(P. TS&TT – Văn Lang, 05/3/2019) – Ngày 17 – 25/02/2019, đoàn giảng viên, học viên cao học và sinh viên Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Thammasat (Thái Lan).
Ngày 17 – 25/02/2019, Đoàn chuyên gia nghiên cứu bao gồm các giảng viên, học viên và sinh viên của Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc với Giáo sư Sandhya Babel – Trưởng nhóm Dự án cùng các nghiên cứu sinh, sinh viên viện SIIT, Trường Đại học Thammasat, Thái Lan.
Ảnh: Đoàn chuyên gia Trường Đại học Văn Lang gồm 04 thành viên: TS. Nguyễn Thị Phương Loan - Giảng viên, ThS. Phan Nguyễn Nguyệt Minh - Nhân viên, Đặng Nguyễn Thế Anh - Học viên cao học, Lê Minh Lộc - Sinh viên năm tư ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.
Không thể phủ nhận nhựa là một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại vảo năm 1907. Tuy nhiên, sau hơn 100 năm xuất hiện, nhựa phế thải đang trở thành mối nguy hại lớn nhất, với những hậu quả khủng khiếp đối với môi trường, hệ sinh thái và hơn hết là sức khỏe con người.
Ảnh: Rác thải (nhựa chiếm phần không nhỏ) trên sông Chao Phraya, Thái Lan.
Dự án “Investigations on microplastics Pollution in Aquatic Environment in Selected Developing Countries from Southeast Asia” nhằm nghiên cứu ô nhiễm microplastics (các hạt nhựa nhỏ có kích thước dưới 5 mm) trong môi trường nước ở các nước phát triển khu vực Đông Nam Á, gồm các quốc gia: Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Các chuyên gia Môi trường của Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang là các thành viên đại diện Việt Nam tham gia nghiên cứu.
Dự án này sẽ giúp tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm microplastics bao gồm cả định lượng và định tính ở sông Chao Phraya (Thái Lan), sông Sài Gòn (Việt Nam) và sông Citarum (Indonesia). Trong thời gian ngắn nghiên cứu thực tế tại Thái Lan, đoàn giảng viên, học viên cao học và sinh viên khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học lấy mẫu bùn trên sông Chao Phraya và phân tích mẫu tại Phòng Thí nghiệm – Viện SIIT, Trường Đại học Thammasat (Thái Lan).
Các chuyên gia lấy mẫu nước mặt trên sông Chao Phraya.
Phòng thí nghiệm hiện đại, đẹp, tiện nghi tại Viện SIIT, Trường Đại học Thammasat.
Môi trường học tập này là mô hình đáng học tập cho Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang.
Sau giờ làm việc, thầy trò Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang được đến thăm thư viện, phòng học của viện SIIT, Trường Đại học Thammasat – nơi để các sinh viên, học viên học tập, trau dồi kiến thức và thực hiện các hoạt động học thuật.
Phòng học và thư viện hiện đại tại Trường Đại học Thammasat, Thái Lan.
Tháng 2/2019, Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngày 23/02/2019, Ban chủ nhiệm Khoa đã gặp gỡ GS. Toru Watanabe - Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Yamagata (Nhật Bản\) trao đổi về chương trình đào tạo nhằm hợp tác trong lĩnh vực trao đổi sinh viên giữa hai Khoa. Sáng ngày 25/02, TS. Lê Thị Kim Oanh – Trưởng Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học tiếp đoàn chuyên gia Trường La Trobe University (Australia). Nổi bật nhất, chuyến tập huấn của đoàn chuyên gia tại Trường Đại học Thammasat (Thái Lan) khởi đầu trong Dự án “Investigations on Microplastics Pollution in Aquatic Environment in Selected Developing Countries from Southeast Asia”, nối tiếp những công trình nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế của Khoa mang ý nghĩa tích cực vì cộng đồng.
Phan Nguyễn Nguyệt Minh