TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Ngày 17/7/2022, Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học: "Cập nhật quan điểm điều trị nha chu và Implant theo EuroPerio-10", thu hút hơn 400 hội thảo viên với sự dẫn dắt của 2 diễn giả: TS. BS. Trần Ngọc Quảng Phi và ThS. BS. Phạm Hoài Nam.

  • Ngày 25/9/2021, Khoa Răng Hàm Mặt phối hợp với Công ty Mani (Mani Dental) tổ chức Webinar “Đối diện thực tế lâm sàng” trên nền tảng Zoom, thu hút hơn 300 chuyên gia trong lĩnh vực tham dự.

  • Hội thảo với chủ đề “Thách thức của nha khoa đương đại – Từ thẩm mỹ đến chức năng”  do khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Văn Lang tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt Xô ngày 18/4/2021 đã thu hút 790 y, bác sĩ miền Bắc tham dự. Đây là con số kỷ lục trong các hội nghị và hội thảo chuyên ngành Răng Hàm Mặt được tổ chức từ trước đến nay tại Hà Nội.

  • Trong hai ngày 13 và 14/5/2022, 49 sinh viên khóa 24 Chương trình Đào tạo Đặc biệt, ngành Tài chính Ngân hàng đã hoàn thành buổi bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp, tổng kết thành quả học tập và nghiên cứu của thầy trò.

  • Tháng 8/2021, Khoa Thương mại của Trường Đại học Văn Lang phối hợp cùng Trường Hàng không và Logistics Việt Nam (VILAS) tuyển sinh khoá học ngắn hạn “Kinh doanh dịch vụ Logistics vận tải đường hàng không”, mang đến cơ hội nâng cao chuyên môn cho sinh viên ngành Logistics.

  • Ngày 30 và 31/10/2021, Khoa Thương mại và Tổ chức thanh niên quốc tế AIESEC tại Việt Nam đồng tổ chức sự kiện Mini Leadership Conference với sự tham gia của hơn 600 sinh viên đến từ Trường Đại học Văn Lang và các trường cao đẳng, đại học khác trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện được AIESEC Việt Nam tổ chức cho sinh viên cả nước trong tháng 10/2021.

  • Ngày 17/01/2022, khoa Xã hội & Nhân văn - Trường Đại học Văn Lang và Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Quốc tế GAIA đã tiến hành lễ ký kết MOU, xúc tiến nhiều hoạt động hợp tác trong tương lai.

  • (VLU, 19/7/2021)- Sáng ngày 17/7/2021, khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 1 theo hình thức online. Hội nghị có sự góp mặt của các giảng viên khoa Xã hội và Nhân văn, đại diện các phòng ban nhà trường cùng 235 sinh viên các ngành Văn học ứng dụng, Tâm lý học, Đông phương học, Công tác xã hội.

    vlu hoi nghi nckh xhnv b

    Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 1 của khoa Xã hội và Nhân văn được tổ chức với mục đích phát huy khả năng tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học (NCKH) độc lập, hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, đồng thời cũng là căn cứ lựa chọn sinh viên tiến cử tham gia báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường. Đoàn chủ tịch và thư ký của hội nghị gồm có:

    • PGS. TS. Lê Thị Minh Hà - Phó Trưởng khoa Xã hội và Nhân văn (Chủ tịch)
    • ThS. Dương Ngọc Phúc - Phó Bộ môn chuyên ngành Nhật Bản học (Ủy viên)
    • ThS. Lê Thị Gấm - Phó Bộ môn ngành Văn học ứng dụng (Ủy viên)
    • ThS. Trần Thị Ngọc Thúy - Giảng viên khoa Xã hội và Nhân văn (Thư ký 1)
    • Sinh viên Mai Thị Thanh - Khóa 24 ngành Văn học (Thư ký 2)

    vlu hoi nghi nckh xhnv cSinh viên và giảng viên được kết nối trực tuyến qua MS Steams

    Đại diện khoa Xã hội & Nhân văn, PGS. TS. Lê Thị Minh Hà phát biểu khai mạc hội nghị: “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1 ghi dấu ấn của khóa sinh viên đầu tiên của khoa Xã hội & Nhân văn chuẩn bị ra trường. Nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo các ngành, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên. Hoạt động nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học của sinh viên mà còn khơi dậy đam mê tri thức, hình thành năng lực học tập suốt đời, vận dụng những tri thức khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn, hình thành năng lực thực hành phục vụ công tác trong tương lai.”

    Trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1, ban tổ chức đã nhận được 6 báo cáo nghiên cứu khoa học từ 3 ngành: Đông phương học, Văn học (ứng dụng) và Tâm lý học.

    vlu hoi nghi nckh xhnv dĐề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa - Khóa 23 ngành Văn học ứng dụng.

    Đề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa được giảng viên phản biện, TS. Lê Thị Vân, đánh giá cao: “Đây là một đề tài hay, đi đúng hướng Văn học ứng dụng và hấp dẫn đối với người phản biện. Đề tài đã bước đầu giải quyết được hướng phát triển của thể loại parody ở thị trường Việt Nam, đồng thời gợi mở hướng phát triển ở các cấp bậc cao hơn như cao học, nghiên cứu sinh không chỉ ở ngành Văn học ứng dụng mà còn lấn sang ngành PR, khi các doanh nghiệp cũng mang parody vào quảng cáo thương hiệu”.

    Chia sẻ sau khi trình bày nghiên cứu khoa học, bạn Trung Nghĩa cho biết: “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại là một hướng đi mà em đã được các thầy cô của ngành Văn học ứng dụng truyền cảm hứng và định hưởng phát triển. Hành trình nghiên cứu của em bắt đầu từ đầu năm 2021, đến nay là khoảng 6 tháng, em vô cùng tự hào khi là một trong những sinh viên khoá đầu tiên của ngành Văn học ứng dụng được chọn tham gia báo cáo trong hội thảo khoa học sinh viên cấp Khoa lần đầu tiên của Khoa Xã hội và Nhân văn.

    vlu hoi nghi nckh xhnv eĐề tài “Tiếng cười trong sân khấu đương đại (khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)” của sinh viên Lương Nguyễn Xuân An - Khóa 23 ngành Văn học ứng dụng

    Đề tài “Tiếng cười trong sân khấu đương đại (khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)” của sinh viên Lương Nguyễn Xuân An là một đề tài nối dài khi vừa làm nghiên cứu khoa học vừa kết hợp hướng nghiên cứu sân khấu Táo quân để làm khóa luận tốt nghiệp. Trong lần đầu chạm ngõ nghiên cứu khoa học, Xuân An đã đổi hướng làm nghiên cứu nhỏ hơn với cấu trúc đề tài hợp lý, vừa sức. TS. Nguyễn Hoài Thanh nhận định đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cao. Hội đồng trân trọng những nỗ lực hoàn thành đề tài dù trong mùa dịch Covid, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến để Xuân An hoàn thiện đề tài của mình.

    vlu hoi nghi nckh xhnv fĐề tài “Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT” của nhóm sinh viên Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân và Chu Nguyễn Ngọc Trâm, Khóa 24 ngành Tâm lý học.

    Với mong muốn xã hội có cái nhìn đúng đắn, bao dung với cộng đồng LGBT, đồng thời bài trừ vấn nạn bạo lực học đường trên cơ sở giới, nhóm sinh viên Khóa 24 ngành Tâm lý học: Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân và Chu Nguyễn Ngọc Trâm đã tham gia Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1 của khoa Xã hội và Nhân văn bằng đề tài “Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT”. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng hiểu biết về LGBT của cộng đồng học sinh THPT, đồng thời đưa ra một số biện pháp cụ thể để tránh phân biệt giới tính như: tổ chức hội thảo chuyên đề về tình dục và tính dục dành cho phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu hơn về con em, đưa các chương trình, giáo trình giáo dục giới tính vào giảng dạy tại các trường học, các thông tin về giới trước khi truyền thông ra xã hội cần được xem xét về độ chính xác… ThS. Bùi Thị Hân nhận xét đề tài đã có sự đóng góp nhất định vào phong trào nâng cao nhận thức về quyền cộng đồng của LGBT.

    vlu hoi nghi nckh xhnv gĐề tài “Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM” của sinh viên Phạm Kiều Thanh Ngân, Khóa 24 ngành Đông phương học.

    Đến từ ngành Đông phương học, sinh viên Phạm Kiều Thanh Ngân với đề tài “Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM” nhận được những đánh giá tích cực từ GVPB ThS. Đinh Thị Lệ Thu. Đề tài của Thanh Ngân mang tính ứng dụng cao, cung cấp nhiều kiến thức và tài liệu bổ ích trong việc hạn chế xung đột ứng xử giữa doanh nghiệp Nhật Bản và người lao động Việt Nam, tránh những mâu thuẫn không đáng có. Đây không phải là đề tài mới nhưng bằng việc giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khu vực Tp.HCM, tác giả đã nghiên cứu sâu và rõ ràng hơn, làm mới một đề tài đã cũ.

    Trong gần 4 tiếng đồng hồ, hội nghị diễn ra với không khí vô cùng sôi nổi với các trao đổi đến từ các giảng viên và sinh viên tham gia. Đoàn chủ tịch đánh giá tất cả các báo cáo có ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng cao. Một số đề tài có thể gợi mở ra hướng phát triển cao hơn như đề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa hay đề tài “Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhìn từ vấn đề của gia đình Nhật Bản hiện đại” của sinh viên Nguyễn Thùy Dương. Khoa Xã hội & Nhân văn đề cao sự đóng góp của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa, đồng thời mong muốn Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 2 sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và đa dạng báo cáo từ các ngành đào tạo.

    6 báo cáo tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Xã hội & Nhân văn lần 1
    1. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhìn từ vấn đề của gia đình Nhật Bản hiện đại
    GVHD: ThS. Đinh Thị Lệ Thu
    Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thùy Dương

    2. Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020
    GVHD: ThS. Đào Thị Diễm Trang
    Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Nghĩa

    3. Nhận thức của sinh viên Đại học Văn Lang về hiện tượng Sugar Daddy
    GVHD: ThS. Trần Thư Hà
    Sinh viên thực hiện: Mai Thị Kiều Giang, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Ngọc Linh Lam, Nguyễn Đăng Thanh

    4. Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM
    GVHD: PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ
    Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều Thanh Ngân

    5. Tiếng cười trong sân khấu đương đại (Khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)
    GVHD: TS. Hồ Quốc Hùng
    Sinh viên thực hiện: Lương Nguyễn Xuân An

    6. Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT
    GVHD: PGS. TS. Lê Thị Minh Hà, ThS. Võ Nhật Huy
    Sinh viên thực hiện: Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân, Chu Nguyễn Ngọc Trâm

    Mỹ Tiên

  • Nằm trong chuỗi sự kiện Tư vấn tuyển sinh do khoa Xây dựng - Trường Đại học Văn Lang tổ chức, sáng thứ 7, ngày 21/05/2022, chương trình “Chắp cánh tương lai” đã đến tỉnh Long An, gặp gỡ hơn 260 Thầy Cô và học sinh Trường THPT Tân Thạnh.

  • Vượt hơn 260km, sáng chủ nhật ngày 15/5/2022, chương trình “Chắp cánh Tương lai” do khoa Xây dựng, Trường Đại học Văn Lang tổ chức đã có mặt tại Bạc Liêu, gặp gỡ hơn 300 em học sinh và các Thầy Cô Trường THPT Bạc Liêu.

  • Trong diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid-19, hàng loạt hoạt động trong đời sống thường trực buộc phải đình trệ. Là giảng viên, sinh viên khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang, ngoài việc hỗ trợ cho công tác chống dịch cùng Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo chất lượng cho mỗi giờ học online cũng là điều được thầy trò Khoa Y đầu tư và chú trọng.

  • Chiều ngày 18/7/2022, Khoa Y tổ chức Hội thảo khoa học “Ghép thận tại Việt Nam - Chặng đường đầu tiên” dành cho giảng viên khối ngành sức khỏe Trường Đại học Văn Lang.

  • Ngày 20 và 24/05/2022, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm “Phương pháp lượng giá và giảng dạy lý thuyết tích cực” trong giảng dạy khối ngành Sức khỏe với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành và đông đảo giảng viên tham dự. Báo cáo “Những khái niệm cơ bản về lượng giá”, “Lượng giá kiến thức”, “Phương pháp dạy - học lý thuyết tích cực” được PGS. TS. BS. Vũ Minh Phúc (Nguyên Phó Trưởng khoa Y, Nguyên Trưởng Bộ môn Nhi – Đại học Y dược TP.HCM) trình bày nêu bật lý do cần thiết phải thay đổi cách lượng giá và dạy học dành cho khối ngành Sức khỏe trong thời gian tới.

  • Sáng ngày 22/03/2022, Trường Đại học Văn Lang tổ chức tọa đàm “Đào tạo khối ngành Sức khỏe theo năng lực”. Báo cáo “Tổng quan đào tạo khối ngành Sức khỏe theo năng lực” được PGS. TS. BS. Vũ Minh Phúc (Nguyên Phó Trưởng khoa Y, Trưởng Bộ môn Nhi - Đại học Y dược TP. HCM; Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng 1) trình bày đã nêu bật lý do cần thiết của việc sớm xây dựng chương trình đào tạo dành cho khối Sức khỏe theo năng lực trong các trường đại học.

  • Khoa Y Trường Đại học Văn Lang thành lập ngày 15/5/2020 với đội ngũ giảng viên đều là các bác sĩ đầu ngành y, tốt nghiệp từ các trường Đại học y nổi tiếng như Học viện Quân y, Đại học Y Dược Tp.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,... Chỉ mới vừa thành lập, Khoa Y đã tổ chức những chương trình thiện nguyện, phát huy tính sáng tạo và khơi nguồn cảm hứng nghề y cho sinh viên khối ngành sức khỏe Văn Lang.

  • (VLU - 18/6/2021) - Vào lúc 14g00 ngày 17/6/2021, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp cùng Medisetter và Thermo Fisher Scientific tổ chức buổi hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề “ Quản lý sử dụng kháng sinh trong thế kỷ 21: Thách thức và giải pháp".

    Hội thảo có sự tham gia của TS. BS. Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Liên Chi Hội Vi sinh Lâm sàng Tp.HCM, TS. Trần Nhật Phương - Trưởng Bộ môn Y Cơ sở, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang, BS. Neha Mishra - Chuyên gia tư vấn Bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Manipal, Bangalore).

    vlu khang sinh tk21

    Mở đầu Hội thảo, TS. BS. Phạm Hùng Vân báo động về tình trạng số ca vi khuẩn chống lại kháng sinh ngày càng cao trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được thông báo nhiều và dày đặc hơn trên các tạp chí chuyên ngành vi sinh, truyền nhiễm. Tình hình đã khác so với trước đây, khi đa phần bác sĩ coi nhẹ cụm từ “Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh” bởi lúc đó các kháng sinh được kê đơn theo kinh nghiệm có vẻ vẫn có tác dụng tốt trên hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh.

    Theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như: nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện… Việc bắt buộc thay thế các kháng sinh cũ bằng kháng sinh mới đắt tiền đang là gánh nặng thực sự vì gia tăng chi phí cho ngành y tế. 

    Vì sao vi khuẩn kháng kháng sinh?

    Trải qua gần 100 năm, muôn vàn chủng loại kháng sinh đã được tìm thấy và đưa vào sử dụng. Có 3 loại kháng sinh cơ bản, là kháng sinh tự nhiên, kháng sinh bán tổng hợp và kháng sinh tổng hợp. Nhờ có kháng sinh mà ở thế chiến thứ 2, vết thương của các binh sĩ có thể dễ dàng bình phục. Lúc này, nhân loại tưởng chừng vi khuẩn đã đầu hàng trước sự ra đời của kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều ngược lại. Các chủng vi khuẩn ngày càng biến đổi và thích nghi để chống lại kháng sinh. Thật ngạc nhiên là vi khuẩn có muôn vàn phương kế để đối phó với con người và hầu như chúng ta luôn chạy theo sau. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó.   

    Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hệ quả trên, theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, là do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không phù hợp, đặc biệt trong bệnh viện. Những vi khuẩn kháng kháng sinh được gọi chung là nhóm ESKAPE. Nhóm vi khuẩn này lây lan cộng đồng mạnh ở môi trường bệnh viện và lây qua nguồn thực phẩm hàng ngày.

    Chúng ta đang mất đi công cụ quan trọng để chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến. Chúng ta đang dần cạn kiệt nguồn thuốc quý giá này. Việc phát triển loại thuốc mới là cần thiết. Tuy nhiên, nếu con người không thay đổi cách chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh thì các thuốc mới rồi cũng sẽ trở nên vô tác dụng.

    Đó là lời TS. KiDong Park (WHO) được TS. Trần Nhật Phương trích dẫn lại để tóm tắt thực trạng kháng kháng sinh hiện nay. Bằng kinh nghiệm trong thời gian công tác nghiên cứu và giảng dạy, TS. Phương nhận định thêm, các vi khuẩn đa kháng thuốc trong thế kỉ 21 đa phần thuộc nhóm gram âm. Ở Việt Nam, từ năm 2015 đến năm 2017, thông qua 12.436 vi khuẩn gram âm được phân lập tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Pháp (Hải Phòng) cho thấy tỷ lệ vi khuẩn gram âm kháng kháng sinh ngày càng tăng theo thời gian sử dụng. Cùng thời gian đó, tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (Tp.HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng đã ghi nhận các trường hợp kháng kháng sinh với tỷ lệ tương đương.

    Đồng quan điểm với TS. BS. Phạm Hùng Vân và TS. Trần Nhật Phương, BS. Neha Mishra cho biết, không riêng Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn do lạm dụng thuốc cũng liên tục tăng cao trong những năm gần đây ở Ấn Độ. Theo BS. Neha Mishra, trước khi sử dụng một loại kháng sinh nào đó, cần đưa ra nhiều câu hỏi phân tích khác nhau để cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Chỉ sơ suất nhỏ có thể dẫn đến phát sinh ra nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau, khiến việc điều trị những căn bệnh đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.

    Hàng loạt các biện pháp khắc phục tình trạng kháng kháng sinh được ba diễn giả nêu ra. Bênh cạnh việc các y, bác sĩ cần đưa ra kháng sinh đồ điều trị hợp lý trước khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cũng đóng vai trò không kém quan trọng. Việc tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà mà không có hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ cũng dẫn đến việc kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn.

    Xem đầy đủ Hội thảo tại đây.

    Huỳnh Bảo

  • Có thể món đồ này đã cũ với bạn nhưng lại trở nên giá trị, thời trang khi qua tay người khác. Đó là thông điệp mà dự án “Giải phóng tủ đồ chỉ với một chạm” của NFO mang lại. Dự án này cũng đã xuất sắc vượt qua 30 đội thi để đạt giải quán quân “Ý tưởng khởi nghiệp 2021 - Chủ đề: Ra Khơi 20”, tổ chức chung kết vào 10/7/2021 vừa qua.

  • Ấp ủ ý tưởng và thực hiện vào tháng 04/2015, đến nay, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, Happy Young House của anh Trịnh Minh Cường và anh Võ Quang Dũng – cựu sinh viên Văn Lang, đã phát triển và ngày càng kiến tạo nhiều giá trị bền vững cho cộng đồng.

  • Ngày 11/7/2020, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm “Nhận diện những nút thắt trong nghiên cứu khoa học ứng dụng và công bố quốc tế” – một hoạt động của Khối Thi đua 23 năm 2020.

  • Cuối tháng 5/2020 vừa qua, đoàn giảng viên khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang, gồm chủ yếu là ngành Thiết kế Nội thất, cùng một số giảng viên ngành Thiết kế Công nghiệp đã đến thăm và làm việc tại showroom của công ty Long Khang, chuyên về thiết kế chiếu sáng nổi tiếng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

  • Ngày 18/10/2022, Phòng Tuyển sinh và Truyền thông tổ chức chương trình gặp gỡ Ban Truyền thông Sinh viên với sự tham dự của 175 thành viên mới, giúp các bạn hiểu rõ về công việc truyền thông trong trường đại học và tham gia vào các hoạt động, dự án truyền thông mới năm 2023.

  • (VLU, 22/8/2021) - Tối 10/08/2021, "vé lên tàu" Mùa hè Xanh 2021 chính thức được phát hành, bắt đầu hành trình tuổi trẻ Văn Lang lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng.

    Diễn ra trong thời gian Thành phố đang giãn cách theo chỉ thị 16 do đại dịch Covid-19 và sinh viên Văn Lang vẫn đang trong quá trình học online tại nhà, nhưng không vì thế mà Mùa hè Xanh 2021 mất đi khí thế. Thông báo phát động từ tối 10/8/2021 đã nhận được nhiều sự quan tâm từ sinh viên các khoa của Trường Đại học Văn Lang. 

    Mùa Hè Xanh 2021 xuất hiện với hình ảnh “Đoàn Tàu Xanh”, tượng trưng cho sự mạnh mẽ, luôn tiến về phía trước, không ngại chông gai, thử thách; cũng thể hiện sự gắn bó, đoàn kết giữa sinh viên với nhau, để từ đó hợp thành sức mạnh to lớn cùng nhau hỗ trợ cộng đồng.

    vlu mhx d

    Cách thức hoạt động của Mùa hè Xanh 2021 diễn ra khá đặc biệt so với những năm trước: chiến dịch lần này sẽ không phân chia chiến sĩ theo từng đội hình. Sau khi điền form đăng ký, sinh viên tiếp tục theo dõi fanpage Hội Sinh viên Trường Đại Học Văn Lang để cập nhật thông tin các hoạt động do từng đội hình tổ chức và có thể tham gia bất kỳ hoạt động nào của chiến dịch. Danh hiệu “Chiến sĩ” hoặc “Chiến sĩ giỏi” sẽ được xét dựa vào số hoạt động mà bạn tích luỹ được. 

    Năm đội hình chính trong Mùa hè Xanh 2021 bao gồm: 

    • Môi trường
    • Sơn Vẽ
    • Kỹ năng thực hành xã hội & văn nghệ xung kích
    • Thanh niên xung kích
    • Truyền thông

    Đồng hành cùng “Đoàn Tàu Xanh”, sinh viên sẽ nhận được danh hiệu danh hiệu “Chiến sĩ” khi hoàn thành 1/3 trên tổng số hoạt động của chiến dịch và danh hiệu “Chiến sĩ giỏi” khi hoàn thành 2/3 trên tổng số hoạt động của chiến dịch. Bên cạnh các danh hiệu, sinh viên tham gia Mùa hè Xanh còn được cộng điểm rèn luyện tương ứng với quá trình hoạt động.

    Với trạm đầu tiên trong hành trình “Mùa hè xanh 2021” - Trạm Môi trường, các chiến sĩ sẽ tham gia thử thách 07 ngày sống xanh (từ 16/8 đến 22/8) bằng cách chụp ảnh hoặc đăng tải video clip kèm theo bộ Hashtag mà Ban tổ chức đưa ra.

    • Ngày 1 (16/8/2021): Sống cùng cây xanh
    • Ngày 2 (17/8/2021): Tái chế vật dụng
    • Ngày 3 (18/8/2021): Dọn dẹp vui tươi
    • Ngày 4 (19/8/2021): Ăn uống lành mạnh
    • Ngày 5 (20/8/2021): Nhìn lại cây trồng
    • Ngày 6 & 7 (21 - 22/8/2021): Vẽ tranh với thông điệp bảo vệ môi trường

    vlu mhx bBộ thử thách “07 ngày sống xanh” của Trạm Môi trường mang lại niềm vui cùng những thông điệp tích cực đến môi trường và cuộc sống.

    vlu mhx cTuổi trẻ Văn Lang phủ xanh Facebook bằng hoạt động “Sống cùng cây xanh”.

    Nhiều vật dụng cũ bỏ đi đã được sinh viên tái chế để sống xanh hơn. Từ hộp mì, thùng caton, nắp chai, giấy báo, quần áo cũ,… sinh viên đã sử dụng “phép thuật Mùa hè Xanh” hô biến thành ống cắm bút, kệ đựng đồ trang điểm, bông tai, quạt giấy, túi xách… độc đáo và trendy.

    vlu goi quaTận dụng hộp đựng đồ và bì bao vở cũ, bạn Trần Thị Bảo Trân, Khóa 26 Khoa Mỹ thuật và Thiết kế sáng tạo thành hộp đựng quà handmade xinh xắn tặng cô bạn thân của mình.

    vlu mhx eLọ hoa sáng tạo từ khẩu trang và chai nhựa của bạn Kim Sung, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

    vlu mhx a minThông điệp "chung tay chiến thắng đại dịch" được sinh viên Văn Lang truyền tải qua hoạt động Sơn vẽ

    Hành trình Mùa hè Xanh 2021 chỉ mới vừa bắt đầu. Những điều thú vị vẫn còn đợi các bạn sinh viên ở những trạm ga phía trước, thử thách sức bền, ý chí và độ sáng tạo thông qua các hoạt động tuyên truyền online, lưu giữ những ký ức về một "mùa hè Xanh tại gia" đáng nhớ của sinh viên Văn Lang.

    Mỹ Tiên

  • Sau thành công từ cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp “Ra khơi 20”, Trường Đại học Văn Lang chính thức phát động cuộc thi “Ra Khơi 2022 - Bring your ideas to Life” dành cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề trên địa bàn TP.HCM.

  • Dự kiến, từ ngày 13/06/2020, tại nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (Quận 3, Tp. HCM), “Giải Futsal học sinh THPT tranh cúp ĐH Văn Lang năm 2020” sẽ lần đầu tiên được tổ chức dành cho học sinh các trường THPT.

  • Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết chào đón năm học mới, Trường Đại học Văn Lang tổ chức tuần lễ sinh hoạt công dân từ đầu tháng 9/2022, đối thoại với Ban Giám hiệu dành cho sinh viên các Khóa 24, 25, 26 và 27 các Khoa, Viện Đào tạo.

  • Ngoài các sự kiện quy mô, các tham luận nghiên cứu và sản phẩm giáo dục uy tín được triển lãm tại Diễn đàn Giáo dục Đại học Việt Nam – Italia lần 2 năm 2019, Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức 4 khu triển lãm Kiến trúc, Mỹ thuật Công nghiệp, Môi trường & Công nghệ Sinh học và Tranh 3D tại Tòa nhà LV, Cơ sở 3, như lời chào đón ý nghĩa dành cho sự kiện giáo dục lớn lần đầu tổ chức tại Văn Lang.

  • Ngày 02/6/2020, 13 sinh viên Khóa 22 ngành Quan hệ Công chúng Trường Đại học Văn Lang đã hoàn thành bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Các khóa luận được đánh giá thực tiễn và có giá trị nhân văn.

  • Ngày 19/10/2022, đêm Chung kết cuộc thi SLOG Challenge 2022 đã diễn ra trực tiếp tại hội trường Trịnh Công Sơn của Trường Đại học Văn Lang, thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên toàn quốc có đam mê và tài năng trong lĩnh vực Logistics, Quản lý Chuỗi cung ứng.

  • “Kick-off Ra khơi 2022” là sự kiện đánh dấu sự trở lại của sân chơi khởi nghiệp dành cho sinh viên, được diễn ra tại Hội trường Trịnh Công Sơn Trường Đại học Văn Lang. Cũng trong sự kiện, Talkshow “Hành trình khởi nghiệp” mang đến cho các đội thi và khán giả nhiều trải nghiệm đáng giá trong các dự án khởi nghiệp.

  • Sáng ngày 30/5, Hội thảo “Nhà tuyển dụng và người giỏi nghề phân tích năng lực phục vụ cải tiến chất lượng chương trình đào tạo” của ngành Quản trị Khách sạn theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục AUN-QA được Phòng Đảm bảo Chất lượng và Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công.

  • Sáng ngày 24/10/2021, Khoa Kiến trúc Trường Đại học Văn Lang tổ chức Webinar đầu tiên của chuỗi sự kiện "Kiến trúc thích ứng với đại dịch Covid-19". Với đề tài "Thích nghi kịp thời", webinar chia làm 3 phần với sự đóng góp và chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành về trận chiến với đại dịch.

  • BS CKII Lê Thị Kim Chi có hơn 30 năm công tác tại Khoa Cấp cứu và là Trưởng Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bình Chánh. Cô hiện là giảng viên cơ hữu Bộ môn Y Cơ sở, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang. Trong đợt bùng phát dịch Covid lần thứ 4 tại Tp.HCM, BS. Chi là một trong nhóm những bác sĩ đầu tiên đề xuất theo dõi điều trị thành công bệnh nhân F0 tại nhà.

  • Dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” (Flipped classroom hay Flipped learning/ FL) là phương pháp tổ chức dạy học kết hợp (Blended learning/ B-learning), ngày càng phổ biến trong dạy học trực tuyến. Muốn học tập hiệu quả, sinh viên cần được trang bị kỹ năng tự học, nghĩa là tự mình tìm tòi, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức.

  • Sáng ngày 27/02/2021, nhân kỷ niệm ngày Thơ Việt Nam, Câu lạc bộ Văn hoá Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình mạn đàm thơ chủ đề “Thơ Nguyên Tiêu”.

  • (P. Tuyển sinh Văn Lang, 28/9/2018) -Ngày 19/9 vừa qua, tại phòng C709 – Cơ sở 2 Trường Đại học Văn Lang, 19 sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm (Thiết kế Công nghiệp) đã  tham gia chấm các thiết kế độc đáo trong Đồ án Gốm vừa thực hiện mùa hè vừa qua.

    Nếu như với các bạn sinh viên năm 1, năm 2, mùa hè là mùa “xách balo về quê” với gia đình, thì với sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm Trường Đại học Văn Lang, mùa hè được xem là “mùa đồ án”. Và cả mùa hè này, các bạn đã dành để chăm chút một đồ án quen thuộc mà đặc biệt - Đồ án Gốm (Ceramic Project).

    Sài Gòn – Đồng Nai: 6 tuần “đi đi… về về…”

    Để hoàn thành sản phẩm trước khi trình cho giảng viên chấm điểm, các bạn phải trải qua 6 giai đoạn, trong đó gần 2 tháng ròng rã mỗi ngày miệt mài “đi đi… về về…” giữa Sài Gòn – Đồng Nai .

    Giai đoạn 1: Tìm cảm hứng

    Sinh viên xác định loại sản phẩm mình muốn thực hiện, tìm cảm hứng, sau đó bảo vệ ý tưởng  với giảng viên hướng dẫn. Các bạn phải xác định lý do chọn đề tài, hướng đổi mới chất liệu, hình ảnh…

    Giai đoạn 2: Lên mô hình đất tỷ lệ 1:1

    Sinh viên tạo dáng sản phẩm phác thảo bằng đất sét công nghiệp (đất sét có dầu) với tỷ lệ thực 1:1, sau đó trao đổi và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn trước khi thực hiện  sản phẩm chính thức.

    Giai đoạn 3: Làm khuôn thạch cao

    Sau khi đã được giảng viên góp ý và “duyệt” sản phẩm, các bạn bắt đầu hành trình “vượt chướng ngại vật” đến xưởng gốm Việt Thành (Đồng Nai), bắt đầu những chuyền du lịch trong ngày Sài Gòn – Đồng Nai sáng đi chiều về, ngày nắng cũng như ngày mưa trong khoảng 6 tuần.

    Khuôn gốm được chế tạo từ chất liệu thạch cao, vì thạch cao có tính chất hút ẩm và hút nước khá tốt, phù hợp với các sản phẩm gốm sứ. Có nhiều loại khuôn gốm, như khuôn in máy, khuôn in tay, khuôn ép thủy lực, mỗi loại có đặc trưng và cách sản xuất khác nhau. Sinh viên chọn sử dụng khuôn đổ rót - một loại khuôn chịu lực tốt.

    Các bạn đến tận xưởng gốm và chính thức học việc của những “nghệ nhân tạo hình gốm”. Các bạn phải học cách đổ khuôn thạch cao, học từ các nghệ nhân chuyên nghiệp cách “cân, đo, đong, đếm” làm sao đổ được một chiếc khuôn chất lượng, với độ dày vừa đủ, độ cao và rộng bao nhiêu để đạt yêu cầu,… Sau khi có khuôn, khuôn phải được phơi đến khi khô hẳn mới có thể rót gốm tạo hình sản phẩm.dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 1Sau khi rót gốm, khuôn phải được mang đi phơi tự nhiên thật khô trước khi vẽ họa tiết và tráng men sản phẩm.

    Quy trình rót gốm vào khuôn không quá phức tạp. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sinh viên phải hết sức cẩn thận vì sản phẩm rất mềm, chỉ một chút sơ sẩy nhỏ là phải rót lại từ đầu. Đầu tiên, các “nghệ nhân làm gốm Trường Văn Lang” phải buộc chặt khuôn thạch cao bằng dây cao su, sau đó sử dụng đất sét đã được hòa lỏng rót từ từ vào khuôn, sau đó mang thành phẩm đi phơi khô tự nhiên.

    Hoàng Nam – lớp trưởng - chia sẻ: “Vì làm sản phẩm thủ công nên giai đoạn này chúng em phải thật cẩn thận, phải phơi sản phẩm thật khô mới có thể mang đi nung được. Có một chuyện mà làm em nhớ miết đến tận bây giờ, vào đêm tụi em phơi gốm thì trời đổ mưa lớn, như dự đoán nhiều sản phẩm bị hư hỏng, tụi em phải làm lại để có sản phẩm nộp, thiệt là một kỷ niệm “gian nan”!”

    Giai đoạn 5: Tráng men

    Sinh viên di chuyển qua khu tập trung sản xuất gốm của lò gốm Vạn Thành để thực hiện rất nhiều khâu: vẽ hoạ tiết, khắc hoạ tiết, tráng men, phun men và nung. Ở khâu vẽ họa tiết, sinh viên thỏa sức trang trí cho sản phẩm hoàn hảo nhất trước khi tráng men và mang đi nung. “Vì các bạn đều chưa từng thực hiện công việc này nên việc tráng men được thực hiện dưới sự giúp đỡ tận tình của các cô chú nghệ nhân, mỗi bạn đều trang trí sản phẩm của mình với một màu men riêng biệt.” - Hoàng Nam cho biết.

    Giai đoạn 6: Nung gốm

    Đây có thể xem là giai đoạn được sinh viên mong chờ nhất. Phải đợi các sản phẩm nung ở nhiệt độ cao trong 1 ngày thì các bạn mới được chiêm ngưỡng sản phẩm gốm sứ “đầu tay” sau 6 tuần chăm chỉ, lặn lội. Đó đúng là những giấy phút trông đợi và vỡ òa!

    Giai đoạn 7: Chấm điểm – đánh giá kết quả

    Giảng viên hướng dẫn đồ án – ThS. Lê Ngô Quỳnh Đan cùng các nghệ nhân xưởng gốm Việt Thành đánh giá các sản phẩm gốm đầu tay của sinh viên rất tốt. Mỗi sản phẩm có ý nghĩa riêng, song đều có thể ứng dụng vào đời sống hằng ngày.

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 2

     

    Sinh viên Võ Hoàng Nam – Tác phẩm Măng đăng (8.0 điểm)

     Lấy cảm hứng từ búp măng mới nhú, vừa bụ bẫm vừa mạnh mẽ, Hoàng Nam tạo ra chiếc đèn ngủ kết hợp chức năng xông tinh dầu, mang đến cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

     

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 3Với tình yêu hình ảnh cá Koi của Nhật Bản, sinh viên Nguyễn Phương Linh Nhi cho ra đời sản phẩm Bộ tách trà tam ẩm Nishikigoi, gồm một bình và ba tách trà.

    “Nishikigoi" là tên nguyên bản của cá chép Koi Nhật Bản. Cá chép Koi có sức sống mãnh liệt, tràn đầy năng lượng, có khả năng bơi ngược dòng chảy, đặc tính ôn hoà của cá mang ý nghĩa tâm linh: vận may, thành công, lòng can đảm, phồn thịnh, trường thọ,…. Bộ sản phẩm Nishikigoi muốn nhắn gửi thông điệp an lành đến người sử dụng.

     

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 4

     Tác phẩm Camellia ceramic của sinh viên Nguyễn Cao Thùy Trinh (8.0 điểm) mang đến sự hài hòa của các yếu tố thiên nhiên với sản phẩm tiểu cảnh thác nước mini, . góp phần điều hòa không khí, làm cho ngôi nhà sinh động, tràn sức sống, tạo cho các thành viên cảm giác thoải mái, bình an. Âm thanh nước chảy róc rách như một bản nhạc làm dịu tâm hồn. Khi thiết kế tiểu cảnh, sự có mặt của một thác nước sẽ biến ngôi nhà thành không gian thư giãn, uống trà, nghỉ ngơi hoặc nơi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau.

     

    6 tuần “đồ án hè” khó quên trong đời sinh viên

    Giờ phút chấm điểm đồ án tại phòng C709 – Cơ sở 2, dường như điểm số cao – thấp chẳng còn quan trong nữa; thay vào đó là niềm vui vì các bạn đã cố gắng rất nhiều trong cả mùa hè, đã tự tay làm được một sản phẩm thủ công dành tặng bản thân.

    Kết thúc đồ án, không ai còn phải dậy từ sớm tinh mơ để kịp giờ hẹn nhau ở cổng Cơ sở 2 rồi cùng di chuyển đến địa điểm làm gốm, nhưng cũng thật nhớ 6 tuần “du lịch Đồng Nai trong ngày”. Với sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm, có lẽ niềm vui lớn nhất là các bạn đã chiến thắng bản thân, đã cố gắng hết mình tự tay làm ra các sản phẩm gốm. Hoàng Nam chia sẻ: “Cảm xúc của em là mãn nguyện khi kết thúc đồ án này, mãn nguyện khi chính tay làm ra sản phẩm gốm, mà còn có thể sử dụng được. Thông qua đồ án, lớp chúng em hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn trong học tập.Được làm việc chung với những nghệ nhân gốm suốt gần 2 tháng trời, mới thấy làm ra một sản phẩm gốm không hề đơn giản. Phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá này, phải trân trọng những sản phẩm gốm thủ công. ”.

    dhvl do an gom sv nam 3 tdsp 133Đại diện tập thể lớp K22TD đến thăm và cảm ơn các nghệ nhân làm gốm tại xưởng Gốm Việt Thành ngày 26/9/2018.

    Đồ án Gốm là đồ án quan trọng của sinh viên năm 3 ngành Thiết kế Sản phẩm. Thông qua đồ án, Trường Đại học Văn Lang muốn sinh viên hiểu rõ hơn về nghề gốm nói chung cũng như gốm Đồng Nai nói riêng, hiểu thêm về các sản phẩm gốm trên thị trường, màu men đặc trưng cũng như quy trình làm ra sản phẩm. Quan trọng hơn, mỗi đồ án là một lần sinh viên được tự tay hoàn thiện một quy trình nghiên cứu và hiện thực hóa sản phẩm – tiền đề cho quá trình lập nghiệp của họa sĩ thiết kế sản phẩm sau này.

    Xem thêm 16 sản phẩm còn lại của Đồ án Gốm – sinh viên năm 3 (K22)

    Bài viết: Lê My

    Hình ảnh: Võ Hoàng Nam – sinh viên K22TD

     

     

  • Ngày 16/05/2022, Trường Đại học Văn Lang công bố tuyển sinh khóa đầu tiên ngành Bảo hộ lao động. Trường Đại học Văn Lang là trường đại học thứ 2 trên cả nước có chương trình đào tạo Kỹ sư Bảo hộ Lao động (bậc đại học hệ chính quy).

  • Roadshow tư vấn tuyển sinh tỉnh đợt 1 năm 2021 của Đại học Văn Lang bắt đầu từ ngày 04/01/2021 và kết thúc ngay trước khi toàn trường nghỉ Tết nguyên đán. Lần này, đoàn chúng tôi gồm 4 thành viên: anh Vương Quốc Hùng – người anh cả, anh Quách Phan Bảo Nguyên – thành viên mới của team Tuyển sinh Văn Lang, bác tài và tôi. Hành trình roadshow tuyển sinh mùa xuân đi qua 7 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương.

  • Ngày 15/08/2020, Trường Đại học Văn Lang tổ chức kỳ thi Năng khiếu Âm nhạc dành cho các thí sinh ở Tp.HCM xét tuyển vào ngành Thanh nhạc và Piano tại Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • Ngày 06/5/2022, Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công kỳ thi Năng khiếu Âm nhạc đợt 1 theo phương thức thi tập trung tại cơ sở chính của trường. Theo ghi nhận từ Hội đồng thi, các thí sinh năm nay đều có nét nổi bật riêng, thể hiện được đam mê theo đuổi nghệ thuật. 

  • Trong các ngày 13, 14/8/2020, hơn 500 thí sinh đã đến làm thủ tục và tham dự kỳ thi môn năng khiếu Vẽ tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM). Ngay sau đó, trong 4 ngày từ 16-19/8, đợt phỏng vấn trực tuyến thi năng khiếu Vẽ tiếp tục diễn ra nghiêm túc, chuyên nghiệp, với hơn 900 thí sinh dự phỏng vấn; hoàn tất một mùa tuyển sinh năng khiếu Vẽ thành công tại Văn Lang.

  • Sáng ngày 22/7/2019, Trường Đại học Văn Lang bắt đầu đón thế hệ sinh viên trúng tuyển khóa 25 đến Trường làm thủ tục nhập học. Trong số các sinh viên nhập học đầu tiên, có một nhân vật đặc biệt: kỳ thủ Nguyễn Hồng Anh - một gương mặt nổi bật của làng cờ vua Việt Nam.

  • Theo kết quả khảo sát việc làm trong nhiều năm trở lại đây của Trường Đại học Văn Lang, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt hiện đang đứng đầu danh sách sinh viên các ngành có thu nhập cao nhất sau 1 năm tốt nghiệp.

  • (VLU, 06/7/2021)Từ 03/5/2021 đến 12/7/2021, Trường Đại học Văn Lang chào đón 03 thực tập sinh thực tập tại Viện Đào tạo Quốc tế. Trong đó có một nhân vật đặc biệt, bạn Nurmaisarah Binte Mohd Bashir – sinh viên năm 2 ngành Tài chính, trường Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University).Đây là lần đầu tiên Trường Đại học Văn Lang đón nhận sinh viên người nước ngoài thực tập tại trường.

    10 tuần đáng nhớ

    Là một người thích mạo hiểm và thử thách bản thân để trải nghiệm những điều mới mẻ, Nurmaisarah mạnh dạn tìm kiếm cơ hội thực tập ở nước ngoài để tiếp xúc với các nền văn hóa châu Á tại nhiều quốc gia. Sau khi tìm hiểu, cô sinh viên của trường đại học công lập danh tiếng tại Singapore đã chọn Trường Đại học Văn Lang là điểm đến cho hành trình thực tập của mình.

    Nurmaisarah bắt đầu kỳ thực tập 10 tuần với vai trò hỗ trợ marketing và truyền thông cho Viện Đào tạo Quốc tế. Vì dịch Covid-19, toàn bộ quá trình thực tập diễn ra online. Ban đầu, chưa quen với nhịp độ công việc, Nurmaisarah có chút bối rối, nhưng qua các cuộc họp Microsoft Teams thường xuyên để trao đổi với người cố vấn cùng các thực tập sinh trong nhóm, bạn đã nắm bắt công việc. Dù học ngành Tài chính nhưng truyền thông và marketing là những lĩnh vực mà cô nàng cũng rất quan tâm nên mọi việc nhanh chóng đi vào quỹ đạo.

    gap go thuc tap sinh nuoc ngoai tai vlu aNurmaisarah Binte Mohd Bashir – sinh viên năm 2 ngành Tài chính, trường Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University)

    Thời gian qua, Nurmaisarah đã có những trải nghiệm đáng nhớ với các nhiệm vụ: tham gia thiết kế tài liệu tiếp thị cho các chương trình mùa đông và mùa hè sắp tới của Viện Đào tạo Quốc tế, thực hiện nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu của tân sinh viên đại học, tham gia lập kế hoạch cho các chương trình quốc tế,... Nurmaisarah chia sẻ: “Bằng cách đặt mình vào vị trí của những học sinh trung học, tôi dự đoán xu hướng chọn trường đại học của các bạn. Viện Đào tạo Quốc tế cho phép tôi tự do khám phá những gì cảm thấy phù hợp với học sinh trung học và sinh viên quốc tế, đồng thời giúp tôi làm quen với các hoạt động khác nhau trong môi trường làm việc.”

    Bên cạnh việc dành thời gian tìm hiểu thêm về các Viện Đào tạo Quốc tế ở nhiều nơi, tham khảo nhiều tài liệu thì việc kết nối với người cố vấn đã giúp Nurmaisarah hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn. Cô thực tập sinh kể: “Người cố vấn của tôi là cô Lan, rất tận tình và chu đáo. Cô ấy thường xuyên kiểm tra xem tôi có đang xoay sở tốt với các nhiệm vụ của mình không để kịp thời hỗ trợ.Tôi rất bất ngờ khi được cô đối xử như là một phần của Viện Đào tạo Quốc tế. Và tôirất biết ơn vì đã gặp một người thực sự thấu hiểu - một trong những cố vấn tốt nhất mà tôi từng có.”

    Những bài học quý tại Văn Lang

    Đối với Nurmaisarah, một trong những bài học ý nghĩa mà cô sinh viên năm hai học được là giá trị của việc duy trì giao tiếp với các cộng sự và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Khi ngồi viết lại báo cáo về quá trình thực tập, cô bạn nhận ra nó thật sự thú vị và ý nghĩa. “Tôi chưa bao giờ thực tập ở nước ngoài nên đây là cơ hội tốt để học hỏi. Tôi thích sự kết nối trong công việc của mọi người và cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thực tập tại Trường Đại học Văn Lang.Cũng có đôi chút tiếc nuối vì còn nhiều điều không thể hoàn thành lúc này, chẳng hạn như việc hiện diện ở Văn Lang và làm việc trực tiếp với Viện Đào tạo Quốc tế. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy thực sựgắn bó với mọi người và mãn nguyện với kỳ thực tập này. Tôi có thêm những người bạn mới làm việc rất ăn ý,mở rộng kiến thức của bản thân vàhiểu thêm về các địa điểm văn hóa nổi tiếng cũng như ngôn ngữ của Việt Nam. Thành thật mà nói, tôi chẳng ngờ mình lại học được nhiều như vậy chỉ trong một thời gian ngắn.”

    Nurmaisarah nói rằng sau kỳ thực tâp, bạn quyết định sẽ học thêm chuyên ngành thứ hai là Marketing khi quay trở lại trường. Nurmaisarah sẽ trở thành sinh viên năm 3 vào tháng 8 sắp tới và mong muốn được làm việc trong ngành Tài chính sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, cô bạn cũng muốn song song làm các công việc về marketing và truyền thông qua công việc kinh doanh của riêng mình.


    Năm 2021, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh 03 Chương trình Đào tạo Quốc tế liên kết quốc tế với các trường: Đại học Liverpool John Moores (Anh), Đại học Newcastle (Úc) và Đại học Victoria (Úc), đồng thời xúc tiến thêm nhiều chương trình trao đổi sinh viên quốc tế.
    Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ sớm được thấy hình ảnh Văn Lang đón thêm nhiều bạn trẻ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ thực tập mà còn đến để học tập và trở thành một phần của Văn Lang.


    Gia Hân

  • Thực tập là hoạt động mà mỗi sinh viên Văn Lang đều trải qua trong thời gian học tập tại giảng đường đại học. Với sinh viên khóa 23, 24, kỳ thực tập doanh nghiệp năm 2021 trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết bởi ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, mọi hoạt động chuyển sang online.

  • Ngày 14/11/2020, nhằm nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm tại khu vực Ký túc xá của sinh viên, Ban quản lý KTX Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Quận Gò Vấp tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy với các tình huống giả định xảy ra tại các khu vực Ký túc xá.

  • Sáng ngày 17/09/2020, hơn 60 sinh viên Khóa 23 ngành Thiết kế Thời trang Trường Đại học Văn Lang đã tạo nên một Fashion Show độc đáo, để lại nhiều ấn tượng cho khán giả, với các tác phẩm được đánh giá cao cả về ý tưởng và kỹ thuật chuyên môn.

  • Chiều ngày 15/4/2022, Viện Ngôn ngữ, Trường Đại học Văn Lang phối hợp cùng với thương hiệu mỹ phầm Laneige thuộc tập đoàn Amore Pacific tổ chức workshop “K - Beauty - Làm đẹp theo phong cách Hàn Quốc”, thu hút hơn 400 sinh viên tham dự trực tiếp.

  • (VLU,21/7/2021) - “Mạnh dạn mượn ba 2 triệu đồng, một mình đi chở 400 gói mì và 4 thùng sữa” - đó là những gì mà cô gái nhỏ Nguyễn Quỳnh Thư, sinh viên khóa 24 ngành Quan hệ Công chúng và cũng là Ủy viên Ban Điều hành Đội Công tác Xã hội - Trường Đại học Văn Lang đã làm cùng chuyến xe hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân khu vực bạn sinh sống trong đợt dịch Covid-19 phức tạp hiện nay.

    Dịch bệnh bùng phát ở Sài Gòn, Văn Lang cùng các trường Đại học khác bắt đầu bước vào giai đoạn dạy và học online tại nhà, giữ an toàn cho sinh viên nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng học tập. Quỳnh Thư tạm chia tay Đội Công tác Xã hội và mái trường chung Văn Lang, trở về quê nhà ở Phú Yên. 

    Ngày 23/6/2021, Phú Yên phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên và bùng phát mạnh mẽ, tính đến 21/7 đã chạm mốc 1.000 ca. Ca mắc Covid-19 đầu tiên lại gần nơi Quỳnh Thư sinh sống. Mẹ trở thành F1 và phải đi cách ly tập trung, Quỳnh Thư cùng các thành viên còn lại trong gia đình cách ly tại nhà. Những ngày đó, gia đình Thư được các mạnh thường quân hỗ trợ gạo, mắm, dầu ăn, rau,... Những món quà tuy quen thuộc nhưng trong mùa dịch lại trở nên quý giá hơn bao giờ hết khiến Thư rất xúc động và trân quý tình cảm mà cộng đồng san sẻ với nhau. Cũng từ đây, Thư bắt đầu nuôi dưỡng ý định phải làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người, mang những điều sẻ chia dù là nhỏ bé đến với những hoàn cảnh khó khăn hơn.

    Quỳnh Thư tâm sự: “Thời gian đó, vừa đúng lúc ở Thành đoàn địa phương có tuyển tình nguyện viên tham gia điều tra dịch tễ nhưng lúc ấy em đang là F2 nên không tham gia được. Vì vậy em đợi hết thời gian cách ly để âm thầm thực hiện một chiến dịch nhỏ nhoi của riêng mình để giúp đỡ bà con khu em sống.

    Là một cô gái vóc dáng nhỏ nhắn, dịu dàng nhưng mọi việc Thư làm và quyết định đều mạnh mẽ, dứt khoát. Thư nhanh chóng liên hệ với nhà cung cấp, hỏi chi phí giá cả và tính toán sẽ hỗ trợ được bao nhiêu phần. Sau hai tiếng, Thư mạnh dạn mượn ba 2 triệu đồng, một mình đi chở 400 gói mì và 4 thùng sữa. Sau đó, gia đình mới biết và hỗ trợ Thư thêm trong khâu chuẩn bị. Với “xe quà” đầu tiên của mình, Thư và gia đình đã phát tổng cộng 64 phần bao gồm mì và sữa, ưu tiên cho các hộ có người già và trẻ em. Tuy số lượng chỉ ít ỏi so với số gia đình bị phong tỏa nhưng qua đó, hi vọng có thể truyền chút động lực cho người dân Phú Yên an tâm cách ly, vượt qua thời kỳ đỉnh dịch.

    vlu quynh thuSinh viên Nguyễn Quỳnh Thư, khóa 24, ngành Quan hệ Công chúng VLU cùng với "xe quà" hỗ trợ bà con khu vực mình sinh sống

    Được biết, ngay từ năm lớp 10, Thư đã bắt đầu làm quen với các hoạt động thiện nguyện. Từ những lần đi giúp đỡ cộng đồng và xã hội, Thư biết trân trọng cuộc sống, sẻ chia và thông cảm nhiều hơn vì ngoài kia vẫn còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh hơn mình. “Thiện nguyện không phải là chuyện dễ dàng nhưng cũng chính nhờ những khó khăn đó, bản thân mới cố gắng vượt qua để trong tương lai bước chân mình trở nên vững vàng hơn nữa”, Thư khẳng định. 

    “Cô gái lạnh lùng của Đội Công tác Xã hội”

    Đó chính là những gì mà Quỳnh Thư nhận định về mình trong khoảng thời gian đầu sinh hoạt tại Đội. Cơ duyên gắn kết Quỳnh Thư và Đội Công tác Xã hội bắt đầu từ lần đăng ký hỗ trợ chùa Diệu Pháp vào học kỳ 2 năm học 2018-2019. Từ một người tính cách lạnh lùng, có phần hơi ngang bướng, qua các hoạt động do Đội tổ chức, Thư đã dần hoàn thiện bản thân hơn, biết nhẫn nhịn, bình tĩnh, xử lý tình huống và cải thiện kỹ năng giao tiếp đáng kể. Nói về Đội Công tác Xã hội của mình, Thư vô cùng tự hào: “Đội đối với em là một mái nhà, là anh em, là nơi mà bạn muốn về khi nào cũng được. Sinh hoạt tại Đội cho em cảm giác không cô đơn khi sống xa gia đình đến gần 500km. Em rất cảm ơn những hoạt động mà Đội đã mang đến để em thấy được cuộc đời còn tươi đẹp đến nhường nào”.

    vlu quynh thu aQuỳnh Thư (thứ 2 từ phải qua) cùng với các bạn trong Đội Công tác Xã hội của sinh viên VLU

    Cùng với Quỳnh Thư, nhiều hành động đẹp hỗ trợ người dân, sinh viên trong mùa dịch cũng đang diễn ra với sự chung tay góp sức từ nhà trường, các giảng viên, cán bộ - nhân viên, cựu sinh viên cùng các doanh nghiệp tổ chức, không để một ai cô đơn trong cuộc chiến này. Hi vọng rằng những hành động đẹp sẽ lan tỏa năng lượng đến mọi người nhiều hơn nữa, cùng nhau chia sẻ yêu thương, nâng cao ý thức chống dịch trong cộng đồng.

    Mỹ Tiên

  • Chiều ngày 20/12, tại Hội trường N2T1 - Cơ sở 3, lần đầu tiên Khoa Răng – Hàm – Mặt Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Trung tâm Giải pháp Y khoa MESI tổ chức Hội thảo “Chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê” dưới sự dẫn dắt của ThS. BS Nguyễn Anh Tuấn, Bác sĩ chuyên về điều trị Đau, Trung tâm Đau, khoa Gây mê Hồi sức, Hệ thống BV Quốc tế Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn.

  • Ngày 02/02/2021, Phó Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã thăm, gửi lời chúc Tết và trao đổi với Ban lãnh đạo Trường Đại học Văn Lang nhân dịp Tết Tân Sửu, thắt chặt mối quan hệ bang giao giữa hai nước nói chung và với Trường Đại học Văn Lang nói riêng.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag