Ngày 14/6/2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép cho phép Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh và đào tạo ngành Luật (mã ngành 7380101) Quyết định số 1664/QĐ-BGDĐT, nâng tổng số ngành đào tạo bậc đại học chính quy của Trường lên 32 ngành.
Câu chuyện của ngành học thứ 32 tại Văn Lang
Gọi là ngành học mới nhất tại Trường Đại học Văn Lang, nhưng qua tìm hiểu, Văn Lang đã được phép đào tạo ngành Luật học (mã số 10.07.10) theo văn bản số 2776/KHTC ngày 28/4/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo từ năm 1995. Trường đã đào tạo được 3 khóa, với 744 Cử nhân Luật học tốt nghiệp. Năm 1998, theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các ngành luật và sư phạm tập trung về các trường chuyên biệt đào tạo; Văn Lang tạm ngưng tuyển sinh.
Hiện nay, theo Dự báo của Trung tâm Dự báo phát triển Nguồn nhân lực TP. HCM, riêng với ngành Luật, đến năm 2025, Việt Nam cần 13.000 Luật sư, 2.300 Thẩm phán, 2.000 Công chứng viên, 3.000 Chấp hành viên, 300 Thẩm tra viên thi hành án dân sự và Thừa phát lại... Trong khi đó, Việt Nam hiện có khoảng 25 cơ sở giáo dục đào tạo cử nhân Luật, mỗi năm chỉ có khoảng 3.500 - 4.000 cử nhân Luật hệ Chính quy tốt nghiệp.
Nhu cầu nhân lực của xã hội tiệm cận nhu cầu học tập của học sinh. Năm 2017, Trường Đại học Văn Lang được phép mở ngành Luật Kinh tế (mã ngành: 7380107), tuyển sinh thành công 2 khóa. Kinh nghiệm đào tạo tạo tiền đề cho Văn Lang mở thêm ngành Luật, với hai chuyên ngành: Luật Dân sự và Luật Hình sự. Ví von một cách hình tượng, một ngành học trong lịch sử Văn Lang nay đang được “hồi sinh” trong thời kỳ mới, với nhiều tiềm năng phát triển và cả sự hào hứng trông đợi của những thế hệ đã biết đến tên tuổi ngành Luật Văn Lang năm xưa.
Đào tạo Cử nhân Luật gắn lý luận với thực tiễn
Văn Lang nổi tiếng là trường đại học đa ngành theo định hướng ứng dụng, các ngành học có tính chất nghiên cứu đều được tăng cường hàm lượng “thực tế” trong chương trình học. Ngành Luật cũng không nằm ngoài triết lý đào tạo chung của Trường.
Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Trường Đại học Văn Lang được xây dựng trên cơ sở tiếp thu thành quả của giáo dục đại học tiên tiến thế giới, kết hợp với đặc thù của giáo dục Việt Nam. Lộ trình đào tạo tham khảo từ chương trình chuyên ngành Luật của các trường đại học uy tín: Trường Đại học Bristol (Anh) – Top 13 về đào tạo Luật của Anh và top 50 về đào tạo Luật của thế giới (năm 2018), Trường Đại học Monash (Úc) – Top 31 về đào tạo Luật của thế giới (QS Subject Ranking 2019); Trường Đại học Luật TP. HCM; Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Cần Thơ.
Ngành Luật Trường Đại học Văn Lang có 2 chuyên ngành:
* Luật Dân sự: sinh viên vận dụng được các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành về luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động… để nhận biết và giải quyết vấn đề chuyên môn.
* Luật Hình sự: sinh viên vận dụng được các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành giám định pháp y; tâm thần học tư pháp; khoa học điều tra hình sự; nghiệp vụ thư ký tòa án… để nhận biết và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.
Tuyển sinh từ cuối tháng 6, thí sinh có bỏ lỡ cơ hội học ngành Luật tại Văn Lang?
Ngành Luật tại Văn Lang xét tuyển 04 tổ hợp: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh), C00 (Văn – Sử - Địa), D01 (Toán – Văn – Anh).
Ngày 15/6/2019, Trường Đại học Văn Lang kết thúc đợt 1 nhận hồ sơ xét tuyển học bạ. Tuy nhiên, Nhà trường cho biết, dù thông báo tuyển sinh chậm hơn, thí sinh vẫn còn ít nhất 03 cơ hội để xét tuyển vào ngành Luật:
- Xét tuyển học bạ đợt 2: 02/7 – 15/8/2019 (mức điểm nhận hồ sơ là 18 điểm);
- Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia 2019: 22/7 – 31/7/2019 (nộp phiếu điều chỉnh tại trường THPT);
- Xét tuyển đợt 2 theo điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Tp.HCM: 17/7 – 27/7/2019.
Chi tiết liên hệ Phòng Tuyển sinh và Truyền thông:
- Hotline: 02871059999
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Website: vanlanguni.edu.vn
Nguồn: Báo Thanh niên