TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Khoa Công nghệ

K.MT CNSH 6I7A7106

GIỚI THIỆU

Khoa Công nghệ có tiền thân là Khoa Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (1995 - 2016), Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học (2016 - 2019), được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Đại học Văn Lang. Đến năm 1997, Khoa được chuyển giao chương trình đào tạo ngành Công nghệ và Quản lý Môi trường của Trường Đại học Wageningnen (Hà Lan). Bắt đầu từ giai đoạn này, Khoa liên tục gửi giảng viên đi học đúng chuyên ngành đào tạo tại các nước phát triển: Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,… Đến nay, lực lượng giảng viên của Khoa gồm 100% có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên, được đào tạo chuyên ngành tại nước ngoài, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành là phó giáo sư, tiến sĩ về Môi trường và Công nghệ Sinh học.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

BẬC ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

01. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

02. Ngành Công nghệ Sinh học

  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Sinh học

03. Ngành Thiết kế Xanh

  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Văn bằng: Kỹ sư Thiết kế Xanh

04. Ngành Công nghệ Sinh học Y dược

  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Sinh học Y dược

05. Ngành Quản trị Môi trường doanh nghiệp

  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Văn bằng: Cử nhân Quản trị Môi trường Doanh nghiệp

06. Ngành Công nghệ Thẩm mỹ

  • Thời gian đào tạo: 3.5 năm
  • Văn bằng: Cử nhân Công nghệ Thẩm mỹ


BẬC SAU ĐẠI HỌC

01. Ngành Kỹ thuật Môi trường (thạc sĩ)

02. Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (thạc sĩ)

03. Ngành Công nghệ Sinh học (thạc sĩ)

04. Ngành Khoa học Môi trường (Tiến sĩ)

 

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Song song với hoạt động đào tạo, Khoa Công nghệ chú trọng vào hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Trong 26 năm qua, tập thể giảng viên của Khoa đã thực hiện 79 đề tài nghiên cứu trong nước đã được nghiệm thu và ứng dụng và 37 đề tài nghiên cứu ngang tầm với các nước trong khu vực Châu Á và Châu Âu. Tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học đều bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của Việt Nam và kết quả của các nghiên cứu này không những đóng góp về mặt khoa học mà còn được áp dụng để giải quyết các vấn đề thực tế của thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long.

HỢP TÁC TRONG NƯỚC

Thực hiện tốt hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp/ cơ sở sử dụng nhân lực thông qua việc ký kết và triển khai các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác đào tạo, cụ thể như: Trung tâm ETM, Công ty TNHH Tư vấn Môi trường Văn Lang, Quỹ Bảo vệ Môi trường Tp. Hồ Chí Minh, Công ty Thoát nước Đô thị - Nhà máy Xử lý Nước thải Bình Hưng, Xí nghiệp Xử lý Chất thải Nam Bình Dương, Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, Khu Chế Xuất Tân Thuận, các trung tâm tư vấn, các công ty xử lý chất thải, các khu công nghiệp,… tạo điều kiện thuận lợi trong việc gởi sinh viên tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế, thực tập tốt nghiệp cũng như giới thiệu việc làm cho sinh viên.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Trong những năm qua, Khoa Công nghệ đã thực hiện được nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, tập huấn và nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Kytakyosu Nhật Bản, Viện Môi trường Nhật Bản, Công ty Hitachi Zosen và KK Satifactory International Nhật Bản, Viện Môi trường Hoàng Gia Melbourne Úc,... Một số dự án điển hình như:

  • Dự án “Nghiên cứu và Đào tạo cho Công nghiệp và Môi trường – Research and Education for Industry and Environment – REFINE”, từ năm 1997 – đến 2004 (2 giai đoạn) do chính phủ Hà Lan tài trợ, với sự tham gia của Trường Đại học Wageningen, Viện Nghiên cứu nhà và phát triển đô thị (IHS ), Trung tâm CENTEMA và Trường Đại học Văn Lang.
  • Dự án “Nghiên cứu Vùng Châu Á về Công nghệ và Quản lý Môi trường – Asian Regional Research Programme on Environmental Technology – ARRPET”, từ năm 1998 – 2007 (2 giai đoạn), do tổ chức SIDA với sự tham gia của các nước Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Malaysis, Indonesia, Bangladesh, Nepal, Philippines, Việt Nam có Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội và Trường Đại học Văn Lang.
  • Dự án nâng cao năng lực Quản lý chất thải rắn do 3 trường đại học gồm: Đại học Bauhaus, Weimar, Đức; Đại học Chulalongkorn, Thái Lan và Đại học Văn Lang, Việt Nam phối hợp thực hiện (dự án DAAD), từ năm 2004-2005.
  • Dự án “Nghiên cứu Tái sử dụng Chất thải sinh học cho các thành phố Đông Nam Á - Biowaste Reuse in South-East Asian Cities - BWRSEA), năm 2005 – 2006, do EU tài trợ với sự tham gia của 3 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan và Philipin) và 3 tổ chức Châu Âu (Đại học Wageningen – Hà Lan, Đại học Bauhaus – Đức, tổ chức WASTE – Hà Lan).
  • Dự án về Hỗ trợ cho Phát triển Môi trường đô thị bền vững - Integrated Support for a Sustainable Urban Environment - ISSUE II, năm 2007 – 2010, do tổ chức Châu Âu tài trợ và WASTE tổ chức, với sự tham gia của 19 tổ chức thuộc 16 quốc gia trên thế giới.
  • Dự án “Quản lý Chất thải rắn tổng hợp ở Châu Á - Integrated Sustainable Solid Waste Management In Asia- ISSOWAMA”, năm 2009 – 2011, do tổ chức Châu Âu tài trợ và WASTE tổ chức, với sự tham gia của Hà Lan, Đức và các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, Thái Lan, Vietnam, Cambodia, Indonesia, Philippine.
  • Dự án Characteristic of solid waste at Binh Dien Holesale maket and anaerobic digestion of organic waste of Binh Dien Holesale Market, do Hitachi Zosen (Nhật Bản) tài trợ năm 2014-2015.
  • Dự án Anaerobic digestion for organnic waste from the program of solid waste separation at sources at District 1 and Binh Thanh District, do Hitachi Zosen (Nhật Bản) tài trợ năm 2016 (Phối hợp với Trung tâm ETM).
  • Dự án Solid waste management toward zero waste city. Hợp tác với ĐH Thamarsat, Thái lan và Viện Môi trường, Thái Lan. Kinh phí được tài trợ bởi APA. Thời gian thực hiện: 2015-2017.
  • Dự án ENTIRE "Phát triển công nghiệp bền vững ở các đồng bằng của Việt Nam thông qua việc tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước trong công nghiệp - ENabling susTainable Industrial development in Vietnamese delta’s: REducing, recycling, and multi-sourcing industrial water", thuộc Chương trình Urbanising Deltas of the World Programme 2015 – 2nd Call for proposals, do the Netherlands Organization for Scientific Research (NWO).

Ngoài các dự án trên, Khoa còn hợp tác và thực hiện trao đổi học thuật với các Trường Đại học California Berkely (Mỹ) – năm 1998; Trường Đại học Bauhaus Weirma – (Đức) từ năm 1999 đến nay; Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) năm 1999-2001; Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourn (Royal Melborn Institute of Technology - RMIT (Úc) từ năm 1997 đến nay, Hiệp Hội Môi trường Mỹ Á (US AEP) năm 1999-2001, Đại học Công nghệ New Zealand, Anza College (Mỹ), chủ yếu là trao đổi cán bộ giảng dạy – sinh viên và tổ chức Hội thảo, Hội nghị.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trưởng khoa: PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh

Phó Trưởng khoa: TS. Nguyễn Hữu Hùng

Văn phòng khoa: Phòng 5.03 - Tòa nhà LV, Cơ sở chính, 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, P. 13, Bình Thạnh, TP. HCM

Điện thoại: 02871099246 hoặc Hotline: 096 8414918 (Gặp Cô Thư hoặc Cô Minh)

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: http://congnghe.vanlanguni.edu.vn

 


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag