinh tế và xã hội - nhân văn.

  • Khai hội Văn Lang năm 2017 là chương trình PHOENIX - Sự trở lại của khoa Tài chính - Kế toán. Sau nhiều băn khoăn về chương trình hợp nhất đầu tiên của sinh viên Kế toán và Tài chính – Ngân hàng, tối ngày 17/11/2017, tại Hội trường C001 – Cơ sở 2, một “phượng hoàng lửa” đã được hồi sinh – hoành tráng và đầy cảm xúc.

  • Hơn một học kỳ trôi qua, những tân sinh viên khóa 23 đã dần khám phá, hòa nhập vào đời sống văn hóa của đại gia đình Văn Lang. Quỹ Gia đình Văn Lang là một nét đẹp của tinh thần đùm bọc, sẻ chia trong cộng đồng nhà trường.

  • (VLU, 22/10/2022) - Ngày 21/10/2022, Khoa Kế toán - Kiểm toán tổ chức hội thảo “Professional selling of financial products - International financial performance management system”, trao đổi và chia sẻ về hai chủ đề: “Làm thế nào để bán được sản phẩm tài chính một cách chuyên nghiệp?” và “Quản trị hoạt động tài chính”.

    Hội thảo được dẫn dắt bởi các giảng viên đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa (Đài Loan). Sự kiện đã thu hút hơn 200 sinh viên tham gia dưới hình thức trực tuyến thông qua hệ thống MS Teams.

    vlu sinh vien kt tham gia webinar a

    Chủ đề “Làm thế nào để bán được những sản phẩm tài chính một cách chuyên nghiệp” do tiến sĩ Chiachi Tsan – Giảng viên Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa (Đài Loan) và ThS. Huỳnh Đăng Thành – Giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán của Trường Đại học Văn Lang dẫn dắt. Tiến sĩ Chiachi Tsan là tác giả của nhiều đầu sách về tài chính và nhiều lần tham gia thỉnh giảng ở các trường đại học tại Việt Nam. 

    Tại webinar, Tiến sĩ Chiachi Tsan nhấn mạnh điều quan trọng nhất để trở thành một người bán hàng giỏi là biết được thị trường và thái độ của khách hàng, vì những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách bán hàng. Theo đó, điều quan trọng trong việc bán một sản phẩm tài chính là phải biết được nhu cầu thực sự của khách hàng và cung cấp được sản phẩm phù hợp. Bán hàng là một quá trình bao gồm tìm được khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ, hiểu được nhu cầu, cung cấp những sản phẩm phù hợp, kết nối lợi ích của sản phẩm với khách hàng, sau đó tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng tin mua sản phẩm. Để phục vụ cho quá trình trên, thầy đã giới thiệu đến sinh viên Văn Lang “5 bước trong quá trình bán hàng” gồm: tìm kiếm khách hàng tiềm năng, liên hệ và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, giới thiệu sản phẩm phù hợp, xử lý và đưa ra những phương án cho khách hàng và cuối cùng là chốt lại phương án và sản phẩm cho khách hàng.

    vlu sinh vien kt tham gia webinar b

    Ở chủ đề “Quản trị hoạt động tài chính” của tiến sĩ Ming-kun Lin và ThS. Nguyễn Hữu Thiện, các bạn sinh viên đã có cái nhìn rõ hơn về sự khác nhau giữa tư chất quản lý tài chính của các nước phương Đông và các nước phương Tây. Trong khi các nước châu Âu tìm mọi cách để tăng doanh thu, từ đó tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích cho cổ đông thì các nước châu Á thường sẽ cắt giảm chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi ích cho công ty. Đây là yếu tố quan trọng các bạn sinh viên cần lưu ý khi làm việc ở các công ty có yếu tố nước ngoài.

    Ngoài ra, thầy Ming-kun Lin cũng đề cập những cơ hội và thách thức khi đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài. Lợi thế về chi phí lao động linh kiện, tỉ suất tiền vốn, công nghệ nghiên cứu, chi phí quảng cáo, thu hút vốn dễ dàng, thuế thu nhập, chính sách giảm thuế,... sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, nhưng cũng cần phải lưu ý đến những vấn đề như sự ổn định chính trị, điều kiện sinh sống, sự ổn định lực lượng lao động, văn hóa của quốc gia mà chúng ta đầu tư.

    vlu sinh vien kt tham gia webinar c

    Webinar khép lại trong không khí sôi động khi sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán liên tục đưa ra những câu hỏi liên quan trực tiếp đến bài học. Hy vọng qua buổi học, các bạn có thể tận dụng tốt những kiến thức có được để áp dụng vào việc học và công việc sắp tới.

    Tin và ảnh: Hùng Việt, Gia Hân

     

  • Năm 2019, sinh viên Trường Đại học Văn Lang đã xuất sắc đạt hai giải nhì và bốn giải khuyến khích và được vinh danh tại Lễ trao giải cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ" toàn quốc diễn ra tại Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội), 01/12/2019.

  • Sáng ngày 28/11/2019, Chương trình The Next Banker 2020 do Ngân hàng ACB tổ chức đã chọn Văn Lang là điểm đến đầu tiên tại khu vực Tp.HCM, nhằm tìm kiếm các bạn sinh viên tiềm năng cho thế hệ Banker tiếp theo. Chương trình tổ chức tại phòng 8.4, khối nhà A, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • Ngày 09/7/2022, Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Trung tâm đào tạo IAP tổ chức Talkshow chủ đề “Tìm hiểu chứng chỉ hành nghề danh giá bạn nên theo đuổi trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán”, thu hút hơn 100 sinh viên tham dự trực tuyến. 

  • Chiều ngày 25/10/2020, Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công chương trình Chào đón Tân sinh viên Khóa 26 với chủ đề “SPACE”, đánh dấu một khởi đầu mới của Khoa cùng thế hệ sinh viên trẻ trung, năng động.

  • Ngày 18/11/2021, talkshow chủ đề “Sinh viên kế toán, kiểm toán làm chủ cuộc chơi trong thời đại số” đã thu hút sự tham gia của hơn 300 sinh viên. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Tháng hướng nghiệp và Ngày hội việc làm “VLU’s Job Fair Online 2021: The Future Jobs” do Trung tâm Phát triển Năng lực sinh viên Trường Đại học Văn Lang chủ trì tổ chức.

  •  Trước khi đến với Trường học Văn Lang, tôi đã từng học ở một trường đại học khác, nhưng trong 1 năm học tại trường cũ, tôi không ngừng đặt câu hỏi mình là ai, sẽ làm gì. Tôi bắt đầu đi tìm kiếm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau, trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, cùng lúc đó tôi biết tới Văn Lang...

  • Con đường đi đến ước mơ không bao giờ dễ dàng. Hành trình đại học với mỗi người đều có khó khăn riêng, nhưng câu chuyện của Vũ Vi Vân sao quá đặc biệt – khi bạn mất đến 10 năm để cầm được tấm Bằng Cử nhân đầu tiên. Cô thủ khoa khóa 19 ngành Kế toán đã xúc động kể lại hành trình đi đến ước mơ của mình trước thầy cô, phụ huynh và các tân khoa trong buổi Lễ Tốt nghiệp đại học, cao học Trường ĐH Văn Lang sáng ngày 22/7/2017.

  • Ngày 27/8/2022, Khoa Kế toán - Kiểm toán của Trường Đại học Văn Lang tổ chức buổi webinar “Budgets for Planning and Control” diễn ra trực tuyến trên nền tảng MS Teams với sự tham gia của hơn 200 sinh viên ngành Kế toán.

  • Ngày 23/11/2019, tại Hội trường C001, Cơ sở 2 Trường Đại học Văn Lang (233A, Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM),  Khoa Kế toán – Kiểm toán và Khoa Tài chính Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức Tọa đàm “Cơ hội nghề nghiệp với ACCA” dành cho sinh viên hai ngành: Kế toán, Tài chính - Ngân hàng.

  • (P. Tuyển sinhVăn Lang, 09/7/2018)- Ngày 17/6/2018, khoa Tài chính – Kế toán Trường ĐH Văn Lang tổ chức tọa đàm chủ đề “Định hướng đào tạo ngành Tài chính, Kế toán trong kỷ nguyên số” với sự tham gia của nhiều chuyên viên từ các công ty và ngân hàng (tại phòng 8.4 – Cơ sở 3, P.5, Q. Gò Vấp, Tp.HCM).

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 1

    Cách mạng 4.0 diễn ra trong 3 lĩnh vực chính là: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Thing (IoT) và dữ liệu lớn - Big Data. Đây là xu thế mới của thời đại công nghệ thông tin kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể. Nói đơn giản hơn, đó là viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó có hệ thống máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống tự động; toàn bộ quy trình sản xuất đều được thiết lập trên hệ thống tự động để đưa ra quyết định – một viễn cảnh có vẻ sẽ đến trong tương lai gần. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trên toàn thế giới, và Việt Nam không thể nằm ngoài tiến trình phát triển đó.

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 2

    Trong cách mạng công nghệ 4.0, ngành Tài chính - Kế toán hiện nay gặp nhiều thách thức. Buổi tọa đàm do Khoa Tài chính – Kế toán tổ chức sáng ngày 17/6 giúp cập nhật nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động để Khoa cải tiến chương trình đào tạo.

    Về phía lãnh đạo Nhà trường, Tọa đàm có sự tham dự của ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị; PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng, Uỷ viên HĐQT; TS. Nguyễn Dũng - Ủy viên HĐQT.

    Ngành Tài chính - Kế toán bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khi nhiều công nghệ mới ra đời như Fintech, Blockchain. Cơn sốt nổi lên trên toàn cầu của đồng tiền ảo Bitcoin vừa qua cũng là một trong những ứng dụng của Blockchain, khiến mọi người chú ý và hoang mang về tiền tệ trong tương lai. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như bán hàng, tiếp tân khách sạn, nhà hàng, rất nhiều quốc gia đã sử dụng robot thay thế con người. Trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, việc xử lý hồ sơ, chứng từ, phân tích tài chính, đặc biệt là giao dịch viên ngân hàng sẽ dần chuyển sang cho máy móc. Xu thế đó tác động không nhỏ đến nguồn nhân lực của xã hội.


    • Fintech (Financial Technology - công nghệ trong tài chính) nhằm phục vụ người tiêu dùng để cung cấp công cụ cá nhân, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các start up như ví điện tử - MoMo, VTC Pay, VN Pay, Pay Pal,… và đóng vai trò Bank-Office để hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính và ngân hàng.

    • Blockchain được coi như một cuốn sổ cái ghi lại số dư và lịch sử của tất cả tài khoản tham gia vào chuỗi giao dịch của mình. Sử dụng công nghệ này, chúng ta có thể xác nhận giao dịch mà không cần thông qua bên trung gian nào. Các ứng dụng tiềm năng của blockchain là chuyển tiền ảo như Bitcoin, thương mại, giao dịch dân sự, bầu cử, khám sức khỏe,…


    Nhân lực ngành Tài chính, Kế toán trong kỷ nguyên số

    Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến nghề nghiệp hiện đại, giúp nhà quản lý có thể điều hành một cách linh hoạt từ xa; sự dịch chuyển nhân lực trong cộng đồng các nước ASEAN; thực hư xu hướng nhân lực cấp cao ngành Tài chính - Kế toán từ Phillipine, Malaysia, Singapore sang Việt Nam… - tất cả những vấn đề đó đã được các khách mời, đồng thời cũng là những cựu sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán Trường ĐH Văn Lang bàn luận sôi nổi trong Tọa đàm.

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 3Anh Lê Duy Tuấn – Phó Giám đốc Sacombank Chi nhánh Tân Bình; anh Đoàn Nguyễn Nhật Minh – Finance controller Công ty Bayer; anh Nguyễn Anh Tuấn – Kế toán trưởng Xí nghiệp nữ trang PNJ; anh Đàm Bá Tín – Giám đốc trung tâm kinh doanh Ngân hàng Vietbank; chị Nguyễn Thị Ngọc Mai – Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Nhật Nam (từ trái sang).


    “Cách đây 4 năm, các công việc phân tích dữ liệu đều cần bàn tay con người, tuy nhiên, hiện tại công nghệ đã thay thế hoàn toàn các việc này. Các phần mềm kế toán hiện nay cho phép xuất báo cáo tài chính kèm bản phân tích phục vụ cho công tác quản trị. Công ty Bayer, hai năm nay đã áp dụng mô hình tập trung hóa (centralization), các nghiệp vụ liên quan đến nhập dữ liệu đều chuyển qua Manila thực hiện; tại Việt Nam bộ phận Tài chính Kế toán chỉ còn vài người làm nhiệm vụ phân tích, kiểm soát tài chính phục vụ hoạt động. Việc điều hành công ty cũng dựa trên áp dụng công nghệ quy chuẩn ra KPI, không tốn nhiều thời gian, chỉ cần các chỉ số thì ở bất cứ nơi đâu cũng có thể kiểm tra và xử lý công việc.”
                                                   Anh Đoàn Nguyễn Nhật Minh – Finance controller Công ty Bayer


    “Trong lĩnh vực ngân hàng, Cách mạng 4.0 xóa bỏ rào cản vật lý, địa lý. Ví dụ, nước Nhật giảm rất nhiều vị trí giao dịch viên; ở Mỹ, vay trực tuyến tăng gấp 6 lần. Thế giới đang sẵn sàng cho công nghệ số nên sử dụng công nghệ là điều kiện bắt buộc trong lao động ngành Tài chính Ngân hàng… Công nghệ từ kỹ năng đã trở thành kiến thức bắt buộc.”
                                                 Anh Lê Duy TuấnPhó Giám đốc Sacombank, chi nhánh Tân Bình


    “Công nghệ Mobile Banking và Internet Banking hiện nay được ứng dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Ở khu vực doanh nghiệp, 80% các giao dịch nộp thuế, 40% giao dịch chuyển lương, thanh toán tiền hàng, tiền điện, nước đều qua Internet Banking. Đối với tiêu dùng cá nhân, các thanh toán điện, nước, nộp học phí, cước internet, bảo hiểm, điện thoại…..hầu như cũng dùng Internet Banking và Mobile Banking.”
                                 Anh Lưu Phương Tuấn –Kế toán Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Tp.HCM


    “PNJ đã đưa vào ứng dụng công nghệ phân tích Big data, bước đầu cho phép phân tích, dự báo nhu cầu và hành vi khách hàng tốt hơn; giúp doanh nghiệp tổ chức sản xuất và thiết kế các chương trình quảng bá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đi đôi với cơ hội, nghề nghiệp Tài chính Kế toán cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhu cầu nhân sự cấp thấp như nhân viên nhập liệu vẫn còn duy trì, nhưng giảm mạnh nhân viên cấp 2 là nhân viên xử lý hồ sơ, chứng từ, lập sổ, báo cáo,.. đồng thời duy trì và có khả năng tăng nhu cầu đối với nhân viên cấp 3 là chuyên viên biết phân tích sâu và tư vấn tài chính.”
                                                      Anh Nguyễn Anh Tuấn –Kế toán trưởng Xí nghiệp nữ trang PNJ


    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 4“Năm 2020, thế giới dự báo tiết kiệm 20 tỷ USD khi áp dụng công nghệ. Một số vị trí việc làm sẽ bị thu hẹp, thậm chí sẽ mất đi, như các vị trí trung gian trong giao dịch do đã được tự động hóa. Bên cạnh đó, các việc làm mới lại có cơ hội mở ra hoặc phát triển mạnh như các vị trí tư vấn khách hàng, quản lý tài chính cá nhân dựa trên công nghệ, nhân lực trình độ cao biết sử dụng công nghệ mới,…”

                                                              Chị Lê Nguyễn Tú Trinh
                         – Biên tập viên lĩnh vực Tài chính, Đài truyền hình FBNC

     
    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 5“Nhu cầu dịch chuyển lao động cấp thấp ở các nước vẫn có nhưng không nhiều, bởi chi phí lao động trong nước vẫn thấp hơn thuê lao động từ nước ngoài. Tuy nhiên, so sánh nhân sự cấp trung, cấp cao của Việt Nam và các nước trong khu vực thì người Việt Nam cần cù, siêng năng nhưng thiếu tự tin, kém tiếng Anh và yếu về thể chất, khó chịu đựng áp lực, cường độ làm việc cao nên năng suất lao động thấp.”
     Chị Lê Thị Hồng Ánh – Giám đốc nhân sự Công ty Novartis


    “Việc dịch chuyển lao động đã và đang diễn ra trên toàn thế giới. Ở Việt Nam có rất nhiều công ty đa quốc gia đến hoạt động. Việc tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã thúc đẩy dịch chuyển lao động tại Việt Nam mạnh mẽ hơn, không chỉ nhân lực cấp cao mà cả lao động giản đơn. Người Việt Nam làm việc ở nước ngoài rất nhiều, đến các cửa hàng cửa hiệu, bạn có thể dễ dàng gặp nhân viên người Việt, những nơi khách Việt Nam đến du lịch nhiều thì ở đó các chủ cửa hàng tuyển nhân viên bán hàng người Việt để tư vấn cho khách người Việt. Ngược lại, ở Việt Nam cũng thế, các cửa hàng bán đồ Trung Quốc, Hàn Quốc đều có xu hướng tuyển lao động Trung Quốc, Hàn Quốc,…. Người Việt Nam lãnh đạo trong các tập đoàn nước ngoài tại Singapore, Hongkong, Thái Lan, Châu Âu, Nhật,… cũng rất nhiều. Do đó hãy xem dịch chuyển lao động giữa các nước là bình thường. Không có gì phải lo! Vấn đề là phải biết mình có ưu thế gì và họ có ưu thế gì. Ưu điểm của người Việt Nam là giỏi năng lực, chăm chỉ nhưng yếu ngoại ngữ và có phần ít tuân thủ kỷ luật công việc; người nước khác thì ngược lại!”
                                        Anh Lưu Phương Tuấn –Kế toán Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh Tp.HCM


    Định hướng đào tạo ngành Tài chính, Kế toán trong tương lai

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 6

    TS. Nguyễn Cửu Đỉnh – Trưởng khoa Tài chính – Kế toán chia sẻ: Khoa Tài chính – Kế toán đang thực hiện cải tiến chương trình đào tạo hướng đến kiểm định AUN. Những thông tin bổ ích từ các nhà tuyển dụng và người giỏi nghề sẽ giúp Khoa rất nhiều trong việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo sắp tới.


    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 7“Sinh viên mới ra trường thường thiếu kỹ năng chứ không thiếu kiến thức, đồng thời, thái độ cũng cần thay đổi. Một số sinh viên khi đi phỏng vấn thường “đòi” doanh nghiệp nhiều mà chưa cho thấy họ sẽ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng như thế nào? Ngoài ra, sinh viên cũng còn kém và thiếu cập nhật công nghệ, có thể lướt web làm “anh hùng bàn phím” rất giỏi, nhưng lại thiếu kỹ năng sử dụng internet để tìm kiếm thông tin. Hiện nay, phần mềm kế toán có rất nhiều, hầu hết đều giống nhau về bản chất và chức năng kế toán nên Khoa có thể chọn giảng dạy một phần mềm bất kỳ. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần chú trọng tìm hiểu bản chất của nghiệp vụ khi sử dụng phần mềm kế toán, đừng chỉ biết nhập dữ liệu và in kết quả mà không hiểu biết về bản chất kết quả.
                                             Chị Trần Thị Thanh Phượng –Giám đốc Đại lý Thuế Phượng Cát


    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 8“Đối với sinh viên mới tốt nghiệp trong vòng 1 năm, kiến thức không phải là điều mà nhà tuyển dụng chú ý, thái độ và kỹ năng mới là quan trọng. Sinh viên cần chú ý trau dồi kỹ năng thuyết trình, trình bày văn bản, thái độ làm việc tích cực, tuân thủ kỷ luật, biết lắng nghe góp ý,… Sinh viên nên làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa để được làm nhiều việc, tích lũy kinh nghiệm, rút ngắn lý thuyết, tăng cường thực tế.”
    Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai  –GĐ nhân sự Cty TNHH Nhật Nam


    “Dù có là công nghệ 4.0 hay 4.9 thì kiến thức nền tảng về kế toán và tài chính vẫn quyết định. Internet Banking và Mobile Banking về cơ bản chỉ là công nghệ giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn. Nghiệp vụ khác về tài chính và kế toán vẫn giống nghiệp vụ truyền thống tại quầy, do đó, không ảnh hưởng nhiều đến công tác đào tạo và nhân lực của khối ngành Tài chính, Kế toán. Kế toán chi tiết không thu thập số liệu, kế toán tổng hợp không lập biểu thì dịch chuyển sang kiểm soát nội bộ hoặc các mảng khác. Trong đào tạo, Khoa cần chú trọng thêm kiến thức về công nghệ và mạng internet để sinh viên không quá bỡ ngỡ khi tiếp cận hệ thống và triển khai các dịch vụ trên; còn chuyên sâu hơn thì khi vào làm, ngân hàng sẽ đào tạo thêm, do phần mềm và hệ thống của mỗi ngân hàng mỗi khác nên ngân hàng không yêu cầu trường quá nhiều về công tác đào tạo công nghệ.”
                           Anh Lưu Phương Tuấn Kế toán Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh Tp.HCM


    “Công nghệ 4.0 chỉ ứng dụng được ở các tập đoàn lớn, đa quốc gia, trong khi 70% doanh nghiệp ở Việt Nam là các công ty start up và SME sẽ khó triển khai do vấn đề vốn, kỹ thuật, chính sách, quản trị, kinh nghiệm, nhân sự,... Con người sẽ vận hành công nghệ, nên tôi vẫn tin tưởng việc làm trong lĩnh vực này không thu hẹp. Máy tính, robot chỉ là hỗ trợ, con người mới là người quyết định cuối cùng, máy móc giảm đi nhân sự mảng này thì nhân sự sẽ dịch chuyển sang mảng khác. Nhiệm vụ của Nhà trường là đào tạo theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Doanh nghiệp chưa thay đổi được thì đào tạo vẫn phải bảo đảm cái cốt lõi.”
                                                Anh Đàm Bá Tín –Giám đốc trung tâm kinh doanh Ngân hàng Vietbank


    “Mục tiêu đào tạo của Văn Lang là đào tạo mang tính ứng dụng, “sinh viên ra trường làm việc được ngay”. Do vậy, công tác kết nối nhà trường và doanh nghiệp rất quan trọng. Ngoài chuyên môn, Khoa cần đào tạo kỹ năng, tăng thời lượng hoạt động mô phỏng; mời cựu sinh viên về chia sẻ các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.”
     Anh Trần Minh Khôi – Phó Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàngVietcombank, chi nhánh Tp.HCM


    “Đối với sinh viên mới tốt nghiệp trong vòng 2 năm, nhà tuyển dụng thường “nhìn” vào kỹ năng nhiều hơn kiến thức. Tuy nhiên, sau 2 năm, nhân viên có kiến thức nền tốt mới có cơ hội thăng tiến. Dự báo trong tương lai gần, nhân sự ngành Ngân hàng có ảnh hưởng nhưng chưa nhiều, do phân khúc khách hàng phục vụ vẫn không đổi. Tâm lý người Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi thói quen sử dụng công nghệ trong quản lý và kiểm soát tài chính, tài sản cá nhân. Để tăng cường thực tiễn cho sinh viên, Trường nên kết hợp với các ngân hàng cho sinh viên thực tập như chương trình “thực tập viên tiềm năng của Sacombank”.
                                 Anh Lê Duy Tuấn –Phó Giám đốc Ngân hàng Sacombank, chi nhánh Tân Bình


    “Hiện nay, theo thống kê, Việt Nam có hiệu suất lao động thấp nhất ASEAN. Việc nâng cao hiệu suất lao động cũng nên được thay đổi ngay từ khi đi học, giảng viên, sinh viên cần thay đổi sao để việc học hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, chưa có trường đại học tạo được cảm hứng cho sinh viên trong học tập. Vì vậy, nhà trường nên chú ý đến việc giáo dục, truyền lửa và tạo môi trường để sinh viên rèn luyện. Sinh viên cần tâm niệm “Tại sao mình chọn Văn Lang? Tại sao mình phải học ngành này?” để làm phương châm trong học tập và rèn luyện.”

    Ông Lê Phạm Duy, Giám đốc khu vực Miền Nam, Công ty MB Ageaslife, Ngân hàng Quân đội

    DH Van Lang toa dam dinh huong tai chinh 9

    Đại gia đình Khoa Tài chính – Kế toán sum họp đông vui trong Ngày hội Cựu sinh viên Tài chính – Kế toán ngày 17/6/2018. Đội ngũ cựu sinh viên của Khoa đã đạt nhiều thành công trong sự nghiệp, hỗ trợ tích cực Khoa và đàn em trong nhiều hoạt động (đào tạo, việc làm, học bổng, phong trào thể thao…).

    Chủ đề “Định hướng đào tạo ngành Tài chính, Kế toán trong kỷ nguyên số” được lựa chọn trong Tọa đàm của Ngày hội cựu sinh viên Tài chính – Kế toán thường niên, phù hợp với giai đoạn Khoa đang cải tiến chương trình đào tạo hướng đến chuẩn AUN. 

    ThS. Nguyễn Thị Bích Vân

     Giảng viên Khoa Tài chính - Kế toán

    Ảnh: Cựu sinh viên Khoa Tài chính - Kế toán

  • Sau 6 ngày làm việc chính thức, chiều ngày 08/09/2020, Lễ bế mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Quản trị khách sạn đã diễn ra tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang.

  • Vào 14h ngày 08/12/2021, Trường Đại học Văn Lang và Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương đã tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), mở ra nhiều hoạt động hợp tác và hỗ trợ học tập. PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang, TS. Nguyễn Thị Thu Hà - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương cùng TS. Trần Khánh Lâm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VACPA đại diện ba đơn vị thực hiện nghi thức ký kết.

  • Ngày 14/11/2021, chương trình tư vấn tuyển sinh thạc sĩ ngành Kế toán “Xu hướng nguồn nhân lực hậu Covid-19” do Khoa Kế toán – Kiểm toán và Phòng Sau đại học Trường Đại học Văn Lang phối hợp tổ chức. Chương trình giúp sinh viên có hình dung rõ nét về xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực ngành Kế toán và định hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai thông qua tiếp cận các chương trình cao học.

  • (P. Tuyển sinh – Văn Lang, 10/11/2018) – Sáng ngày 07/10/2018, Ban giám hiệu Trường ĐH Văn Lang đã tặng Bằng Khen và trao thưởng cho 08 nhóm sinh viên và giảng viên hướng dẫn vừa đạt các giải thưởng học thuật cấp quốc gia. Trong đó, 07 đề tài đạt Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu Khoa học (cấp Bộ) năm 2018, tăng 03 giải so với năm 2017.

  • Trong hai ngày 17 - 18/5/2018, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo “Xây dựng kết quả học tập mong đợi – ELOs” cho 3 ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Thiết kế Đồ họa và Kế toán.

  • Ngày 14/01/2022, Lễ bế mạc đánh giá chương trình đào tạo của Trường Đại học Văn Lang theo tiêu chuẩn AUN-QA đã diễn ra sau 05 ngày làm việc chính thức (10 –14/01/2021). Đoàn chuyên gia đánh giá của tổ chức AUN-QA đã tổng hợp báo cáo đánh giá sơ bộ cho 4 ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Kế toán, Quản trị Khách sạn và Thiết kế Đồ họa.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag