(TT. Thông tin – Văn Lang, ngày 25/10/2016) – Sáng 21/10/2016, khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang tổ chức cho sinh viên báo cáo các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện trong năm học 2015 - 2016, tại phòng 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh.
Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên được khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Văn Lang tổ chức hàng năm, nhằm rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm; tạo cơ hội thực hành tư duy nghiên cứu, khai thác tài liệu; bố trí, phân tích và trình bày kết quả thí nghiệm. Cuối học kỳ 6 (học kỳ 2, năm ba), sinh viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Khoảng tháng 10 hàng năm, các nhóm nghiên cứu nộp kết quả nghiên cứu và báo cáo nghiệm thu trước Hội đồng. Năm nay, phong trào nghiên cứu khoa học của khoa Công nghệ Sinh học có tín hiệu vui khi ngoài những bạn sinh viên năm ba, một số bạn sinh viên năm nhất, năm hai cũng tham gia các nhóm nghiên cứu.
Sáng 21/10/2016, khoa Công nghệ Sinh học đã tổ chức 3 hội đồng nghiệm thu 9 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Hội đồng 1:
♦ Thành viên hội đồng:
- GVC. TS. Trương Thế Quang – Chủ tịch.
- ThS. Cao Ngọc Minh Trang – Thư ký.
- ThS. Võ Thị Xuyến - Ủy viên.
♦ Danh sách đề tài báo cáo:
- Xây dựng quy trình sản xuất nước giải khát chanh dây hạt thạch dừa. Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Thị Hoàng Yến, Hồ Thị Hiền, Lê Thị Mỹ Lan, Nguyễn Thị Tố Uyên
- Chế biến một số sản phẩm từ Atisô Đỏ. Nhóm sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Hưởng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Cao Xuân Hương, Trần Quốc Vinh, Nguyễn Trần Hoài Vy
- Xây dựng quy trình sản xuất và nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất giá đỗ. Nhóm sinh viên thực hiện: Ngô Đặng Hoàng Nguyên, Phạm Thị Mỹ Ngọc, Dương Thị Thu Vân, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thị Út Minh
Hội đồng 2:
♦ Thành viên hội đồng:
- PGS. TS. Trần Minh Tâm – Chủ tịch.
- GVC. TS. Trương Thế Quang – Thư ký.
- ThS. Cao Ngọc Minh Trang - Ủy viên.
♦ Danh sách đề tài báo cáo:
- Thử nghiệm tạo màu sắc và mùi hương trên quả thể nấm bào ngư (Pleurotus florida) và nấm mèo trắng (Auricularia polytricha) để làm nấm kiểng. Nhóm sinh viên thực hiện: Huỳnh Lê Thiên An, Hoàng Nêu Thúy Bình, Nguyễn Gia Hân, Trần Diễm Ngọc, Lê Đình Phong, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Anh Thoa, Trần Thu Tiên, Nguyễn Tuyên Yên.
- Nghiên cứu tách chiết chitosan từ phế phẩm vỏ ghẹ; ứng dụng màng bao sinh học chitosan trong bảo quản cam. Nhóm sinh viên thực hiện: Từ Văn Mạnh, Vũ Thị Phương Thảo, Huỳnh Thị Bích Tuyền, Đoàn Nguyễn Quỳnh Như, Nguyễn Thị Thúy Phượng, Đặng Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Thanh Lý, Nguyễn Thị Kim Ngân.
- Khảo sát một vài hợp chất có hoạt tính sinh học và hoạt tính kháng oxi hóa từ dịch trích cây cỏ hôi (ageratum conyzoides). Nhóm sinh viên: Nguyễn Long Nhựt Huy, Trương Thiên Phước, Trần Đức Đạt, Lê Vũ Kim Thi.
- Khảo sát một vài hợp chất có hoạt tính sinh học và hoạt tính kháng oxi hóa từ dịch trích cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius L). Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Huyền, Phan Văn Ý, Phạm Trần Tâm Như, Ngô Minh Thư.
Hội đồng 3:
♦ Thành viên hội đồng:
- PGS. TS. Trần Minh Tâm – Chủ tịch.
- ThS. Võ Thị Xuyến - Ủy viên.
- ThS. Cao Ngọc Minh Trang – Thư ký.
♦ Danh sách đề tài báo cáo:
- Nghiên cứu chế tạo máy soi trứng sử dụng trong phòng thí nghiệm công nghệ sinh học. Nhóm sinh viên thực hiện: Trương Tấn Quang, Nguyễn Thị Quỳnh Nghi, Lê Thị Hiếu Phụng, Lương Thị Diễm Thúy, Nguyễn Mạnh Vũ.
- Xác định mối quan hệ di truyền của một số loài cua dựa trên gene 16S-rRNA ti thể. Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Lâm Thu Hiền, Nguyễn Xuân Hương, Bùi Nguyễn Chí Hiếu, Trần Thị Kim Khánh, Nguyễn Thị Ngọc Nga.
9 đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề thuộc 2 lĩnh vực: bảo quản, chế biến thực phẩm và sinh học phân tử. Ngoài những đề tài quen thuộc như xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm, khảo sát hợp chất từ dịch trích thực vật… sinh viên đã tìm tòi, đề xuất những đề tài mới, thú vị như: tạo màu trên quả thể nấm; nghiên cứu chế tạo máy móc hỗ trợ cho phòng thí nghiệm công nghệ sinh học. Tinh thần nghiên cứu nghiêm túc của sinh viên được hội đồng ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là việc đặt ra mục tiêu nghiên cứu gắn với ứng dụng thực tế; tiến hành thí nghiệm và trình bày số liệu bài bản, rõ ràng. Toàn văn kết quả nghiên cứu sẽ được biên mục, lưu giữ tại Trường để làm tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên.
Đề tài nghiên cứu khoa học là bước chuẩn bị, tập dượt để sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp và theo đuổi công việc liên quan đến nghiên cứu về sau. Mong rằng, phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Công nghệ Sinh học nói riêng và các khoa khác trong Trường nói chung sẽ ngày càng được mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, đạt được hiệu quả giáo dục thực sự.
Bảo Linh