Một trong những công nghệ đáng chú ý được nhắc nhiều trong cộng đồng quảng cáo trực tuyến hiện nay chính là quảng cáo tự động (programmatic ad)
Có khá nhiều kỹ thuật và công nghệ quảng cáo như kỹ thuật phễu, quảng cáo tự nhiên, ứng dụng bảo mật chuỗi khối (blockchain)... Tuy nhiên, một xu hướng công nghệ được quan tâm nhiều chính là hệ thống mua bán quảng cáo tự động.
Công nghệ Programmatic là gì?
Theo Urekamedia, phần lớn công đoạn xử lý để đăng quảng cáo là của máy móc, ít sự can thiệp của con người và sử dụng dữ liệu người dùng theo thời gian thực, nên về cơ bản để đơn giản hơn thì Programmatic là sử dụng máy móc để tự động đấu thầu, đặt chỗ hoặc mua quảng cáo.
Chi tiết hơn chúng ta có thể xem Programmatic như là 1 cách mua bán quảng cáo, trong đó bao gồm là sự kết hợp giữa khả năng tự động hóa của máy móc (automatic) và các phần mềm được lập trình sẵn (program).
Nó hoàn toàn khác với các cách mua bán quảng cáo cổ điển, truyền thống, các cách này thường liên quan đến các yêu cầu mua quảng cáo (RFPs) hoặc sử dụng phiếu yêu cầu đăng quảng cáo (insertion order) của người mua, những trao đổi, thương lượng giao dịch với sự can thiệp, xử lý hoàn toàn "thủ công" của con người.
Do đó, có thể nói Programmatic là cách gần như tối ưu để phân phối quảng cáo.
Bạn đang dùng programmatic ad mà không biết
Tại diễn đàn về truyền thông tiếp thị số AdDays, ông Đinh Lê Đạt, chuyên gia tiếp thị số, công ty ANTS giải thích: "Programmatic ad là quảng cáo tự động, cho phép hiển thị theo đúng đối tượng hay quan tâm. Đây là phương thức và công cụ để doanh nghiệp hướng tới khách hàng tiềm năng của mình."
Ông cho biết trong năm 2017 ước tính quảng cáo tự động chiếm 32 tỉ USD trong tổng chi 200 tỉ USD cho quảng cáo trực tuyến toàn cầu. Ở Mỹ, cách đây 5 năm (giai đoạn 2011-2017), doanh thu từ quảng cáo không hướng đối tượng (chỉ bán số lần hiển thị và các vị trí hiển thị) chiếm 76%; nhưng đến nay con số này đã giảm chỉ còn 17%.
Ông Đạt cũng chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp Việt Nam đang dùng dịch vụ của Google hay Facebook thì đó chính là programmatic ad.
Để tham gia tốt lĩnh vực này, doanh nghiệp cần có, "thứ nhất, người rất giỏi về huấn luyện (cho phần mềm mua bán quảng cáo tự động) và dữ liệu; tiếp theo là công nghệ tự động, tối ưu hóa và tự động hóa và phải biết tận dụng dữ liệu. Theo ông Đạt, chi phí chạy quảng cáo phụ thuộc vào các yếu tố trên (con người, công nghệ, dữ liệu).
Đã có khá nhiều quan tâm về tương lai của nghề quảng cáo, khi programmatic ad ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence, viết tắt A.I) và máy học (machine learning). Điều sẽ xảy ra khi công ty quảng cáo nào cũng sở hữu một hệ thống A.I để mua bán quảng cáo tự động.
Các marketer sẽ được làm những công việc gì? Theo ông Đạt, từ truyền thông tiếp thị truyền thống cho đến tiếp thị số, con người luôn giữ vai trò sáng tạo. A.I cũng do con người dạy ra. Vậy con người sẽ cạnh tranh về cách thức huấn luyện các "con A.I".
Năm 2017 ước tính quảng cáo tự động chiếm 32 tỉ USD trong tổng chi 200 tỉ USD cho quảng cáo trực tuyến toàn cầu.
Chẳng hạn, nếu xem Facebook là một hệ thống A.I và doanh nghiệp nào cũng có thể khai thác nền tảng này thì sự khác biệt nằm ở: cách thức xác định tập hợp đối tượng khách hàng cần quảng cáo, thông điệp quảng cáo hiển thị trên banner cũng như cách tương tác với từng đối tượng vào từng thời điểm.
Các doanh nghiệp truyền thống, nếu không nhanh chóng áp dụng digital marketing, sẽ nhanh chóng bị bỏ lại đằng sau.
Thị trường tiếp thị số Việt Nam sẽ phát triển không ngừng
Trong nhiều năm qua, ngành truyền thông tiếp thị số chuyên nghiệp đã phát triển mạnh tại các quốc gia thuộc Âu Châu và Bắc Mỹ. Đa số các nguồn lực và nhân tài trong ngành tiếp thị số của Việt Nam đều tập trung cho thị trường quốc tế, thay vì dành để phát triển thị trường bản địa.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong tổng dân số 94 triệu của Việt thức tiếp thị giúp tăng doanh số. Một con số mơ ước là đến 2025, doanh số thương mại Nam: 31% đã đô thị hóa; 50 triệu người dùng Internet, 46 triệu người dùng mạng xã hội, 124 triệu thuê bao di động và 41 triệu người sử dụng mạng xã hội di động.
Đây là cơ sở để mà ngành tiếp thị số phát triển không ngừng. Ông Nguyễn Ngọc Dũng – phó chủ tịch VECOM nhận định: "Thương mại điện tử luôn luôn đồng hành cùng các công cụ quảng cáo và hình thức tiếp thị giúp tăng doanh số. Một con số mơ ước là đến 2025, doanh số thương mại điện tử của Việt Nam đạt 7,5 tỉ USD."
TƯỞNG PHI QUÂN (THEO TUỔI TRẺ)