TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Chiều ngày 28/10/2019, tại Trụ sở Trường Đại học Văn Lang, Khoa Xây dựng phối hợp với Công ty TNHH Tân Tín Thành (INTOC) tổ chức hội thảo khoa học, ký kết hợp tác, trao học bổng cho sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng Trường Đại học Văn Lang.

  •  (Văn Lang ) (Văn Lang - Truyền thông) Sáng ngày 12/04/2018, Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học (MT & CNSH) phối hợp với công ty Cổ phần Công nghệ BIOTECH Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề “Công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải” tại cơ sở 1, 45 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Q.1, Tp.HCM. Hội thảo nhằm giúp cho những kĩ sư môi trường, công nghệ sinh học trong tương lai của Khoa MT & CNSH cập nhật thêm những công nghệ mới, bổ sung thêm các kiến thức thực tế và nâng cao khả năng thích nghi với công việc sau này. Thành phần tham dự hội thảo gồm có Bà Nguyễn Huỳnh Mai - đại diện cho công ty BIOTECH Việt Nam cùng tập thể chuyên gia đến từ BIOTECH và khách mời của BIOTECH, PGS.TS. Lê Thị Kim Oanh - Trưởng Khoa, PGS.TS Ngô Thị Xuyên – phó Trưởng Khoa, các giảng viên và sinh viên của Khoa MT & CNSH. 

  • Ngày 15/7/2020, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp Khoa với chủ đề “Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế”.

  • Ngày 20/4/2019 vừa qua, Khoa Xã hội và Nhân văn đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa học lần đầu tiên của Khoa tại phòng họp Sài Gòn  – Tầng 5, Tòa nhà L-V, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang.

  • Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới và sáng tạo” tại Phòng 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, Tp.HCM.

  • Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng họp Hà Nội, tòa nhà L-V, Cơ sở 3 (Số 69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • Ngày 21/01/2021, Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Hoàn thiện khung pháp lý trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam”. Hội thảo thể hiện tính chuyên môn cao, với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ nhiều Bộ, Ngành, địa phương và giảng viên, chuyên gia của 22 trường đại học, đại học, học viện trên cả nước.

  • Nằm trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế “Trường Đại học Văn Lang hội nhập Quốc tế”, hội thảo của tiểu ban Môi trường – Kỹ thuật đã diễn ra vào ngày 10/4/2019 với chủ đề “Thiết kế bền vững và Thích ứng với biến đổi khí hậu”.

  • Sáng ngày 27/8/2021, Khoa Y và Khoa Y học Cổ truyền Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công buổi hội thảo khoa học với chủ đề "Chăm sóc và nâng cao sức khỏe mùa dịch”, diễn ra trực tuyến trên ứng dụng Zoom và livestream trên Youtube.

  • Nhằm tạo điều kiện để các nhà khoa học giao lưu, chia sẻ ý tưởng nghiên cứu khoa học và giải pháp hữu ích trong lĩnh vực môi trường, xử lý nước cấp, nước thải, ngày 29/4/2022, Trường Kỹ thuật Công nghệ Văn Lang (thuộc Tập đoàn Giáo dục Văn Lang) tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động quản lý ngành cấp nước và môi trường”.

  • Ngày 8/12/2017, Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông trường Đại học Văn Lang đã tổ chức hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển Khoa quan hệ công chúng và truyền thông (QHCC&TT).

  • Sáng ngày 26/6/2021, Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Hội thảo Khoa học “Kế toán – Kiểm toán trong kỷ nguyên số”, thu hút 166 người tham dự trên hệ thống trực tuyến Zoom.

  • (Phòng Tuyển sinh – Văn Lang, 04/8/2018) – Sáng ngày 21/07/2018, tại Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM, Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Viện Văn học đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918 – 2018).

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 1aChủ trì Hội thảo: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học; PGS.TS Vũ Thanh – Phó Viện trưởng Viện Văn học; PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn – Phó Viện trưởng Viện Văn học; Ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH Văn Lang; Ông Dương Trọng Dật - Giám đốc phụ trách Tổ chức, Nội vụ và Truyền thông, Viện trưởng Viện Đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật - Truyền Thông Trường ĐH Văn Lang.

    Khai mạc Hội thảo khoa học, Ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Văn Lang phát biểu: Trường Đại học Văn Lang rất vinh dự được là đơn vị đồng tổ chức Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính. Đây là cơ hội hợp tác đầu tiên giữa Viện Văn học và Trường Đại học Văn Lang trong lĩnh vực văn học. Nhà trường mới đây cũng đã mở ra ngành học mới: Văn học ứng dụng, với trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng đạo đức, tâm hồn giới trẻ hiện nay. Hội thảo cũng là cơ hội để sinh viên, các giảng viên ngành Văn học (ứng dụng) trao dồi thêm kiến thức chuyên môn và tiếp cận thêm nhiều góc nhìn mới về nhà thơ Nguyễn Bính.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 1B

    PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo, phát biểu đề dẫn theo ba luận điểm chính: 1/ Nguyễn Bính chịu nhiều ảnh hưởng phương Tây nhưng thơ của ông vẫn trở về với “chất quê”; 2/ Nguyễn Bính sinh ra ở miền Bắc nhưng một phần đời gắn liền với miền Nam; 3/ thơ Nguyễn Bính thuần Việt, chân quê, ông cũng là người “đi xa nhất” trong dòng thơ này.

     

     

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 2a



    Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính nhận được nhiều bài nghiên cứu gửi về và tập hợp 47 bài viết của các nhà nghiên cứu từ Nam chí Bắc vào Kỷ yếu Hội thảo. Kỷ yếu do Nhà xuất bản Văn nghệ phát hành, được chuyển đến các khách mời ngay trong Hội thảo. Trong đó, 5 bài nghiên cứu được chọn báo cáo tham luận tại Hội thảo sáng 21/7/2018.

     

     

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 3PGS.TS Trần Đình Sử, tham luận Nguyễn Bính – Nhà thơ điệu nói trong phong trào Thơ Mới lãng mạn 1932 – 1945.

    PGS.TS Trần Đình Sử đưa ra khái niệm Thơ điệu nói trong phong trào Thơ Mới, những dẫn chứng cho thấy Thơ điệu nói đã “cách mạng hóa” thi ca Việt Nam và sức ảnh hưởng của thơ Nguyễn Bính trong thời kì Thơ Mới. Ông kết luận: “Nguyễn Bính là nhà Thơ Mới tiêu biểu với những bài thơ lục bát, thơ bảy chữ điệu nói tài tình; ông đã biểu hiện nhiều tiếng nói thân thuộc gần gũi với dạng thức cái tôi mới mẻ,…Thơ điệu nói của Nguyễn Bính linh hoạt mềm mại, song cũng có chỗ dài dòng và dễ lẫn với ca vè, làm giảm sút sức mê hoặc.”


    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 4PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị, tham luận Nguyễn Bính - Nhà thơ Mới của nhiều thời.

    PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị cho rằng Nguyễn Bính là nhà thơ của nhiều thời chứ không hẳn chỉ của phong trào Thơ Mới, bởi ông “Khác biệt một cách gần gũi. Gần gũi một cách khác biệt.”

    Nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Nhị đưa ra rất nhiều dẫn chứng thơ Nguyễn Bính và phân tích nhiều khía cạnh từ chất thơ, chủ đề thơ, hình ảnh chủ đạo và nhận xét, đánh giá của các nhà bình phẩm văn học về thơ Nguyễn Bính để làm rõ luận điểm: Nguyễn Bính đã và sẽ là nhà thơ của nhiều thời. Với ý nghĩa và tầm vóc thơ Nguyễn Bính đã có, việc dịch và giới thiệu rộng rãi thơ Nguyễn Bính với cộng đồng quốc tế là rất cần thiết để nhân loại hiểu Việt Nam hơn.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 5PGS.TS. Võ Văn Nhơn, tham luận Nam Bộ trong thơ Nguyễn Bính.

    PGS.TS. Võ Văn Nhơn cho rằng tính cách Nguyễn Bính ưa giang hồ, xê dịch; và phương Nam đã đem đến cho thơ ông một giọng điệu hào sảng.

    Viết về hành trình nhà thơ cách mạng Nguyễn Bính ở Nam Kì, PGS.Ts. Võ Văn Nhơn cho rằng chiến tích thơ văn của Nguyễn Bính trong những năm kháng chiến chống Pháp là rất to lớn so với những nhà thơ cùng thời đi kháng chiến. Và nhận định: “Thơ viết về Miền Nam, Nam Bộ của Nguyễn Bính do đó không phải là những sáng tác do tưởng tượng, hư cấu, mà là máu thịt, là những trải nghiệm bằng máu và nước mắt của chính ông, vì thế những vần thơ chân thực này đã lay động người đọc một cách sâu sắc”. Số lượng tác phẩm để lại về Miền Nam của Nguyễn Bính tuy bị thất lạc ít nhiều, nhưng số còn lại cũng đủ cho thấy Nam Bộ đã có vị trí rất đặc biệt trong đời thơ giàu có của ông.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 6PGS.TS. Trần Hoài Anh, tham luận Đời và Thơ Nguyễn Bính trong văn học Miền nam trước 1975.

    Nếu như báo cáo của PGS.TS. Võ Văn Nhơn tập trung vào sức ảnh hưởng của miền Nam đến đời và thơ của Nguyễn Bính, thì ở báo cáo của PGS.TS.Trần Hoài Anh, ông cho thấy sức ảnh hưởng của Nguyễn Bính với văn học miền Nam lúc bấy giờ.

    Trong xã hội miền Nam trước 1975, thơ Nguyễn Bính với Lỡ bước sang ngang, Tương tư, Chân quê, Cô hái mơ, Ghen, Cô lái đò,…đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức và tâm cảm của bao thế hệ người đọc. Nguyễn Bính và thơ của ông còn là một di sản trong văn học miền Nam trước 1975, cho nên ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi ca tiền chiến xuất hiện nhiều trong sách, báo ở miền Nam.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 7ThS. Lê Thị Gấm, tham luận Thơ Nguyễn Bính dưới góc nhìn liên văn bản.

    ThS. Lê Thị Gấm cho rằng “Trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính không phải là nhà thơ hiện đại nhất. Ông không thể nghiệm tượng trưng hay siêu thực, cũng không mang thơ mình ngôn ngữ, motif rất Tây như một số nhà thơ cùng thời. Nguyễn Bính chỉ làm thơ lãng mạn.”

    Tham luận đi vào phân tích cấu trúc khoa học, hệ thống ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính. “Cấu trúc thơ Nguyễn Bính dung dị mà phức tạp. Lời thơ chân chất mà sâu sắc. Trong cái nhìn vĩ mô, các tác phẩm thơ của Nguyễn Bính kết nối trong một cấu trúc liên văn bản, gợi mở nhiều tầng nghĩa tương liên thú vị, sâu sắc, mà những phân tích của chúng tôi ở tham luận này là một thể nghiệm, có tính gợi mở.”

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 8Ngoài các tham luận, Hội thảo vinh dự đón tiếp con gái của nhà thơ Nguyễn Bính là nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu tham dự. Bà trình bày về cuộc đời và sự nghiệp văn học Nguyễn Bính qua những nghiên cứu riêng về người cha của mình.

    Trong khuôn khổ Hội thảo, các nhà thơ, nhà nghiên cứu đã đóng góp nhiều báo cáo và trao đổi nhằm làm sáng tỏ cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của nhà thơ Nguyễn Bính, đồng thời có thể mở ra nhiều hướng tranh luận mới.

    Thay mặt Viện Văn học. PGS.TS. Vũ Thanh bày tỏ hy vọng có thể tiếp tục cùng Trường ĐH Văn Lang tổ chức các Hội thảo văn học có ý nghĩa trong tương lai.

     

    Bài: Ngọc Thi – Tố Như

    Ảnh: Ngọc Thi

     

  • Sáng 29/7/2021, Khoa Y – Trường Đại học Văn Lang tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Đổi mới khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế theo các nguyên lý y học gia đình", thông qua hình thức trực tuyến.

  • Từ ngày 9-10/4/2019, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Thiết kế cộng đồng - Xu hướng thiết kế Việt Nam 2025" với sự tham gia của các cấp chính quyền, hiệp hội, các chuyên gia, các nhà thiết kế và doanh nghiệp Australia, Hàn Quốc, Hà Lan, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. 

  • (P. Tuyển sinh -  Văn Lang, 14/6/2018) - Ngày 11/6/2018, Khoa Ngoại ngữ tổ chức Hội thảo Khoa học hè với chủ đề “Improving English Language Teaching at Văn Lang University” (Nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại Trường ĐH Văn Lang), tại P. 203A - Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, Tp.HCM.

    DH Van lang HOITHAO 01Hội thảo có sự tham gia của các lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang: ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, TS. Nguyễn Đắc Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng, TS. Dương Tấn Diệp – Phó Hiệu trưởng, cùng toàn thể giảng viên Khoa Ngoại ngữ.

    Mở đầu hội thảo, TS. Nguyễn Đắc Tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy tiếng Anh ở Trường Đại học Văn Lang, trong bối cảnh Nhà trường đang đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế. TS. Phan Thế Hưng khẳng định mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy của Khoa Ngoại ngữ, kỳ vọng hội thảo là một bước đệm trước khi Khoa tham gia “cuộc chơi học thuật” với các trường đại học khác trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

    Hội thảo gồm 2 phiên: Nâng cao chất lượng giảng dạy đối với tiếng Anh không chuyên (buổi sáng) và chuyên tiếng Anh (buổi chiều), với 11 tham luận được báo cáo.

    Thay đổi giáo trình giảng dạy tiếng Anh tổng quát

    DH Van lang HOITHAO 02
    Đại diện Ban giám hiệu, PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu bày tỏ quan điểm về chương trình và thời lượng đào tạo tiếng Anh dành cho các ngành đào tạo không chuyên. Việc thiết kế bài giảng theo tín chỉ (15 giờ trên lớp và 30 giờ tự học có hướng dẫn) cần được khai thác triệt để.

    Các giảng viên cũng cho rằng thời lượng giảng dạy chưa đáp ứng được nhu cầu và chuẩn đầu ra của sinh viên.

     

    DH Van lang HOITHAO 03


    Đồng ý với quan điểm trên, TS. Phan Thế Hưng bổ sung thêm tầm quan trọng của việc tìm giáo trình mới để giảng dạy cho sinh viên khoá mới – K24. Giáo trình tiếng Anh cần được thay đổi để đáp ứng chuẩn đầu ra và trình độ của sinh viên nói chung.

     


    Ngoài ra, 5 tham luận phiên sáng tập trung đề xuất một số giải pháp khuyến khích sinh viên tham dự lớp học đầy đủ, như: tăng cường trọng số phần chuyên cần, áp dụng học phần tiên quyết hay mở các lớp dự bị tiếng Anh cho sinh viên có trình độ tiếng Anh hạn chế.

    Một điểm thú vị của hội thảo lần này là cập nhật ứng dụng máy chiếu tương tác nhằm tăng hứng thú cho người học, đặc biệt thích hợp cho những tiết học Anh văn sinh động. 10 phòng học trong khối nhà A – Cơ sở 3 Trường ĐH Văn Lang đã được trang bị máy chiếu tương tác – công cụ hiện đại hỗ trợ giảng dạy. Video “Buổi học thử nghiệm máy chiếu tương tác tại Cơ sở mới” quay buổi học Anh văn cực kỳ năng động của lớp K20D-AV1 do giảng viên Đoàn Thị Kiều Oanh giảng dạy đã tạo hiệu ứng truyền thông tốt trong cộng đồng sinh viên Văn Lang thời gian qua, truyền cảm hứng cho nhiều đồng nghiệp.

    Nâng cao kỹ năng cốt lõi cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh

    Phiên chiều của Hội thảo có 6 tham luận, tập trung vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy đối với ngành Ngôn ngữ Anh, đặc biệt là các kỹ năng cốt lõi của tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết và phát âm.

    ThS. Huỳnh Lê Phượng Cơ – Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và giúp sinh viên nâng cao ý thức sử dụng phương pháp học tập (learning strategy) trong môn Nghe để sinh viên có khả năng tự học. ThS. Lê Thị Ngọc Diệp khái quát ý kiến sinh viên về những tồn đọng khi giảng dạy môn Nói trước công chúng. ThS. Nguyễn Huy Cường minh hoạ phương pháp sử dụng kịch để giúp sinh viên luyện tập kỹ năng phát âm một cách hiệu quả và tránh nhàm chán. ThS. Phạm Thị Thuỳ Trang nhận định vai trò quan trọng của giảng viên trong quá trình hướng dẫn sinh viên hoàn thiện kỹ năng viết học thuật. Đặc biệt, cô Trang chỉ ra phương pháp “thinking aloud” – suy nghĩ thành lời để giúp sinh viên diễn đạt tiếng Anh trôi chảy. Khi giảng dạy kỹ năng đọc, giảng viên không chỉ nên chú trọng phát triển kỹ năng đọc hiểu cơ bản mà nên phát triển thêm tư duy phản biện của sinh viên.

    DH Van lang HOITHAO 04

    DH Van lang HOITHAO 05

    DH Van lang HOITHAO 06Nhiều ý kiến và kinh nghiệm được các giảng viên chia sẻ và trao đổi trên tinh thần học tập lẫn nhau.

    Trong xu thế hội nhập giáo dục, Trường ĐH Văn Lang chú trọng đầu tư giảng dạy tiếng Anh, trong đó, Khoa Ngoại ngữ giữ vai trò tiên phong nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh.  Nhận thức rõ sự cấp thiết phải cải tiến chương trình và giáo trình giảng dạy tiếng Anh phù hợp với tính chất từng ngành đào tạo của Văn Lang, sau kết quả từ Hội thảo khoa học hè ngày 11/6, Khoa Ngoại ngữ sẽ rà soát khắc phục những tồn đọng được nêu ra, và tiếp tục bàn luận trong hội thảo vào tháng 8 sắp tới.

     Nguyễn Thanh Minh – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ

    Ảnh: Nguyễn Linh

  • Gần 80 chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin đến từ nhiều quốc gia sẽ tham dự Hội nghị quốc tế về Dữ liệu tính toán và mạng xã hội lần thứ 8 (CSoNet 2019), diễn ra trong 3 ngày 18 – 20/11/2019 tại Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • Ngày 29/05/2020 vừa qua, Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học chuyên đề “Tiếp cận định tính trong nghiên cứu du lịch ở Việt Nam: Câu chuyện từ các trường hợp nghiên cứu”.

  • Ngày 23/6/2022, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam phối hợp cùng Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang tổ chức tọa đàm “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh bình thường mới” với sự tham gia của hơn 40 trường Đại học, Cao đẳng, doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục - du lịch tại Việt Nam.

  • Sáng 10/04/2019, Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Hội thảo thu hút sự tham gia của 25 nhà khoa học nước ngoài, nhà nghiên cứu và giảng viên từ các trường đại học trong nước.

  • Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế "Trường Đại học Văn Lang trong hội nhập quốc tế", hôm nay, Tiểu ban Kiến trúc – Quy hoạch bước vào 2 phiên làm việc chính thức (sáng – chiều).

  • Sáng 27/03/2021, Khoa Công nghệ Ô tô tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Vật liệu mới trong công nghệ Ô tô” tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang. Chương trình nhận được sự quan tâm, tham gia của các chuyên gia đầu ngành, Doanh nghiệp khách mời, Ban chủ nhiệm Khoa, giảng viên và hơn 150 sinh viên khoa Công nghệ Ô tô.

  • Ngày 30/7, Khoa Công nghệ tổ chức seminar học thuật chủ đề "Sinh thái học và độc lực nấm Cryptococcus neoformans ở Việt Nam" do TS. Phan Hải Triều chủ trì. Seminar đã mang lại cho hơn 80 sinh viên và người tham dự cái nhìn chi tiết hơn về tác hại của vi nấm, đặc biệt là chủng nấm Cryptococcus neoformans, đồng thời giới thiệu đến sinh viên các phương pháp thu thập mẫu, phương pháp PCR hiện đại và phân tích kết quả đạt được.

  • Sau hơn 01 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải công nghiệp thông thường (tro, xỉ, vỏ khuôn đúc, bùn thải) từ các nhà máy công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM và xây dựng sổ tay hướng dẫn xử lý, tái sử dụng”, ngày 25/5/2022, Khoa Môi trường, Trường Đại học Văn Lang tổ chức hội thảo chuyên gia nhằm thu thập ý kiến của các bên liên quan trong chuỗi quản lý chất thải bao gồm: doanh nghiệp, cơ quan quản lý, công ty thu gom, vận chuyển, xử lý, và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.

  • Sáng và chiều ngày 15/8/2021, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Hè 2021: Innovations & Teaching quality assurance in different tracks. Đây là hoạt động ngoại khóa thường niên của Khoa nhằm chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá lại quá trình dạy học, trau dồi thêm kiến thức mới, nâng cao chất lượng giảng dạy.

  • Chiều ngày 25/12/2021, Khoa Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Văn Lang kết hợp Bệnh viện 199 – Bộ Công an tổ chức hội thảo” Cập nhật chẩn đoán và điều trị rối loạn khớp thái dương hàm”. Hội thảo diễn ra trực tiếp tại Hội trường Bệnh viện 199, số 216 Nguyễn Công Trứ, P. An Hải Đông, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, đồng thời online trên Zoom và livestream qua Fanpage Bệnh viện 199, thu hút nhiều sự quan tâm nhiều bác sĩ cùng ngành và hội thảo viên.

  • Ngày 10/04/2021, tại hội trường N2T1, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu khoa học do khoa Thương Mại tổ chức đã diễn ra với sự quan tâm đông đảo của các bạn sinh viên.

  • (VLU, 19/7/2021)- Sáng ngày 17/7/2021, khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 1 theo hình thức online. Hội nghị có sự góp mặt của các giảng viên khoa Xã hội và Nhân văn, đại diện các phòng ban nhà trường cùng 235 sinh viên các ngành Văn học ứng dụng, Tâm lý học, Đông phương học, Công tác xã hội.

    vlu hoi nghi nckh xhnv b

    Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 1 của khoa Xã hội và Nhân văn được tổ chức với mục đích phát huy khả năng tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học (NCKH) độc lập, hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, đồng thời cũng là căn cứ lựa chọn sinh viên tiến cử tham gia báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường. Đoàn chủ tịch và thư ký của hội nghị gồm có:

    • PGS. TS. Lê Thị Minh Hà - Phó Trưởng khoa Xã hội và Nhân văn (Chủ tịch)
    • ThS. Dương Ngọc Phúc - Phó Bộ môn chuyên ngành Nhật Bản học (Ủy viên)
    • ThS. Lê Thị Gấm - Phó Bộ môn ngành Văn học ứng dụng (Ủy viên)
    • ThS. Trần Thị Ngọc Thúy - Giảng viên khoa Xã hội và Nhân văn (Thư ký 1)
    • Sinh viên Mai Thị Thanh - Khóa 24 ngành Văn học (Thư ký 2)

    vlu hoi nghi nckh xhnv cSinh viên và giảng viên được kết nối trực tuyến qua MS Steams

    Đại diện khoa Xã hội & Nhân văn, PGS. TS. Lê Thị Minh Hà phát biểu khai mạc hội nghị: “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1 ghi dấu ấn của khóa sinh viên đầu tiên của khoa Xã hội & Nhân văn chuẩn bị ra trường. Nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo các ngành, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên. Hoạt động nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học của sinh viên mà còn khơi dậy đam mê tri thức, hình thành năng lực học tập suốt đời, vận dụng những tri thức khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn, hình thành năng lực thực hành phục vụ công tác trong tương lai.”

    Trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1, ban tổ chức đã nhận được 6 báo cáo nghiên cứu khoa học từ 3 ngành: Đông phương học, Văn học (ứng dụng) và Tâm lý học.

    vlu hoi nghi nckh xhnv dĐề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa - Khóa 23 ngành Văn học ứng dụng.

    Đề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa được giảng viên phản biện, TS. Lê Thị Vân, đánh giá cao: “Đây là một đề tài hay, đi đúng hướng Văn học ứng dụng và hấp dẫn đối với người phản biện. Đề tài đã bước đầu giải quyết được hướng phát triển của thể loại parody ở thị trường Việt Nam, đồng thời gợi mở hướng phát triển ở các cấp bậc cao hơn như cao học, nghiên cứu sinh không chỉ ở ngành Văn học ứng dụng mà còn lấn sang ngành PR, khi các doanh nghiệp cũng mang parody vào quảng cáo thương hiệu”.

    Chia sẻ sau khi trình bày nghiên cứu khoa học, bạn Trung Nghĩa cho biết: “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại là một hướng đi mà em đã được các thầy cô của ngành Văn học ứng dụng truyền cảm hứng và định hưởng phát triển. Hành trình nghiên cứu của em bắt đầu từ đầu năm 2021, đến nay là khoảng 6 tháng, em vô cùng tự hào khi là một trong những sinh viên khoá đầu tiên của ngành Văn học ứng dụng được chọn tham gia báo cáo trong hội thảo khoa học sinh viên cấp Khoa lần đầu tiên của Khoa Xã hội và Nhân văn.

    vlu hoi nghi nckh xhnv eĐề tài “Tiếng cười trong sân khấu đương đại (khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)” của sinh viên Lương Nguyễn Xuân An - Khóa 23 ngành Văn học ứng dụng

    Đề tài “Tiếng cười trong sân khấu đương đại (khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)” của sinh viên Lương Nguyễn Xuân An là một đề tài nối dài khi vừa làm nghiên cứu khoa học vừa kết hợp hướng nghiên cứu sân khấu Táo quân để làm khóa luận tốt nghiệp. Trong lần đầu chạm ngõ nghiên cứu khoa học, Xuân An đã đổi hướng làm nghiên cứu nhỏ hơn với cấu trúc đề tài hợp lý, vừa sức. TS. Nguyễn Hoài Thanh nhận định đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cao. Hội đồng trân trọng những nỗ lực hoàn thành đề tài dù trong mùa dịch Covid, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến để Xuân An hoàn thiện đề tài của mình.

    vlu hoi nghi nckh xhnv fĐề tài “Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT” của nhóm sinh viên Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân và Chu Nguyễn Ngọc Trâm, Khóa 24 ngành Tâm lý học.

    Với mong muốn xã hội có cái nhìn đúng đắn, bao dung với cộng đồng LGBT, đồng thời bài trừ vấn nạn bạo lực học đường trên cơ sở giới, nhóm sinh viên Khóa 24 ngành Tâm lý học: Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân và Chu Nguyễn Ngọc Trâm đã tham gia Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1 của khoa Xã hội và Nhân văn bằng đề tài “Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT”. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng hiểu biết về LGBT của cộng đồng học sinh THPT, đồng thời đưa ra một số biện pháp cụ thể để tránh phân biệt giới tính như: tổ chức hội thảo chuyên đề về tình dục và tính dục dành cho phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu hơn về con em, đưa các chương trình, giáo trình giáo dục giới tính vào giảng dạy tại các trường học, các thông tin về giới trước khi truyền thông ra xã hội cần được xem xét về độ chính xác… ThS. Bùi Thị Hân nhận xét đề tài đã có sự đóng góp nhất định vào phong trào nâng cao nhận thức về quyền cộng đồng của LGBT.

    vlu hoi nghi nckh xhnv gĐề tài “Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM” của sinh viên Phạm Kiều Thanh Ngân, Khóa 24 ngành Đông phương học.

    Đến từ ngành Đông phương học, sinh viên Phạm Kiều Thanh Ngân với đề tài “Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM” nhận được những đánh giá tích cực từ GVPB ThS. Đinh Thị Lệ Thu. Đề tài của Thanh Ngân mang tính ứng dụng cao, cung cấp nhiều kiến thức và tài liệu bổ ích trong việc hạn chế xung đột ứng xử giữa doanh nghiệp Nhật Bản và người lao động Việt Nam, tránh những mâu thuẫn không đáng có. Đây không phải là đề tài mới nhưng bằng việc giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khu vực Tp.HCM, tác giả đã nghiên cứu sâu và rõ ràng hơn, làm mới một đề tài đã cũ.

    Trong gần 4 tiếng đồng hồ, hội nghị diễn ra với không khí vô cùng sôi nổi với các trao đổi đến từ các giảng viên và sinh viên tham gia. Đoàn chủ tịch đánh giá tất cả các báo cáo có ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng cao. Một số đề tài có thể gợi mở ra hướng phát triển cao hơn như đề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa hay đề tài “Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhìn từ vấn đề của gia đình Nhật Bản hiện đại” của sinh viên Nguyễn Thùy Dương. Khoa Xã hội & Nhân văn đề cao sự đóng góp của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa, đồng thời mong muốn Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 2 sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và đa dạng báo cáo từ các ngành đào tạo.

    6 báo cáo tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Xã hội & Nhân văn lần 1
    1. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhìn từ vấn đề của gia đình Nhật Bản hiện đại
    GVHD: ThS. Đinh Thị Lệ Thu
    Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thùy Dương

    2. Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020
    GVHD: ThS. Đào Thị Diễm Trang
    Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Nghĩa

    3. Nhận thức của sinh viên Đại học Văn Lang về hiện tượng Sugar Daddy
    GVHD: ThS. Trần Thư Hà
    Sinh viên thực hiện: Mai Thị Kiều Giang, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Ngọc Linh Lam, Nguyễn Đăng Thanh

    4. Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM
    GVHD: PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ
    Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều Thanh Ngân

    5. Tiếng cười trong sân khấu đương đại (Khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)
    GVHD: TS. Hồ Quốc Hùng
    Sinh viên thực hiện: Lương Nguyễn Xuân An

    6. Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT
    GVHD: PGS. TS. Lê Thị Minh Hà, ThS. Võ Nhật Huy
    Sinh viên thực hiện: Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân, Chu Nguyễn Ngọc Trâm

    Mỹ Tiên

  • (VLU - 18/6/2021) - Vào lúc 14g00 ngày 17/6/2021, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp cùng Medisetter và Thermo Fisher Scientific tổ chức buổi hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề “ Quản lý sử dụng kháng sinh trong thế kỷ 21: Thách thức và giải pháp".

    Hội thảo có sự tham gia của TS. BS. Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Liên Chi Hội Vi sinh Lâm sàng Tp.HCM, TS. Trần Nhật Phương - Trưởng Bộ môn Y Cơ sở, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang, BS. Neha Mishra - Chuyên gia tư vấn Bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Manipal, Bangalore).

    vlu khang sinh tk21

    Mở đầu Hội thảo, TS. BS. Phạm Hùng Vân báo động về tình trạng số ca vi khuẩn chống lại kháng sinh ngày càng cao trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được thông báo nhiều và dày đặc hơn trên các tạp chí chuyên ngành vi sinh, truyền nhiễm. Tình hình đã khác so với trước đây, khi đa phần bác sĩ coi nhẹ cụm từ “Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh” bởi lúc đó các kháng sinh được kê đơn theo kinh nghiệm có vẻ vẫn có tác dụng tốt trên hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh.

    Theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như: nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện… Việc bắt buộc thay thế các kháng sinh cũ bằng kháng sinh mới đắt tiền đang là gánh nặng thực sự vì gia tăng chi phí cho ngành y tế. 

    Vì sao vi khuẩn kháng kháng sinh?

    Trải qua gần 100 năm, muôn vàn chủng loại kháng sinh đã được tìm thấy và đưa vào sử dụng. Có 3 loại kháng sinh cơ bản, là kháng sinh tự nhiên, kháng sinh bán tổng hợp và kháng sinh tổng hợp. Nhờ có kháng sinh mà ở thế chiến thứ 2, vết thương của các binh sĩ có thể dễ dàng bình phục. Lúc này, nhân loại tưởng chừng vi khuẩn đã đầu hàng trước sự ra đời của kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều ngược lại. Các chủng vi khuẩn ngày càng biến đổi và thích nghi để chống lại kháng sinh. Thật ngạc nhiên là vi khuẩn có muôn vàn phương kế để đối phó với con người và hầu như chúng ta luôn chạy theo sau. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó.   

    Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hệ quả trên, theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, là do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không phù hợp, đặc biệt trong bệnh viện. Những vi khuẩn kháng kháng sinh được gọi chung là nhóm ESKAPE. Nhóm vi khuẩn này lây lan cộng đồng mạnh ở môi trường bệnh viện và lây qua nguồn thực phẩm hàng ngày.

    Chúng ta đang mất đi công cụ quan trọng để chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến. Chúng ta đang dần cạn kiệt nguồn thuốc quý giá này. Việc phát triển loại thuốc mới là cần thiết. Tuy nhiên, nếu con người không thay đổi cách chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh thì các thuốc mới rồi cũng sẽ trở nên vô tác dụng.

    Đó là lời TS. KiDong Park (WHO) được TS. Trần Nhật Phương trích dẫn lại để tóm tắt thực trạng kháng kháng sinh hiện nay. Bằng kinh nghiệm trong thời gian công tác nghiên cứu và giảng dạy, TS. Phương nhận định thêm, các vi khuẩn đa kháng thuốc trong thế kỉ 21 đa phần thuộc nhóm gram âm. Ở Việt Nam, từ năm 2015 đến năm 2017, thông qua 12.436 vi khuẩn gram âm được phân lập tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Pháp (Hải Phòng) cho thấy tỷ lệ vi khuẩn gram âm kháng kháng sinh ngày càng tăng theo thời gian sử dụng. Cùng thời gian đó, tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (Tp.HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng đã ghi nhận các trường hợp kháng kháng sinh với tỷ lệ tương đương.

    Đồng quan điểm với TS. BS. Phạm Hùng Vân và TS. Trần Nhật Phương, BS. Neha Mishra cho biết, không riêng Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn do lạm dụng thuốc cũng liên tục tăng cao trong những năm gần đây ở Ấn Độ. Theo BS. Neha Mishra, trước khi sử dụng một loại kháng sinh nào đó, cần đưa ra nhiều câu hỏi phân tích khác nhau để cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Chỉ sơ suất nhỏ có thể dẫn đến phát sinh ra nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau, khiến việc điều trị những căn bệnh đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.

    Hàng loạt các biện pháp khắc phục tình trạng kháng kháng sinh được ba diễn giả nêu ra. Bênh cạnh việc các y, bác sĩ cần đưa ra kháng sinh đồ điều trị hợp lý trước khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cũng đóng vai trò không kém quan trọng. Việc tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà mà không có hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ cũng dẫn đến việc kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn.

    Xem đầy đủ Hội thảo tại đây.

    Huỳnh Bảo

  • Hội thảo khoa học quốc tế “Van Lang University’s Goes Global” quy tụ 500 nhà khoa học Việt Nam và quốc tế hàng đầu trong các lĩnh vực: Du lịch, Kiến trúc – Quy hoạch, Môi trường – Kỹ thuật, Công nghệ Sinh học, Mỹ thuật ứng dụng. Các công tác chuẩn bị cho Hội thảo quy mô này đang được Trường Đại học Văn Lang gấp rút tổ chức.

  • Sáng 11.3, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM (thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới TP.HCM), Trường Đại học Văn Lang và Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu khảo sát về công việc chăm sóc không lương của phụ nữ trong dịch Covid-19 tại TP.HCM.

  • Ngày 12/12/2021 vừa qua, ngành Tâm lý học - Khoa Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp cùng nhiều chuyên gia, các nhà khoa học từ các trường Đại học trên thế giới đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế "Tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em - giải pháp trợ giúp từ can thiệp tâm lý và công tác xã hội", thu hút sự quan tâm của sinh viên và các nghiên cứu sinh quan tâm đến lĩnh vực. 

  • Sáng ngày 26/5/2020, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Tọa đàm khoa học “Một số thủ tục tố tụng trong vụ án hình sự”. Đây là một trong những sự kiện thu hút nhiều sinh viên Khoa Luật tham gia và cũng là dịp chào đón sinh viên quay trở lại Trường sau dịch Covid-19.

  • Chiều 19/04/2018, Khoa Xây dựng Trường ĐH Văn Lang phối hợp với Công ty TNHH Tân Tín Thành (INTOC) tổ chức Hội thảo “INTOC – Giải pháp chống thấm công nghệ Việt” tại Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, Tp.HCM.

  • Sáng ngày 30/11/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm “Kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ” tại Hội trường N2T1, Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM), với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo và hơn 300 sinh viên.

  • Trong 03 ngày 18-20/11/2019, Trường Đại học Văn Lang vinh dự đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế CSoNet lần thứ 8 năm 2019. Hội nghị thu hút gần 80 nhà khoa học là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học – công nghệ thông tin trong nước và thế giới.

  • Triển lãm IADW2019 được khai mạc vào lúc 16h30 ngày 12/4/2019 tại sảnh Tòa nhà LV, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang. Hoạt động cuối cùng của chuỗi sự kiện VL25 đã kết thúc thành công tốt đẹp với buổi khai mạc triển lãm tranh của tiểu ban Mỹ thuật, với 83 tác phẩm của 70 họa sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới.

  • Trong khuôn khổ Dự án “Investigations on microplastics Pollution in Aquatic Environment in Selected Developing Countries from Southeast Asia” do tổ chức Asia-Pacific Network For Global Change Research (APN) tài trợ, ngày 29/5/2019 vừa qua, Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức Tọa đàm về ô nhiễm vi nhựa tại 03 nước khu vực Đông Nam Á.

  • Ngày 09/4/2021, Hội thảo quốc tế đầu tiên của Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang đã diễn ra với chủ đề “Phát triển Bền vững và Kỹ thuật Xanh” (Sustainability and Green Engineering) tại Hội trường N2T1, Cơ sở 3. Sự kiện đã thu hút đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên trong và ngoài nước gửi báo cáo tham gia.

  • Sáng ngày 10/4/2019, tại Phòng 11.2, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang, Hội thảo Khoa học Quốc tế chủ đề “Công nghệ sinh học ứng dụng” đã diễn ra, nằm trong chuỗi chương trình Hội thảo khoa học Quốc tế "Trường Đại học Văn Lang trong hội nhập quốc tế" (9 – 10/4/2019).

  • Mặc dù dịch bệnh đã gây nhiều ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, tuy nhiên, sáng ngày 12/09/2020, Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học lần 2, với 20 báo cáo có giá trị khoa học và thực tiễn.

  • Ngày 22-23/01/2021, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Hiệp hội AsiaCALL đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế AsiaCALL 2021 lần thứ 17 và VLTESOL, đánh dấu sự trở lại của AsiaCALL tại Việt Nam sau lần thứ 15. Sự kiện đã thu hút đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, trong và ngoài nước tham dự.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag