TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Hoạt động Khoa học - Công nghệ

  • Hội thảo có sự hiện diện của TS. Nguyễn Trung Việt – Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Nguyên Trưởng khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường, trường ĐH Văn Lang. Nhiều nhà khoa học thuộc các trường ĐH nước ngoài cũng đến tham dự, đặc biệt là sự có mặt của GS. TS. Wim Rulkens, GS. TS. Arthur P.J. Mol, TS. Joost van Buuren, GS. TS. Astrid Hendriksen - Đại học Wagenigen, Hà Lan; GS. TS. Ajit P. Annahhache - Học viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan; GS. TS. Honathan Wong - ĐH Hong Kong;

  • Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 05/6 và "Ngày hội tái chế chất thải" lần 5 do Sở tài nguyên và Môi trường Tp. HCM tổ chức vào ngày 15/04/2012, tại Cung Văn hóa Lao động Tp. HCM, Đoàn khoa CN&QLMT đã tổ chức cuộc thi “Sản phẩm tái chế và thời trang tái chế”. Buổi giới thiệu sản phẩm tái chế được tổ chức vào lúc 18h, ngày 11/04/2012 tại phòng 901A, CS1 trường Đại học Văn Lang. 

  • Sáng 25/02/2011, tại hội trường C601 Cơ sở 2 – 233A Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh, khoa Mỹ thuật công nghiệp đã tổ chức Hội thảo chuyên đề Nhân trắc học. Diễn giả của Hội thảo là ThS. Stanford Blackman - họa sĩ, nhà thiết kế người Mỹ.

  • Từ ngày 01 – 11/04/2015, Trường ĐH Văn Lang kết hợp cùng Hội Mỹ thuật Tp.HCM lần đầu tiên tổ chức trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Đồ họa với nghệ thuật đương đại Việt Nam”,  quy tụ 41 họa sỹ đến từ nhiều miền đất nước.

  • Sáng thứ Sáu (15/01/2016), tại phòng 201A (Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu) đã diễn ra hai buổi bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường do khoa Ngoại ngữ và Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường ĐH Văn Lang chủ trì. Hai đề cương đều được Hội đồng đánh giá thông qua, giao cho các nhóm nghiên cứu bắt đầu thực hiện đề tài.

  • Gặp lại nhau trong một dịp rất tình cờ, cô bé nhí nhảnh của lớp chuyên Tin cùng trường năm nào giờ trở thành một cô gái chững chạc, đang làm công  việc yêu thích của mình, hơn nữa lại có thành tích cao trong học tập và nghiên cứu. Người tôi muốn nhắc đến là bạn Đặng Huyền Châu, Sinh viên khoa Công nghệ & Quản lý môi trường trường ĐH Văn Lang, người vừa nhận Giải Nhất giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2011” vừa qua ở Hà Nội. 

  •  Năm học 2017 – 2018, CLB cấp Trường thứ 12 được chính thức công nhận: CLB Bóng đá Trường ĐH Văn Lang (Van Lang University Football Club – VLUFC). Trong lần “chào sân” tại Giải RMIT Open Futsal Tournament 2017, VLUFC đã có màn thể hiện khá ấn tượng, và vào đến vòng tứ kết.

  • Sáng ngày 22/10/2016, Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường (CN&QL MT), Trường Đại học Văn Lang tiếp đoàn chuyên gia Nhật Bản, trao đổi định hướng hợp tác nghiên cứu khoa học thời gian tới, đặc biệt xây dựng lực lượng tuyên truyền về môi trường từ sinh viên của Khoa cho một dự án hợp tác Việt - Nhật. 

  • Sau 7 năm triển khai chương trình CMU, Văn Lang cung cấp cho xã hội 182 cử nhân kỹ thuật phần mềm. Ra trường, đội ngũ ấy đã tỏa nhiều nơi, có cơ hội thử sức mình ở những sân chơi lớn như CSC, Global CyberSoft, Harvey Nash, Soft Foundry, LogiGear, và cũng đủ khả năng để thích ứng trong những môi trường nhỏ hơn. 

  • Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại trường ĐH Văn Lang, GS. Anthony Lattanze – Giám đốc Viện Nghiên cứu Phần mềm Quốc tế, trường ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) – đã có buổi seminar về Mobile Apps. Đây là hoạt động học thuật thuộc chương trình hợp tác đào tạo Công nghệ Thông tin giữa hai trường.

  • GS. TS. Trịnh Xuân Thuận mở đầu buổi giao lưu bằng câu chuyện về thần tượng thời phổ thông (khi ông theo học tại Trường Jean Jacques Rousseau – THPT Lê Qúy Đôn, Tp. HCM ngày nay): Albert Einstein. Tượng đài này khá vững chắc trong vườn học thuật hàn lâm của thế giới. Và cậu học trò Trịnh Xuân Thuận đã nhìn thấy trong chân dung Albert Einstein tự họa trong “How I see the world” những giá trị thực sự mà ông muốn xây dựng cho mình: con người biết làm khoa học, con người biết nhìn xã hội.

  • Ngày 17/8/2016, Trường ĐH Văn Lang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quốc gia về Công nghệ mở (RDOT), Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức tọa đàm “Thay đổi để tồn tại và phát triển của các trường đại học trong kỷ nguyên số”, tại phòng 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh.

  •  Không có gì khó hiểu khi Hội trường C001 của trường ĐH Văn Lang chật cứng SV trong buổi chiều 10/11/2011. Đã lâu rồi, một không khí đam mê của học thuật và tinh thần lao động khoa học lại được nhen lên trong rất nhiều SV Văn Lang… Sức hấp dẫn của Hội thảo trước hết đến từ uy tín của diễn giả, họa sĩ – nhà phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng

  • FOSSASIA là hội nghị công nghệ phần mềm mã mở hàng đầu Châu Á dành cho các lập trình viên, công ty, các cơ quan chính phủ và tất cả mọi người yêu thích công nghệ mở ở khu vực Châu Á và thế giới. Mục tiêu của hội nghị là nhằm thúc đẩy sự tham gia và hợp tác trong lĩnh vực CNTT giữa các quốc gia Châu Á và trên phạm vi toàn cầu.

  • Hội nghị công nghệ phần mềm mã nguồn mở châu Á (FOSSASIA) năm 2011 do công ty TNHH MBM quốc tế cùng với trường ĐH Văn Lang và công ty Thế giới vi tính hợp tác tổ chức đã diễn ra trong 2 ngày, 11 – 12/11/2011 tại cơ sở 2 trường ĐH Văn Lang – 233A Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM.

  • Ngày 21/7/2017, Trường ĐH Văn Lang và Cộng đồng các Giám đốc Công nghệ Thông tin Việt Nam (CIO Việt Nam) phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề “Requirements and Architecture in an Agile world” tại hội trường 203A, Đại học Văn Lang

  • Cuối tháng 9/2011, Công ty truyền thông MBM gửi thư ngỏ đến trường ĐH Văn Lang đề nghị được hợp tác tổ chức Hội nghị Công nghệ Phần mềm mã nguồn mở Châu Á FOSSASIA 2011 (Free and Open Source Software Asia), vào 2 ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2011, tại Cơ sở 2 của trường, với chủ đề “Các ứng dụng cho điện thoại di động” và “Phụ nữ và Công nghệ thông tin”. 

  • Ngày 28/10/2014, trường ĐH Văn Lang phối hợp với Hội Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Mỹ thuật ứng dụng trên đường tìm về bản sắc Việt” sẽ được tổ chức tại P. C701, Cơ sở 2 của trường. BTC Hội thảo đã thông tin và mời các nhà khoa học, nhà nghiên cứu – phê bình chuyên môn tham gia viết bài cho Hội thảo. Dưới đây, TT. Thông tin xin được giới thiệu một phần bài viết tham gia Hội thảo của TS. Trần Hậu Yên Thế, Giảng viên trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.

  • "Hội thảo khoa học tính toán của ngành Kỹ thuật Nhiệt Lạnh" do khoa Nhiệt Lạnh, Trường ĐH Văn Lang kết hợp với Chương trình Khoa học Tính Toán (Computational Engineering), ĐH Việt Đức đồng tổ chức. Hội thảo đã diễn ra từ 8g00 sáng thứ Hai (25/12/2016, tại phòng 203A, Trụ sở Trường ĐH Văn Lang), trong tinh thần trao đổi học thuật cởi mở giữa đại diện hai trường, giữa khách mời và sinh viên.

  • Ngày 29/9/2015, Khoa Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh, Trường ĐH Văn Lang phối hợp với Công ty TNHH Panasonic Việt Nam tổ chức Hội thảo “Công nghệ máy điều hòa không khí và giải pháp tiết kiệm năng lượng Panasonic” tại phòng 203A, trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, Tp. HCM.

  • Vào ngày 19/4/2016, khoa Kỹ thuật Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Văn Lang phối hợp với công ty Mitsubishi Electric Việt Nam tổ chức buổi hội thảo "Giới thiệu hệ thống điều hòa không khí trung tâm City Multi – VRF", tại hội trường 203A, trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Hội thảo có sự tham gia của đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng Biến đổi khí hậu Tp. Hồ Chí Minh; các công ty xử lý chất thải trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh: Công ty Dịch vụ công ích quận 6, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1, Công ty cổ phần Vietstar; các chuyên gia quốc tế đến từ Viện Công nghệ quốc tế Sirindhorn, Đại học Thammasat (Thái Lan) và các giảng viên, sinh viên của khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường, trường ĐH Văn Lang.

  • Sáng ngày 25/9/2016, Hội thảo quốc tế trong khuôn khổ dự án nghiên cứu "Đánh giá hiện trạng công nghệ và môi trường của các nhà máy dệt nhuộm ở các nước đang phát triển và đề xuất giải pháp hỗ trợ" do khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường, Trường ĐH Văn Lang và Viện Công nghệ TTZ Bremerhaven phối hợp tổ chức đã diễn ra tại P. 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Đề tài về du lịch và mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, cộng đồng đã được Khoa Du lịch Trường ĐH Văn Lang nhắc đến xuyên suốt từ Hội thảo đầu tiên tổ chức tại Mũi Né (Bình Thuận) vào năm 2003, sau đó là những Hội thảo về Du lịch cộng đồng, Du lịch bền vững tại Ninh Thuận, Bến Tre các năm 2008, 2010… Hội thảo quốc tế năm 2015 tiếp tục mạch chủ đề này, xoay quanh một khái niệm bước đầu đang được tiếp nhận rộng rãi tại Việt Nam: du lịch có trách nhiệm.

  • Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường CENTEMA – Khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường, Trường ĐH Văn Lang, đã ký thỏa thuận với tố chức WASTE thực hiện Dự án Xây dựng môi trường đô thị bền vững giai đoạn 2007 – 2010, gọi là dự án ISSUE 2 (Integrated Support for a Sustainable Urban Environment 2) . Chương trình hướng tới mục tiêu quản lý môi trường đô thị theo mô hình SMART (Hiện đại hóa bền vững – Sustainable Modernization, Thích hợp - Appropriate, Thực tế - Realistic và giới hạn về Thời gian – Time-bound), được triển khai trong 4 năm trên các địa bàn Quận 6 - Tp.HCM, huyện Cần Giuộc và huyện Châu Thành – Long An.

  • Sáng 19/10/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM đã tổ chức hội thảo “Bao bì thân thiện môi trường – quy trình đánh giá khả năng phân hủy sinh học và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • "Hội thi Nhà Quản trị tương lai" là sân chơi học thuật truyền thống của khoa Quản trị kinh doanh. Đêm 7/5/2015, Hội thi Nhà Quản trị tương lai năm 2015 khép lại với chiến thắng của đội ALOE-HA trong đêm chung kết, tổ chức tại Hội trường C001 - Cơ sở 2 của Trường ĐH Văn Lang.

  • Olympic Sinh học 2015 – những nét mới Olympic Sinh học là cuộc thi thường niên do Đoàn – Hội – Câu lạc bộ khoa Công nghệ Sinh học cùng phối hợp tổ chức. Tham gia cuộc thi, sinh viên được ôn tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, được tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Có thể xem đây là sân chơi học thuật bổ ích dành cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học.

  • Ngày 09/7/2015, Hội thảo chuyên gia chủ đề “Phát triển công nghiệp ở các đồng bằng của Việt Nam thông qua cung cấp nguồn nước ngọt bền vững” được Khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường Trường ĐH Văn Lang phối hợp với ĐH Wageningen (Hà Lan) tổ chức. Đây là hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Đô thị hóa các vùng đồng bằng trên thế giới – một dự án “xanh” được tài trợ bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học Hà Lan và Bộ Ngoại giao Hà Lan.

  • Sáng 09/3/2016, Hội thảo khởi động Dự án ENTIRE được Khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường Trường ĐH Văn Lang phối hợp với ĐH Wageningen (Hà Lan) tổ chức (tại Khách sạn Liberty, 59 Pasteur, Q.1). Đây là hội thảo quan trọng nối tiếp hội thảo "Phát triển công nghiệp ở các đồng bằng của Việt Nam thông qua cung cấp nguồn nước ngọt bền vững"đã diễn ra ngày 09/7/2015, đánh dấu điểm khởi đầu triển khai thực tế chính thức của Dự án.

  • Panasonic và Mitsubishi - hai đối tác của Khoa Kỹ thuật Nhiệt Lạnh - là những doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực công nghệ nhiệt lạnh. Sự kết nối giữa hai bên hứa hẹn sẽ mang đến cơ hội được hỗ trợ, cập nhật kiến thức, công nghệ mới và tạo môi trường thực tập, thực hành nghề nghiệp cho sinh viên Văn Lang trong thời gian tới.

  • Ngày 23, 24/5/2013, khoa Du lịch tổ chức cho sinh viên khóa 15 (2009 – 2013) bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Đây là chia sẻ về quá trình thực hiện khóa luận của sinh viên Lê Anh Duy – một trong hai sinh viên có khóa luận Tiếng Pháp đạt loại xuất sắc.

  • Ngày 14/4/2016, Khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường đã tổ chức Hội thảo chuyên gia, nhằm góp ý, hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học Bước đầu nghiên cứu về di dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu & khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng ở thành phố Hồ Chí Minh.

  •  Chiều ngày 05/01/2013, tại Hội trường Nhà văn hóa Thanh niên, nhóm sinh viên Nguyễn Thị Phi Lanh, Hồ Ngô Thiên Long – khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường, trường ĐH Văn Lang – được vinh danh trong Lễ Trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka lần thứ 14, 2012.

  • Sinh viên Kiến Xây nghiên cứu khoa học là một sân chơi học thuật dành cho sinh viên hai ngành Kiến trúc và Xây dựng được khởi động từ năm học 2012-2013. Hai lần tổ chức thành công là động lực để thầy và trò khoa Kiến trúc - Xây dựng triển tiếp tục khai cuộc thi lần thứ 3, dự kiến thực hiện đến tháng 5/2015. Tham gia buổi Lễ có đại diện lãnh đạo và GV Khoa Kiến trúc - Xây dựng, GV Khoa CN&QL Môi trường, sự tham gia của gần 100 sinh viên.

  • Khởi đầu năm học mới thầy trò khoa Kiến trúc – Xây dựng, Trường ĐH Văn Lang, đã đón nhận 3 tin vui lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên: 2 đồ án lọt vào chung kết cuộc thi kiến trúc quốc tế Archiprix SEA 2016, 1 đồ án lọt top 5 ACARA Việt Nam 2016 và 1 đồ án đạt giải Nhì cuộc thi “Sáng tạo không gian các trò chơi trẻ em 2016”.

  • Lập trình trên thiết bị di động hiện nay vẫn còn rất mới tại Việt Nam và số lượng công ty chuyên viết các ứng dụng cho thiết bị di động cũng chưa nhiều. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của Việt Nam và thế giới thì đây là một thị trường vô cùng lớn và tiềm năng.

  • Như tin đã đưa, Trường Đại học Văn Lang là địa điểm thi duy nhất của kỳ thi sát hạch CNTT theo chuẩn Nhật Bản, kỳ mùa thu, diễn ra vào tháng 10/2016. Phối hợp với Trung tâm Đào tạo VITEC, Trường Đại học Văn Lang tổ chức kỳ thi với 3 loại hình sát hạch: Hộ chiếu CNTT (IT Passport - IP), Kỹ sư CNTT cơ bản (Fundamental Information Technology - FE), Kỹ sư Ứng dụng (Applied Information Technology Engineer - AP). 

  • Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường ĐH Văn Lang chuyển giao từ Carnegie Mellon University – CMU, đại học hàng đầu Hoa Kỳ về khoa học máy tính theo xếp hạng của U.S News & World Report, 2014. Tại giảng đường đại học, Sinh viên đã được rèn luyện tư duy và thái độ rộng mở để phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh ngành Công nghệ Thông tin đang vận động mạnh mẽ.

  •  Đặc điểm ưu việt của giáo trình Calculus 1 là tính ứng dụng cao, thay vì dạy lý thuyết hàn lâm, giáo trình đi từ ví dụ thực tế đến định nghĩa toán học, và trở lại giải quyết những bài toán thực tế. Nếu đưa vào giảng dạy, trước hết cho SV Văn Lang ngành Công nghệ thông tin đào tạo theo chương trình của ĐH Carnegie Mellon, hứa hẹn SV sẽ yêu thích môn học và thực hành hiệu quả từ những ứng dụng của môn học.

  • Song song với việc học tập trên giảng đường, hoạt động phong trào, rèn luyện kỹ năng, thực hành – thực tập thì hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được Nhà trường quan tâm, khuyến khích. Đây là cơ sở để hình thành kỹ năng tự học và tinh thần học tập suốt đời cho sinh viên; đặc biệt là những sinh viên có định hướng công việc về nghiên cứu học thuật.

  • Sáng 24/4/2016, vòng chung kết Olympic Sinh học 2016 với chủ đề "Link and Fusion" của sinh viên Khoa Công nghệ Sinh học đã diễn ra tại phòng 901A (Trụ sở Trường ĐH Văn Lang). Sáu đội: Tắc Kè Bông, Don't Know, Immortal, Ugly Monsters, Green, Sờ Inh Sinh cùng tham so tài.

  • Paramatric Design đã được các trường đại học trên thế giới áp dụng trong giảng dạy, nhằm thay đổi và phát triển tư duy của những người làm thiết kế. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc tiếp cận công nghệ ít nhiều bị hạn chế bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Các phần mềm được sử dụng trong đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ cấp, và chưa thể hỗ trợ cho việc thay đổi ý tưởng.

  • Sáng 27/5/2016, khoa Công nghệ & Quản lý Môi trường Văn Lang phối hợp với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HEPZA), tổ chức Hội thảo chuyên gia “Phát triển khu chế xuất Tân Thuận theo mô hình khu công nghiệp xanh: cơ hội và thách thức”, tại phòng 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh

  • Ngày 9/8/2016, Sở Tài nguyên Môi trường Tp. HCM phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Công nghệ & Quản lý Môi trường (CENTEMA), Trường ĐH Văn Lang và Học viện Công nghệ Quốc tế Sirindhorn (Viện SIIT, ĐH Thamasat, Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về môi trường

  •  

    Chiều 6/4/2016, Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Văn Lang phối hợp với Hội Tin học Tp. HCM (HCA) tổ chức buổi giao lưu với sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trụ sở Trường ĐH Văn Lang (45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, Tp. HCM).

  • g sinh viên năm nhất ngành Thiết kế Công nghiệp (Tạo dáng sản phẩm) thuộc Khoa Mỹ thuật Công nghiệp trường ĐH Văn Lang, với sự hướng dẫn của thầy Vũ Tiến Đạt, vui mừng khi vừa chế tạo thành công mô hình robot theo đúng nguyên lý của Theo Jansen. Thầy trò phấn khởi: Sản phẩm "robot" đầu tiên của khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Văn Lang đấy nhé!

  • Sinh viên (SV) khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Văn Lang, vốn có truyền thống nghiên cứu khoa học (NCKH). Sinh viên của Khoa đã có những đề tài đạt giải thưởng cấp Bộ, cấp Thành. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, phong trào NCKH trong SV có phần giảm sút. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào Kế toán

  •  Từ ngày 18-24/01/2016, Khoa Công nghệ Sinh học tổ chức đợt thực tập chuyên ngành dành cho sinh viên năm cuối tại thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.(TT. Thông tin - Văn Lang, ngày 22/02/2016) – Từ ngày 18-24/01/2016, Khoa Công nghệ Sinh học tổ chức đợt thực tập chuyên ngành dành cho sinh viên năm cuối tại thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

  • ARCHICAD-BIM là cuộc thi thiết kế kiến trúc thường niên được Trường ĐH Kiến trúc Tp.HCM phối hợp với Công ty Graphisoft (thuộc Tập đoàn Nemetschek) tổ chức từ năm 2014 đến nay. Năm 2017, Trường ĐH Kiến trúc Tp.HCM, Trường ĐH Văn Lang và Graphisoft phối hợp tổ chức ARCHICAD - BIM 2017 với chủ đề “Sài Gòn – ‘You’ and I”

Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag