“Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả mọi thế hệ và mọi dân tộc; ai cũng hiểu được nó, bởi nó được hiểu bằng trái tim”. Từ năm học 2016-2017, Trường Đại học Văn Lang đã nắm bắt được nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, đặc biệt là 2 chuyên ngành Thanh nhạc – Piano. Từ đó, trường đã đầu tư về nhân lực (mời các giảng viên đầu ngành, có kinh nghiệm lâu năm trong đào tạo và biểu diễn), đầu tư cơ sở vật chất (đàn Piano, các phòng học chuyên ngành, phòng hoà nhạc, phòng biểu diễn thực hành cho sinh viên, các trang thiết bị về âm thanh….) đảm bảo chất lượng chuẩn quốc tế.
Trong lĩnh vực âm nhạc, Piano và Thanh nhạc là những chuyên ngành đặc biệt vừa có tính hàn lâm vừa có tính thực tế và khả năng xã hội hóa cao. Ba cái nôi đào tạo âm nhạc lớn nhất cả nước là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Âm nhạc Huế đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc, Piano theo hướng chuyên nghiệp. Hằng năm, các trung tâm đào tạo nghệ thuật trên đều có một số lượng lớn các em học sinh, sinh viên ở các trình độ (hệ sơ trung 9 năm dành cho lứa tuổi từ 9-18, hệ đại học 4 năm từ 18-25 tuổi, thạc sỹ, nghiên cứu sinh,…) tham gia thi tuyển nhưng “con đường” vào các trường âm nhạc chuyên nghiệp (trình độ đại học) lại rất nhỏ hẹp.
Từ năm học 2016-2017, Trường Đại học Văn Lang đã nắm bắt được nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, đặc biệt là 2 chuyên ngành Thanh nhạc – Piano. Từ đó, trường đã đầu tư về nhân lực ( mời gọi các giảng viên đầu ngành, có kinh nghiệm lâu năm trong đào tạo và biểu diễn), đầu tư cơ sở vật chất ( đàn Piano, các phòng học chuyên ngành, phòng hoà nhạc, phòng biểu diễn thực hành cho sinh viên, các trang thiết bị về âm thanh…. đảm bảo chất lượng chuẩn quốc tế). Hiện nay, ngành Thanh nhạc và Piano có 2 PGS.TS và gần 10 Thạc sĩ là giảng viên cơ hữu. Khoa thường xuyên có các lớp Master, chuyên đề, hội thảo và biểu diễn giao lưu của các chuyên gia đầu ngành về sư phạm cũng như biểu diễn. Hai ngành Thanh nhạc và Piano hiện đang được Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông quản lý.
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Piano và ngành Thanh nhạc tại Văn Lang theo hướng ứng dụng, thực nghiệm. Sau khi qua đào tạo kỹ năng cơ bản, kiến thức cơ bản về âm nhạc: Hòa âm, Phân tích tác phẩm, Ký xướng âm, Lịch sử âm nhạc, Phức điệu … sinh viên sẽ được định hướng theo sở trường các dòng nhạc: Nhạc kịch, thính phòng và đương đại, Pop, Rock, Jazz đối với ngành Thanh nhạc hoặc Hàn lâm, thính phòng, đương đại,Pop, Rock, Jazz với ngành Piano.
Đặc biệt sinh viên sẽ được thực tập nghề nghiệp, biểu diễn thực tế ngay trong quá trình học thông qua trung tâm nghệ thuật và tổ chức biểu diễn của Khoa PR và Viện Đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật & Truyền thông
Việc làm
Cử nhân Piano, Cử nhân Thanh nhạc sẽ trở thành những nghệ sĩ biểu diễn độc lập, nghệ sĩ chuyên nghiệp trong các đoàn nghệ thuật, các nhà hát hoặc trở thành giảng viên, giáo viên âm nhạc trong các Nhạc viện, Học viện, trường ĐH-CĐ, trường phổ thông; chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các trung tâm, các sở bạn ngành và các thiết chế văn hóa – nghệ thuật ở các địa phương; biên tập viên các chương trình âm nhạc, biên tập viên mảng văn hóa nghệ thuật trên báo chí.
Đội ngũ Giảng viên
Trường đã mời và hợp tác với các GS, PGS, NSND, NGND, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này như: GS.NSND Trung Kiên (Chuyên gia cao cấp, nguyên Thứ trưởng bộ VHTT); GS.TS.NGND.AHLĐ Trần Thu Hà (Chuyên gia cao cấp, nguyên Giám đốc Học viện âm nhạc Quốc gia VN); PGS.NGND Hoàng Cương (nguyên Giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), PGS.TS Tạ Quang Đông – Giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, ThS. NSƯT. Bùi Duy Tân; ThS. Hoàng Thị Thu … Các giảng viên cơ hữu của trường Đại học Văn Lang cũng là những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo như: PGS.TS.NSƯT. Phạm Ngọc Doanh (nguyên Phó Giám đốc phụ trách Đào tạo – Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh); PGS.TS.NGƯT. Trương Ngọc Thắng (nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế); ThS. Trần Lê Trà Thanh; ThS. Phạm Hoài Phương …
Ngành Piano: mã ngành 52210208
Ngành Thanh nhạc: mã ngành 52210205
Loại hình đào tạo: Đại học chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Cử nhân Piano
Cử nhân Thanh nhạc
Tổ hợp môn xét tuyển: N00 (Văn – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển kết hợp thi tuyển 2 môn năng khiếu (Nghe, Đọc nhạc và năng khiếu chuyên ngành)