TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

GS. Alisa Freedman và buổi trò chuyện thú vị với sinh viên ngành Văn học ứng dụng

(P. Tuyển sinhVăn Lang, 05/11/2018) – Sáng 01/11/2018, tại Cơ sở 3 của Trường Đại học Văn Lang, sinh viên ngành Văn học ứng dụng đã có buổi giao lưu với GS. Alisa Freedman (Trường Đại học Oregon, Mỹ) về chủ đề “Emoji và culture literacy” (biểu tượng cảm xúc và ký hiệu văn hóa).

Giáo sư Alisa Freedman hiện đang giảng dạy Văn học tại Trường Đại học Oregon (Mỹ), là chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản. Giáo sư Alisa Freedman đã chia sẻ với sinh viên ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang nhiều thông tin thú vị về ý nghĩa của các emoji (biểu tượng cảm xúc) trong đời sống văn hóa của người Nhật, vai trò của emoji trong mối tương tác toàn cầu, cùng những khám phá về hoạt động sáng tác văn học trên thế giới khi sử dụng emoji.

DH Van lang lich alisafreedman 1Buổi giao lưu với Giáo sư Alisa Freedman có sự tham gia của TS. Hồ Quốc Hùng – Phó trưởng Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang, sinh viên năm nhất, năm hai ngành Văn học ứng dụng.

“Emoji và Culture literacy

Culture literacy là khái niệm biểu đạt khả năng đọc, hiểu các ký hiệu văn bản trong xã hội - một khái niệm đang ngày càng tỏ ra quan trọng, bởi con người hiện đại không chỉ tiếp xúc với nền văn hóa của mình mà còn tiếp xúc với những nền văn hóa khác. Với sinh viên ngành Văn học, chỉ khi hiểu về văn hóa, các bạn mới có thể có thể giải mã hiện tượng văn học của mỗi quốc gia. Với ý nghĩa này, Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội & Nhân văn tổ chức buổi giao lưu cho sinh viên ngành Văn học ứng dụng với Giáo sư Alisa Freedman  - một chuyên gia về biểu tượng cảm xúc.

Emoji là những biểu tượng cảm xúc được sử dụng phổ biến trên điện thoại di động và trên mạng xã hội để trao đổi thông tin, biểu đạt thái độ, cảm xúc của người dùng. Từ một sáng tạo của người Nhật tạo ra năm 1999, với 719 biểu tượng đầu tiên, sau đó emoji lan rộng ra toàn thế giới, đặc biệt phát triển ở Mỹ. Emoji dần dần trở thành “ngôn ngữ” toàn cầu vì khi nhìn vào các biểu tượng, mọi người đều có thể hiểu ý nghĩa của chúng... Giáo sư Alisa Freedman chia sẻ những thông tin cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển emoji trong sự lắng nghe chăm chú của thầy và trò Văn Lang.

Phần lớn thời gian buổi giao lưu, Giáo sư Alisa Freedman dành để giới thiệu cho sinh viên các emoji được sử dụng phổ biến hằng ngày, cung cấp kiến thức về văn hóa Nhật Bản thông qua giải nghĩa các emoji. Đồng thời bà cũng chia sẻ nhiều thông tin thú vị về sự “lệch pha” trong cách hiểu nghĩa của các emoji ở hai quốc gia Mỹ - Nhật Bản, hai đất nước mà bà đã nghiên cứu và am tường nhất.

Những tác phẩm đầu tiên được sáng tác bằng các emoji

Trong kỷ nguyên số hiện nay, emoji chính là cách để con người thích nghi với hình thức tương tác mới của công nghệ thông tin, một "con đường" mới để biểu đạt ý tưởng. Văn học - một hình thức biểu đạt ngôn ngữ - sẽ thế nào trong kỷ nguyên này? Ngày nay, nếu chỉ sử dụng ngôn ngữ để sáng tác thì có đơn điệu không? Và cái gì tạo nên văn học? Là sinh viên ngành Văn, em có thường xuyên sáng tác không? Có thể sử dụng emoji để sáng tác văn học không?

Sau những câu hỏi gợi mở, GS. Alisa Freedman giới thiệu với sinh viên những tác phẩm văn học đầu tiên sử dụng emoji ở Nhật và ở Mỹ. Những tác phẩm này đã mở ra xu hướng sáng tác mới của văn học trên thế giới, đem đến góc nhìn mới về hoạt động sáng tác văn học.

DH Van lang lich alisafreedman 2“ttyl” là tác phẩm văn học đầu tiên được viết hoàn toàn bằng emoji, tác giả Lauren Myracle, Mỹ, xuất bản năm 2004. (bên trái)
Tác phẩm “Train Man” của tác giả Densha Otoko, xuất bản năm 2005. (bên phải)

DH Van lang lich alisafreedman 3“Rừng Na Uy” - tiểu thuyết của nhà văn Murakami Haruki được dịch bằng các biểu tượng cảm xúc emojji (bên trái).
“Romeo và Juliet” - vở kịch kinh điển của William Shakespeare được dịch bằng các emoji (bên phải).

Giáo sư Alisa Freedman cũng chia sẻ với thầy và trò Văn Lang về hoạt động dạy và học văn của mình tại Mỹ: cho sinh viên sử dụng emoji để sáng tác và tổ chức các cuộc thi dịch tác phẩm văn học. Bà cho biết thêm, khi sử dụng các emoji, sinh viên phải làm việc nhiều hơn, nhưng các em đều thấy hào hứng hơn.

Đã có từ điển về emoji?

Bài giảng của Giáo sư Alisa Freedman thật sự lôi cuốn sinh viên. Các em hào hứng với bài giảng, chăm chú theo dõi, ghi chép cẩn thận.

DH Van lang lich alisafreedman 4“Đã có từ điển về emoji chưa ạ?" -  Vũ Thành An, sinh viên năm nhất ngành Văn học ứng dụng Văn Lang đặt câu cho GS. Alisa Freedman. Rất bất ngờ trước cách đặt vấn đề thú vị của Thành An, giáo sư cho biết hiện tại chưa có cuốn từ điển về emoji, và gợi ý một số trang web sinh viêncó thể truy cập để tìm hiểu thông tin về emoji.

TS. Hồ Quốc Hùng và GS. Alisa Freedman cùng trao đổi về câu chuyện Emoji trở thành hiện tượng toàn cầu – một dạng văn hóa truyền thông đại chúng, và xu hướng phát triển của nó cũng như các biện pháp để các quốc gia có thể hiểu như nhau về các biểu tượng emoji.

DH Van lang lich alisafreedman 5TS. Hồ Quốc Hùng bày tỏ sự cám ơn chân thành đối với phần chia sẻ của Giáo sư Alisa Freedman vì những thông tin rất thú vị và bổ ích đối với sinh viên. Những gợi ý của Giáo sư Alisa Freedman buổi học hôm nay đã gợi cho Khoa nhiều hoạt động trong thời gian sắp tới cho các em sinh viên ngành Văn học ứng dụng.

Từ đầu năm đến nay, với riêng sinh viên ngành Văn học ứng dụng, các bạn đã được tham gia 3 hoạt động giao lưu, kiến tập. Buổi giao lưu với Giáo sư Alisa Freedman diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng đã cung cấp cho sinh viên nhiều thông tin bổ ích. Các thầy cô ngành Văn học ứng dụng mong muốn rằng, qua những hoạt động giao lưu như thế, sinh viên sẽ thu nhận về cho mình những kiến thức chuyên ngành bổ ích; đồng thời, khơi gợi ở các bạn tinh thần học hỏi để có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Nguyễn Liên

 - - - - - - - - - - - - 
Xem thêm:


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag