TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Hội thảo khoa học quốc tế “Thành phố thông minh – sáng tạo: Nhận diện thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh”

 

(P. TS&TTVăn Lang, 10/4/2019) – Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế "Trường Đại học Văn Lang trong hội nhập quốc tế", hôm nay, Tiểu ban Kiến trúc – Quy hoạch bước vào 2 phiên làm việc chính thức (sáng – chiều).


typo

TIỂU BAN KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH

THÀNH PHỐ THÔNG MINH – SÁNG TẠO

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI

DH van lang tbkt aHội thảo của Tiểu ban Kiến trúc – Quy hoạch diễn ra tại phòng 11.4, khối nhà A, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang (Ảnh: TS. Eko Nursanty – ĐH Semarang, Indonesia trình bày báo cáo tiểu ban phiên sáng).

DH van lang tbkt 27 tham luận tiếng Việt, 4 tham luận tiếng Anh được trình bày súc tích, đúng trọng tâm và có tính tranh luận trong 2 phiên làm việc. (Ảnh: các nhà khoa học trong tiểu ban phiên chiều).

HỘI THẢO PHIÊN BUỔI SÁNG: 
* Chủ tọa: PGS. TS. Johannes Widodo (Đại học Quốc gia Singapore)
* Đồng chủ tọa: TS. Ngô Minh Hùng (Trường Đại học Văn Lang).
HỘI THẢO PHIÊN BUỔI CHIỀU:
* Chủ tọa: PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM)
* Đồng chủ tọa: TS. Nguyễn Quốc Tuân (Trường Đại học Phương Đông, Hà Nội).

DH van lang tbkt 3

Một điểm thú vị về hai vị chủ tọa của phiên buổi sáng: TS. Ngô Minh Hùng là học trò của PGS. TS. Johannes Widodo - Giám đốc Trung tâm Tun Tan Cheng Lock về Di sản Kiến trúc và Đô thị Châu Á tại Melaka (Malaysia) và Tổng biên tập JSEAA (Tạp chí Kiến trúc Đông Nam Á của Khoa Kiến trúc, Đại học Quốc gia Singapore). TS. Ngô Minh Hùng hiện là Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế & Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Văn Lang.

Như PGS. TS. Johannes Widodo đề nghị từ đầu chương trình, hội thảo khoa học tiểu ban Kiến trúc – Quy hoạch diễn ra trong không khí thoải mái. Có những tranh luận trái chiều, nhưng sau khi những học giả đối thoại trực tiếp, các ý kiến được dung hòa, trở thành bổ sung cho nhau.

Thành phố thông minh - sáng tạo là một xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025 được phê duyệt cho thấy xu hướng và quyết tâm hòa nhập xu thế toàn cầu hóa, tăng trưởng và bứt quá, giải quyết nhiều vấn nạn đô thị. Hội thảo khoa học với nhiều bài viết tâm huyết của các nhà khoa học thể hiện tình cảm, trách nhiệm dành cho sự phát triển thịnh vượng của một Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại và trong nhiều năm tới.

11 báo cáo của các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước đã được trình bày trong Hội thảo. 24 bài viết từ các chuyên gia Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Phần Lan,… được chọn lọc vào Kỷ yếu Hội thảo và công bố trên Tạp chí Xây dựng, số 03.2019, ISSN 0866-0762, Bộ Xây dựng.

1. TS. Nguyễn Thị Hậu, Bản sắc đô thị Sài Gòn trong bối cảnh Nam bộ
2. Dr. Eko Nursanty, Xây dựng thương hiệu thành phố thông minh: Góc nhìn và cảm nhận
3. TS. Trương Văn Quảng, Phát triển cấu trúc đô thị Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các yếu tố đặc trưng góp phần tạo dựng thương hiệu đô thị trong môi trường phát triển mới 4. ThS. Lin Vĩ Tuấn, Vấn đề quản trị đô thị thông minh với công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0
5. KTS. Micheal Ling Tiing Soon, Sử dụng các nguyên tắc của phương pháp tiếp cận đô thị mới trong việc thiết kế một thành phố thông minh
6. TS. Lê Hùng Tiến, Thiết kế tính toán tối ưu dung mô hình thông tin công trình trên mã nguồn mở dung trong kiến trúc
7. TS. Lê Quang Ninh, Sài Gòn 300+20 dưới góc nhìn di sản đô thị và kiến trúc
8. TS. Nguyễn Quốc Tuân, Phát huy giá trị kinh tế di sản đô thị trong phát triển đô thị thông minh : Trường hợp di sản đô thị thời Pháp thuộc tại Thành phố Hồ Chí Minh
9. PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Việt Khôi, Thành phố Hồ Chí Minh trong mạng lưới các thành phố thông minh ở Asian: từ lý luận đến thực tiễn
10. ThS. Andrew Stiff, Bối cảnh văn hóa ẩn dấu: Xây dựng thương hiệu thành phố thông minh
11. TS. Ngô Minh Hùng, Đô thị thông minh – xu thế trong cách mạng công nghiệp 4.0: Một số nhận diện trong bối cảnh Việt Nam

11 bài báo cáo trình bày được chia theo ba nhóm nội dung chính: Văn hóa và Lịch sử – Kỹ thuật và Công nghệ Di sản. TS. Nguyễn Quốc Tuân bày tỏ sự thú vị khi bố cục chương trình sắp xếp các bài tham luận theo đúng 3 nhóm nội dung chính, riêng báo cáo “Bản sắc đô thị Sài Gòn trong bối cảnh Nam Bộ” của TS. Nguyễn Thị Hậu thuộc nội dung “Di sản” của tiểu ban phiên buổi chiều được ưu ái mở đầu phiên buổi sáng – đó là sự nhắc nhở quan trọng: Quá trình phát triển đô thị thông minh không được bỏ quên di sản, xem nhẹ quá khứ. “Di sản là nguồn gen!” (TS. Nguyễn Thị Hậu).     

Thành phố “thông minh” hay “thông minh hơn” ra đời là một tất yếu khi công nghệ chín muồi, nhu cầu đủ lớn và điều kiện xã hội đáp ứng,… Thông qua các bài tham luận, các ý kiến trao đổi tại các tiểu ban, Hội thảo tự tin nhận thấy: Thành phố Hồ Chí Minh trong hiện tại cơ bản đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để xây dựng thành phố thông minh. Vấn đề cần bàn luận nhiều hơn là: nên xây thương hiệu riêng cho thành phố, hay sẽ đi theo mô hình các thành phố hiện đại ở châu Âu và khu vực?

PGS. TS. Johannes Widodo - một trong những ngọn cờ đi đầu trong nghiên cứu kiến trúc – quy hoạch đô thị, cho rằng: thành phố cần hướng đến sự bền vững để gìn giữ và kế thừa cho nhiều thế hệ sau; không gian lấy con người làm trung tâm; hòa hợp giữa một thành phố tấp nập hiện đại và một thành phố kiến trúc xanh.

DH van lang tbkt 4KTS. Micheal Ling Tiing Soon (Maia Integrated Design & DPZ Asia, Malaysia) trình bày báo cáo “Sử dụng các nguyên tắc của phương pháp tiếp cận đô thị mới trong việc thiết kế một thành phố thông minh”. Đây là một trong các bài trình bày được đánh giá thú vị!

KTS. Micheal Ling Tiing Soon đã giới thiệu cách tiếp cận đô thị mới trong quá trình xây dựng thành phố thông minh và môi trường đô thị phù hợp với đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, để giúp đạt được số hóa, trí thông minh và cải thiện mức độ thông minh đô thị, con người cần chịu trách nhiệm với tất cả các cơ sở và hệ thống liên quan đến mô hình thành phố thông minh (như bãi đậu xe thông minh, quản lý giao thông thông minh, ánh sáng thông minh, quản lý rác thông minh…). Mô hình đô thị mới sẽ tăng khả năng kết nối, thúc đẩy tương tác xã hội, tạo ra những chuẩn mực về hành xử thông minh giữa con người với nhau.

DH van lang tbkt 6ThS. Andrew Stiff (ĐH RMIT Việt Nam) trình bày báo cáo với nhan đề gây tò mò nhất trong 2 phiên hội thảo: “Bối cảnh văn hóa ẩn dấu: Xây dựng thương hiệu thành phố thông minh”.

Tác giả trình bày một dự án nghiên cứu kết cấu đô thị của quận 4, ghi lại hình ảnh “thành phố bình thường” qua một quá trình quan sát sáng tạo. Liệu có thể phát triển hình ảnh thành phố, cùng với các sắc thái riêng của nó để tạo ra một kho lưu trữ hình ảnh quan sát được? Cách tiếp cận mang màu sắc địa phương và giàu ngữ cảnh này đảm bảo rằng việc giới thiệu Tp. Hồ Chí Minh trên phạm vi toàn cầu để tôn vinh những nét giàu có về văn hóa và đặc trưng của thành phố, là chỉ số biểu thị cho sự thông minh của thành phố.

Các học giả nước ngoài mang đến Hội thảo tại Trường Đại học Văn Lang nhiều cách tiếp cận vấn đề rất hiện đại và không giới hạn về tư duy. Những nhà khoa học, kiến trúc sư Việt Nam thể hiện thế mạnh kinh nghiệm về nghiên cứu theo phương pháp truyền thống nhưng công phu về lý luận và thực tiễn.

vl25 kien truc 5TS. Lê Quang Ninh (Trường ĐH Văn Lang), PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM), TS. Nguyễn Thị Hậu (Hội Khoa học lịch sử Tp.HCM)… là những tên tuổi lớn trong giới nghiên cứu về di sản ở Việt Nam.

Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh sau 320 năm chứa đựng nguồn vốn di sản kiến trúc bản địa, Đông Dương và nhiệt đới đương đại phong phú. Các nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm đến yếu tố lịch sử - văn hóa của một đô thị cổ Bến Nghé – Gia Định, một đô thị Sài Gòn đặc sắc trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh năng động, cở mở, đổi mới. Di sản với giá trị vốn có của nó trong xu thế phát triển thành phố thông minh cần phải kế thừa và chuyển hóa, trùng tu nhằm hội tụ đủ quá khứ, hiện tại, tương lai của một thành phố năng động, sáng tạo.

Các yếu tố kỹ thuật cũng được đề cập trong các tham luận của Hội thảo, như: công cụ nền tảng BIM (TS. Lê Hùng Tiến – Khoa Kỹ thuật, Trường ĐH Văn Lang), mô hình quản lý thông tin sự kiện cho một xã hội kết nối thông minh (ThS. Phạm Ngọc Duy, ThS. Lý Thị Huyền Châu – Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Văn Lang)… PGS. TS. Johannes Widodo đánh giá cao các công trình này vì sẽ mang lại rất nhiều cơ hội để tận dụng tài nguyên và tiết kiệm khi xây dựng thành phố thông minh.

Hai phiên hội thảo của tiểu ban Kiến trúc – Quy hoạch diễn ra với hàm lượng học thuật cao, làm việc công suất, gợi mở rất nhiều vấn đề khoa học cần tiếp tục hợp tác nghiên cứu. Các tham luận trong hội thảo tại Trường Đại học Văn Lang là tài liệu tham khảo giá trị cho các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách thành phố. Vai trò của các nhà khoa học trong dự án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thông minh, sáng tạo là rất quan trọng, vì quá trình này cần được tiếp cận có hệ thống nhằm giữ vững tính chân thực của quá khứ, đảm bảo tính hài hòa trong sự thay đổi và phát triển ở tương lai. 

Bích Phương

Ảnh: Linh Nguyễn, Tình Nguyễn, B.P


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag