TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Hội thảo “Tiềm năng ứng dụng công nghệ Nano-Bubble trong nuôi trồng thủy sản bền vững”

(VLU, 27/9/2021Sáng 25/9/2021, Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo học thuật “Tiềm năng ứng dụng công nghệ Nano - Bubble trong nuôi trồng thủy sản bền vững”, với báo cáo viên là TS. Lê Thanh Điền - Cựu sinh viên Khóa 13 ngành Công nghệ Sinh học Trường Đại học Văn Lang.

Là cựu sinh viên Khóa 13 ngành Công nghệ Sinh học Trường Đại học Văn Lang, TS. Lê Thanh Điền tiếp tục con đường theo đuổi lĩnh vực chuyên môn, nhận bằng Thạc sĩ Công nghệ Sinh học tại Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM và Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật Thú y - Chuyên ngành Vi sinh tại Viện Công nghệ Châu Á (AIT). Thầy là người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ Probiotics, công nghệ thực khuẩn thể, công nghệ Nano - bubble, đề kháng - kháng sinh và các giải pháp thay thế kháng sinh. Hiện tại, TS. Lê Thanh Điền đang công tác giảng dạy tại Trường Đại học Tiền Giang, ngành Công nghệ sinh học.

vlu hoi thao cong nghe nano bubble aHội thảo có sự hiện diện của giảng viên Khoa Công nghệ và hơn 60 sinh viên ngành Công nghệ Sinh học Trường Đại học Văn Lang

Trong khuôn khổ hội thảo, TS. Lê Thanh Điền đã chia sẻ quá trình nghiên cứu Ứng dụng Nano - Bubble của bản thân và các cộng sự. Nano - Bubble được chứng minh có khả năng tăng cường oxy hòa tan và tiêu diệt vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Qua nhiều lần thí nghiệm, ngày nay, người ta có thể ứng dụng Nano - Bubble trong nuôi trồng thủy sản. Công nghệ Nano-Bubble có khả năng tiêu diệt virus trong nước, tăng cường các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và làm tăng khả năng sống sót của cá khi cảm nhiễm bởi vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Streptococcus agalactiae đa kháng kháng sinh.

vlu hoi thao cong nghe nano bubble c

Những tác động từ môi trường, mầm bệnh, sinh vật kí sinh làm ảnh hưởng đến nguồn sống của thủy sản. Công nghệ Ozone - nanobubbles góp phần tăng cường oxy hòa tan, từ đó làm cải thiện chất lượng nguồn nước, kích hoạt hệ thống miễn dịch không đặc hiệu chống lại khả năng gây bệnh. Ngoài ra, công nghệ này còn có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn Aeromonas veronii và Streptococcus agalactiae gây bệnh trên thủy sản, làm giảm tải lượng mầm bệnh, tăng hiệu quả sử dụng chế phẩm bacteriophages trong nuôi trồng thủy sản. Chính nhờ những lợi ích trên mà Nano - Bubble được sử dụng rộng rãi trong các trang trại nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải, làm khử khuẩn nguồn nước, áp dụng vào nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp oxi cho các trại cá giống,...

Ứng dụng Nano-Bubble là một hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy sản đang được phát triển ở Việt Nam. Buổi hội thảo đã giúp sinh viên ngành Công nghệ Sinh học nói riêng và sinh viên Khoa Công nghệ nói chung mở mang, cập nhật kiến thức mới, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

Với mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên luôn được tiếp cận những kiến thức mới và kinh nghiệm thực tiễn từ thầy cô, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực, Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang dự kiến sẽ duy trì hoạt động tổ chức hội thảo học thuật theo tần suất 2 tuần/ lần, mang đến cơ hội gặp gỡ, trao đổi cùng các chuyên gia, nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu và được cập nhật các thông tin khoa học thường xuyên cho sinh viên.

Mai Linh


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag