"Sisu" gắn với người Phần Lan như chính thân thể của họ, chính vì vậy không ít những thương hiệu hàng hóa lại có tên này như nhắc nhở họ phải luôn mạnh mẽ và vững vàng.
Trong thâm tâm người Phần Lan, cụm từ “sisu” mang một ý nghĩa huyền bí, kì diệu mà tới chính họ nhiều khi còn không hiểu. “Sisu” không phải là một cụm từ đơn thuần, hơn hết đó là nguồn năng lượng, nguồn khích lệ con người mỗi lúc khó khăn.
Thế giới phá vỡ mọi người và sau đó rất nhiều người đã trở nên mạnh mẽ ở những nơi đổ nát.
“Sisu” (phát âm: see’-soo) là sức mạnh của ý chí, là quyết tâm, sự kiên trì và trên hết, là khả năng chữa lành. Cụm từ này được ví như xương sống của dân tộc Phần Lan, là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp họ chống lại những nghịch cảnh. Mỗi khi từ “sisu” được phát âm ra là họ cảm thấy như được truyền cảm hứng cũng như năng lượng sống mỗi ngày.
Ngay cả với người Phần Lan, nguồn gốc của cụm từ này cũng rất đặc biệt. Người ta có thể nhìn thấy “sisu” ở khắp mọi nơi, từ một thương hiệu xe trong nước có tiếng hiệu SISU, những chiếc xe tải bọc thép, tàu phá băng MS SISU đến thương hiệu kẹo làm dịu cơn ho với hương vị khó quên. Trong một lần leo núi vào những năm 90, nhà thám hiểm Veikka Gustafsson đã đặt tên cho một ngọn núi ở châu Nam Cực là SISU. Vậy mới thấy, “sisu” luôn hiện diện trong tâm trí người Phần Lan và trở thành niềm tự hào khôn xiết của họ. “Sisu” được coi là triết lý của cuộc sống, là quan niệm tâm linh hằng ngày.
“Sisu” không có nghĩa nhưng lại có nguồn gốc rõ ràng
Ngày 30 tháng 11 năm 1939, ba tháng sau khi Thế chiến II bắt đầu, Liên Xô tuyên chiến với Phần Lan. Cuộc xung đột giữa hai nước trở thành một trong những trận đánh đáng ngưỡng mộ nhất trong lịch sử vì chỉ trong 105 ngày chiến đấu, Liên Xô thua trận. Số quân lính yếu ớt của Phần Lan phải đối mặt với 2,5 triệu người đàn ông dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì Hồng quân Liên Xô cùng với những vũ khí tối tân nhất.
Dường như theo mọi tiên đoán, Phần Lan sẽ nhanh chóng trở thành một vùng đất chỉ còn khói lửa và tro bụi nhưng người Xô Viết lại quên một điều rằng những người Phần Lan có một tinh thần quả cảm. Và cũng chính thời điểm đó, từ “sisu” ra đời giữa những người lính Phần Lan khắc khổ, đó là nguồn khích lệ động viên tinh thần họ cũng như giúp họ tập trung ý chí chiến đấu.
“Sisu” giống như một thuật ngữ để lưu giữ lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm không đầu hàng của những người lính Phần Lan. Những bất an hay lo lắng đều biến mất mỗi khi từ “sisu” được phát ra để động vên tinh thần mọi người. Theo lịch sử, nhiều lính Xô Viết bị lạc đường do mùa đông ở Phần Lan có phần khắc nghiệt và rừng cây rậm rạp khó định hướng. Một phần do thời tiết và địa hình hiểm trở nhưng theo nghiên cứu của các nhà sử học, những người lính và người dân Phần Lan chia thành từng nhóm tấn công nhỏ gây ra những cơn hoảng loạn khủng khiếp cho quân đội Liên Xô. Chính vì vậy, cuộc xung đột này còn có tên là “tinh thần mùa đông Phần Lan” hay “sisu”.
5 yếu tố làm nên tinh thần "sisu"
Tuy nhiên, “sisu” cũng được là một biểu tượng để giúp con người ta vượt lên những khoảnh khắc khó khăn. Theo người Phần Lan, có tới năm yếu tố quyết định giúp họ vượt qua những khoảnh khắc không đáng mong chờ ấy và cũng chính những lúc như vậy, tâm lý, động lực và sự phát triển cá nhân tạo thành một tổng thể chiến lược giúp họ học tập và làm việc hiệu quả hơn.
- Biết quản lý stress đúng cách
Mỗi giây phút khó khăn lại đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe và tiếp thu tất cả xung quanh ta. Muốn sử dụng tất cả nguồn lực cá nhân để đối mặt với khó khăn thách thức, chúng ta phải biết kiểm soát stress một cách đúng đắn. Hơn nữa, chúng ta không được quên rằng nếu stress là cơ chế giúp chúng ta tập trung mọi nỗ lực vào một tình huống khó khăn thì trước hết chính bản thân ta phải kiểm soát và hành động đúng đắn để phục vụ bản thân tốt hơn.
- Kiên trì
Kiên trì luôn len lỏi vào khả năng suy nghĩ, sáng tạo và quyết định của mỗi người. Những người thật sự kiên trì và bền chí sẽ tập trung được hết năng lượng và trí óc vào những gì quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất.
- Trung thực
“Sisu” không phải là một thuật ngữ có thể tiêm sức mạnh và lòng dũng cảm vào người Phần Lan một cách tùy tiện. Nó thực sự thúc đẩy ta phải liên tục hành động với giá trị thực của chính mình, phải trung thực với những gì tổ tiên cha ông đã làm, phải trung thực với những nguyên tắc và nhu cầu được đề ra.
- Khả năng đứng dậy sau vấp ngã
Khi những người lính Phần Lan giành chiến thắng trước những người lính Xô Viết, họ không chỉ tự hào về chiến thắng của mình, về việc đã đánh bại một kẻ thù rất mạnh mà còn tự hào vầ ý chí và sức mạnh của đồng đội mình. Trong 105 ngày chiến đấu là những ngày mà họ cảm nhận được ý chí từ “sisu”. Cuộc xung đột này là một bài học về khả năng đứng dậy sau vấp ngã bởi lẽ điều quan trọng nhất để chiến thắng trong một tình huống khó khăn, để tồn tại được đó là dám đứng dậy, bước ra mạnh mẽ hơn và giữ vững được tinh thần sống còn.
- Biết sửa lại lý tưởng và mục tiêu
Ai cũng có một vài lý tưởng sống hay những mục tiêu đặt ra trên trời đôi khi khiến ta lầm đường lạc lối. Vì vậy, trong những khoảnh khắc lâm vào hoàn cảnh khó khăn, sẽ chẳng có gì khó khăn nếu chính ta chỉnh lại la bàn bản thân, quay về hướng bắc đi thẳng tới nơi thực sự có sức mạnh, giá trị và bản sắc của bản thân.
Kết luận
“Sisu” giống như thước đo tâm lí và cũng là liều thuốc chữa lành bệnh tốt nhất của người Phần Lan. Trên hết, chúng ta phải hiểu được chúng ta có thể vượt qua bất kì một thử thách nào với chính năng lực của bản thân. Chúng ta xứng đáng được hạnh phúc nhưng hạnh phúc không phải là thứ xuất hiện hay biến mất mỗi ngày mà là điều mà ta cần phải chinh phục và chiến đấu hằng ngày để đạt được.
Ninh Linh (Theo Tri thức trẻ)