Trong thời đại kết nối mọi thứ, trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ giúp khai thác hiệu quả dữ liệu lớn (Big Data) để cá nhân hóa những trải nghiệm dịch vụ, và tận dụng tốt hơn thời gian cũng như sự quan tâm của mọi người.
Big Data: Nhiên liệu hoàn hảo cho AI
Thế giới đang chứng kiến những biến chuyển to lớn trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp nhờ vào AI cũng như mạng lưới kết nối rộng khắp. Trong tương lai gần, các phương tiện di chuyển được kết nối vào mạng lưới thông tin toàn cầu sẽ cho người dùng biết chính xác khi nào họ cần đưa xe đến garage để bảo trì. Con người cũng sẽ sớm được chứng kiến các máy móc và thiết bị có thể tự sửa chữa và vận hành tại các nhà máy và các trung tâm dữ liệu thông qua dịch vụ kỹ thuật số.
Để làm được điều này, điều cần thiết trước mắt là phải tìm lời giải cho khối lượng dữ liệu thu thập được bởi các thiết bị Internet of Things (IoT) trên thế giới và tiếp tục gia tăng theo cấp số nhân. Theo ước tính, cho đến năm 2020, sẽ có tổng cộng 30 tỷ thiết bị được kết nối Internet (theo báo cáo của IHS, tháng 3 năm 2016). Bài toán đặt ra là phải tìm cách để chuyển đổi khối lượng dữ liệu lớn đã thu thập được thành giá trị hữu hình. Và AI chính là lời giải đáp hoàn hảo.
Big data là nhiên liệu hoàn hảo để AI có thể phát huy sức mạnh vượt trội của nó. AI giúp phân tích bức tranh dữ liệu và tìm ra ý nghĩa đằng sau thông qua machine learning (như trong việc dự báo để duy trì trạng thái), augmented reality (thực tế tăng cường - phân tích dữ liệu trong bối cảnh), và deep learning (công nghệ mô phỏng khả năng học hỏi của não bộ con người).
4 ưu điểm vượt trội của AI
Theo các chuyên gia, AI có những ưu điểm khó chối bỏ: sự linh hoạt, tốc độ, tính tự động hoá và khả năng cải tiến siêu việt
Sự giao thoa giữa AI và IoT cũng tạo nên những đột phá quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện nay khi:
- Mở các giới hạn mới để đánh giá và kiểm chứng các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm cùng mô hình doanh thu của chúng.
- Tái định nghĩa quá trình tương tác giữa con người và máy móc ở một mức độ hoàn toàn mới.
- Tạo ra các hệ thống có khả năng học hỏi từ chính những dữ liệu mà chúng xử lý.
Lấy ví dụ đơn giản hơn, các công trình xây dựng ngày nay đã được kết nối vô cùng mạnh mẽ, và việc thu thập dữ liệu từ chúng chưa bao giờ dễ dàng hơn - nhưng số dữ liệu này sẽ không tạo nên sự thay đổi nào nếu chúng được giữ nguyên.
Cách tốt nhất để biến dữ liệu đó có giá trị chính là sử dụng AI cùng với công nghệ deep learning cho phép các doanh nghiệp tránh được những hạn chế phương pháp thống kê truyền thống để tiếp cận vấn đề một cách tức thời và dễ dàng.
AI có thể giúp cung cấp giải pháp hỗ trợ cho người dùng tại chỗ, tức thì và chủ động. Thông thường, nếu một bảng điện gặp trục trặc, người sử dụng sẽ cần phát hiện hoặc tiên đoán vấn đề sau đó nhờ đến sự trợ giúp của kỹ thuật viên để tiến hành sửa chữa sau một thời gian.
Với các ứng dụng AI, kỹ thuật viên có thể kết nối để hỗ trợ tức thời ngay khi có sự cố. Sau đó, hệ thống hỗ trợ khách hàng sẽ tự động đối chiếu dữ liệu hệ thống thực với dữ liệu được ghi nhận từ các trường hợp tương tự để tìm ra giải pháp tốt nhất. Đây được xem là là sự giao thoa giữa dữ liệu thời gian thực, có cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc trong cơ sở dữ liệu chăm sóc khách hàng để mang đến trải nghiệm thân thiện nhất cho người dùng.
Ứng dụng đào tạo thực tế ảo (VR) ngày nay còn có thể xoá bỏ khoảng cách giữa các nhóm lao động có kinh nghiệm nhưng đã nghỉ hưu trong các ngành công nghiệp có chi phí đầu tư cao. VR cung cấp nguồn lực mới cho các doanh nghiệp này bằng một lực lượng lao động lành nghề cũng như nâng cấp việc đào tạo đa phương tiện. Quan trọng hơn, VR còn giúp cải thiện việc ứng phó với các kịch bản xấu nhất có thể xảy đến mà không thể diễn tập trong thực tế.
Trí thông minh nhân tạo (AI) đã thay đổi diện mạo và phát triển IoT lên một tầm cao mới, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đón nhận ba xu thế chủ chốt - đô thị hoá, công nghiệp hóa và số hóa.
Điều này đòi hỏi sản xuất nhiều hơn nhưng tiêu tốn ít nguồn lực và năng lượng hơn. Có rất nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu ứng dụng AI vào quá trình sản xuất, trong số đó, giữ vị thế tiên phong trên thị trường, Schneider Electric, đã sử dụng công nghệ AI để chuyển dữ liệu lớn thành những phát kiến có thể áp dụng ngay vào quá trình vận hành.
Kiến trúc mở EcoStruxure ™ được IoT hỗ trợ, chính là "phương tiện" để thực hiện được điều này khi kết hợp toàn bộ công nghệ quản lý năng lượng, tự động hoá, kết nối và phần mềm. Nhờ đó, các khách hàng của Schneider Electric có thể duy trì và tự tạo nên những lợi thế cạnh tranh riêng biệt trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày nay.
Doãn Phong (Theo Vietnamnet)