Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên: Du lịch gắn với phát triển bền vững cho cộng đồng
- Hoạt động sinh viên
(VLU, 14/05/2022) - Ngày 13/05/2022, Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2021 – 2022 chủ đề “Du lịch gắn với phát triển bền vững cho cộng đồng”. Chương trình nằm trong định hướng khuyến khích, phát triển đam mê nghiên cứu khoa học trong cộng đồng sinh viên Khoa Du lịch nói riêng và Trường Đại học Văn Lang nói chung.
Được biết, bắt nguồn từ môn học "Du lịch cộng đồng" đã được TS. Quảng Đại Tuyên hướng dẫn từ học kỳ trước, sinh viên Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang bắt đầu hình thành các nhóm nhỏ để triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề du lịch gắn với phát triển bền vững cho cộng đồng, vừa tạo cơ hội áp dụng khối kiến thức bản thân vừa được học, vừa tích lũy kinh nghiệm thực hành nghiên cứu khoa học và mở rộng định hướng phát triển ngành học trong tương lai.
Phát biểu khai mạc sự kiện, TS. Lê Minh Thành - Trưởng Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang gửi lời khích lệ tinh thần dấn thân học hỏi của sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Quản trị Khách sạn, Du lịch: “Tôi tin rằng, thành quả quá trình thực hiện nghiên cứu của các bạn không chỉ là một bài báo cáo, mà nhiều hơn nữa là kinh nghiệm, là khả năng tìm hiểu, khai thác và trình bày vấn đề sao cho thuyết phục, là cách quan sát đời sống và tư duy giải pháp thiết thực, hiệu quả.”
Được chia làm 2 hội đồng, các nhóm lần lượt trình bày 9 đề tài xoay quanh vấn đề du lịch gắn với phát triển bền vững cho cộng đồng, nhận được góp ý từ Hội đồng để tiếp tục hoàn thiện đề tài. Các đề tài nghiên cứu năm nay nhìn chung được đánh giá sát với thực tiễn, có tính cấp thiết và mang đến nhiều cách nhìn, giải pháp phát triển du lịch tại các tỉnh thành thực hiện nghiên cứu. Dựa trên những lợi thế sẵn có, những tiềm năng về các giá trị tự nhiên, văn hóa, con người của từng vùng, miền, các nhóm sinh viên đã bước đầu tiến hành phân tích và xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, đem lại nhiều giải pháp mang tính sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch tại các cộng đồng, địa phương. Bên cạnh các thông tin được tổng hợp, các phương pháp truyền thống, một số nhóm cũng tích cực thực hiện các cuộc khảo sát thực tế, áp dụng mô hình phân tích tình hình kinh doanh SWOT hoặc đi sâu vào tác động của công nghệ đối với thị trường du lịch Việt để đưa ra nhiều giải pháp mang hiệu quả và giá trị thực tiễn cao.
Được chia làm 2 hội đồng, các nhóm lần lượt trình bày 9 đề tài xoay quanh vấn đề du lịch gắn với phát triển bền vững cho cộng đồng, nhận được góp ý từ Hội đồng để tiếp tục hoàn thiện đề tài. Các đề tài nghiên cứu năm nay nhìn chung được đánh giá sát với thực tiễn, có tính cấp thiết và mang đến nhiều cách nhìn, giải pháp phát triển du lịch tại các tỉnh thành thực hiện nghiên cứu. Dựa trên những lợi thế sẵn có, những tiềm năng về các giá trị tự nhiên, văn hóa, con người của từng vùng, miền, các nhóm sinh viên đã bước đầu tiến hành phân tích và xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, đem lại nhiều giải pháp mang tính sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch tại các cộng đồng, địa phương. Bên cạnh các thông tin được tổng hợp, các phương pháp truyền thống, một số nhóm cũng tích cực thực hiện các cuộc khảo sát thực tế, áp dụng mô hình phân tích tình hình kinh doanh SWOT hoặc đi sâu vào tác động của công nghệ đối với thị trường du lịch Việt để đưa ra nhiều giải pháp mang hiệu quả và giá trị thực tiễn cao.
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khác với lứa sinh viên trước, các nhóm thực hiện nghiên cứu lần này chưa có nhiều thời gian để khảo sát thực địa, đi sâu vào đời sống thực tế của người dân. Qúa trình thu thập dữ liệu bị hạn chế là một khó khăn lớn đối với công việc nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực đòi hỏi tính thực tiễn, gần gũi với đời sống con người như du lịch. Bạn Vương Vĩnh Nam - Cựu sinh viên Khóa 23, thành viên của đội đạt giải Nhất trong hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Du lịch năm học 2020 - 2021 với đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng kết hợp homestay tại làng Chăm Châu Phong tỉnh An Giang chia sẻ: "Mình rất chia sẻ với một số nhóm chưa thể tiến hành khảo sát thực địa, tiếp cận cộng đồng trong thời gian COVID-19 vừa qua, việc các bạn có mặt tại hội thảo hôm nay và hoàn tất báo cáo của mình đã cho thấy phần nào sự nỗ lực, quyết tâm vượt lên khó khăn của các bạn trong quá trình học tập. Đối với các bạn may mắn hơn, có dịp tiếp cận cộng đồng trực tiếp. minh hi vọng, các bạn không đem tư tưởng bạn chỉ là một người sinh viên đi thực tế để lấy thông tin và kết thúc như kết thúc một môn học bình thường mà hơn thế, các bạn phải hóa thân vào 2 vai trò: là khách du lịch, và là người dân của cộng đồng để hiểu rõ đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu và thấm nhuần giá trị cốt lõi của du lịch cộng đồng."
Sau thời gian thảo luận, Hội đồng quyết định tăng thêm một giải nhất ngoài kế hoạch nhằm biểu dương tinh thần ham học hỏi, hết mình với nghiên cứu của sinh viên.
Giải Nhất:
Giải Nhất:
- Ảnh hướng của đánh giá trực tuyến trên Tripadvisor đến ý định lựa chọn TP. HCM của du khách.
- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng người Chăm An Giang
Giải Nhì:
- Nâng cao việc ứng dụng E-marketing trong quảng bá du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích
- Tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại các làng nghề của người Khmer tại xã Phú Tân, tỉnh Sóc Trăng
Giải Ba:
- Bản địa hóa các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực khách sạn – một nghiên cứu điển hình từ khu nghỉ dưỡng Four Seasons The Nam Hai, Hội An
- Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở vùng biển Côn Đảo
Giải Khuyến khích:
- Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Chăm Islam ở TP. HCM
- Giải pháp phát triển marketing thông qua mạng xã hội cho du lịch cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận
- Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Thuận
Tin: Hoài Anh
Hình ảnh: Nhật Huy