TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Workshop "Quy trình làm việc theo Agile - Scrum" cho sinh viên Công nghệ Thông tin

(VLU, 27/9/2021) Ngày 25/9/2021, Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Văn Lang đã kết hợp cùng Công ty DEK Technologies tổ chức Workshop "Quy trình làm việc theo Agile - Scrum" với sự tham dự của diễn giả Lê Văn Thống - Developer & Scrum Master của DEK, thầy cô và hơn 170 sinh viên ngành Công nghệ thông tin.

Khai mạc hội thảo bằng những chia sẻ mang tính định hướng, ThS. Bùi Minh Phụng – Phó Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Văn Lang nhấn mạnh: “Làm phần mềm không chỉ là lập trình, code hay test mà các bạn còn cần phải hiểu các quy trình về quản lý dự án. Trong quá trình học, Khoa đã có môn học tương tự để sinh viên nắm chắc về mặt lý thuyết, tuy nhiên trong buổi hội thảo hôm nay, được tiếp xúc những người có trải nghiệm thực tế, Khoa tin rằng các bạn sẽ có cho mình những chia sẻ rõ ràng và cụ thể hơn về ngành học”. 

vlu cntt quy trinh lam vien agile scrum aHội thảo bắt đầu với sự tham gia của 170 sinh viên viên với diễn giả Lê Văn Thống - Developer và Scrum Master Công ty DEK

Trong khuôn khổ Workshop, ông Lê Văn Thống - Developer và Scrum Master Công ty DEK Technologies đã giúp sinh viên ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học Văn Lang hiểu hơn về khái niệm "Scrum", "Agile" hay "Scrum Master" đang dần phổ biến trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Đồng thời, anh cũng phân tích thêm về quy trình Agile - Scrum cũng như điểm khác biệt giữa quy trình Waterfall và Scrum khi áp dụng vào thực tiễn thông qua các chuyên mục cụ thể:

  • Thực trạng áp dụng Agile, Scrum trên thế giới và ở Việt Nam
  • Những nguyên lý cơ bản và sự ra đời của Scrum Framework
  • Khái niệm Scrum và các vai trò của sự kiện trong Scrum
  • Lợi ích khi áp dụng Scrum trong phát triển sản phẩm

Mô hình thác nước (Waterfall) chia việc phát triển phần mềm thành các giai đoạn tuần tự. Mỗi giai đoạn được thiết kế để thực hiện một hoạt động cụ thể và phải được hoàn thành trước khi giai đoạn tiếp theo có thể bắt đầu mà không có sự chồng chéo giữa các giai đoạn. Tuy nhiên, theo báo cáo CHAOS năm 1994 về Kết quả các dự án làm theo mô hình Waterfall, gần 84% dự án được mô tả là thất bại một phần hoặc hoàn toàn, chỉ có khoảng 16% tổng số dự án được phân loại là thành công.

Mô hình waterfall khó giải quyết được các vấn đề phức tạp và biến động trong phát triển sản phẩm phần mềm. Chính điều này đã tạo tiền đề cho Scrum - Khung làm việc đơn giản tạo ra giá trị thông qua giải pháp có tính thích nghi cao phát triển. Được giới thiệu vào năm 1970, Agile là bộ công cụ thực hành nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong đó Scrum, Lean (mô hình khởi nghiệp tinh gọn) là các công cụ triển khai tư duy và triết lý Agile.

vlu cntt quy trinh lam vien agile scrum bSố liệu về thực trạng áp dụng Agile trong năm 2020.

Tại buổi hội thảo, diễn giả cũng đưa ra lời khuyên cho sinh viên đang trong quá trình tìm hiểu và sẽ trở thành một Scrum Master - một chức danh mới chỉ xuất hiện kể từ khi Scrum được giới thiệu và áp dụng trong lĩnh vực phần mềm. Scrum Master giúp xây dựng các nhóm tự tổ chức và hiệu suất cao. Do đó, việc lựa chọn Scrum Master phù hợp có vai trò rất quan trọng. Trong bất kỳ tình huống nào, người được chọn phải là người hiểu rõ Scrum, Agile và mong muốn phát triển nghề nghiệp theo hướng Scrum Master. Mỗi tổ chức có thể các những quy trình riêng, tuy nhiên vị trí Scrum Master không nên trao quyền quyết định hoàn toàn cho nhóm phát triển hay Product Owner.

vlu cntt quy trinh lam vien agile scrum dHệ thống kỹ năng và tính cách cần thiết dành cho một Scrum Master

Diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và chịu trách nhiệm đối với nhóm Scrum, với Product Owner và đối với tổ chức. Theo đó, muốn xây dựng một nền tảng quản lý vững chắc, một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất, chính là xây dựng hệ thống kỹ năng và tính cách. 

Nói về trách nhiệm của một Product Owner - Vị trí được nhiều sinh viên quan tâm, ông Thống chia sẻ: “Trách nhiệm chính của Product Owner là quản lý Product Backlog, người làm việc phải truyền đạt rõ ràng về Product Goals; tạo ra và truyền đạt hiệu quả các hạng mục trong Product Backlog; sắp xếp các hạng mục Product Backlog và đảm bảo về tính minh bạch”. Ngoài ra, Product Owner còn phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý tiến độ phát triển dự án, quản lý Stakeholders; tối ưu hóa lợi nhuận/ vốn đầu tư (ROI) và tìm hiểu, phân tích kỹ về sản phẩm.

Kết thúc phần chia sẻ, ban tổ chức cũng nhận được nhiều câu hỏi qua link đăng ký trực tiếp từ sinh viên, hầu hết các câu hỏi đều bám sâu vào chủ để, thể hiện sự quan tâm và mong muốn được thử sức của các bạn trẻ đối với chủ đề mới. Trong tương lai, Khoa Công nghệ Thông tin sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, cập nhật kiến thức chuyên môn và tạo điều kiện cho sinh viên được kết nối cùng các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực IT.

Huỳnh Phương Anh


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag